Đức Phật thành lập giáo đoàn đầu tiên
Tăng đoàn được thành lập không phải vì củng cố thế lực, danh tiếng hay uy tín…mà đức Phật thành lập Tăng đoàn vì sự an ổn và thuận lợi cho chúng đệ tử tu tập Giới - Định - Tuệ, làm lợi ích cho đời.
>>Những câu chuyện hay thời Đức Phật còn tại thế
Đến vườn Lộc Uyển trong rừng Khổ hạnh, Phật gặp ngay nhóm năm người Kiều trần Như vẫn còn ở đấy. Xa trông thấy Phật uy nghi bước đến, thoạt tiên năm ông tưởng Phật hối hận muốn trở lui xin sám hối để cùng tiếp tục tu. Cả năm người ước hẹn cùng nhau tảng lờ, nhắm mắt giả bộ như không trông thấy, để xem Phật xử sự ra sao. Nhưng khi Phật đến gần, không ai bảo ai, tất cả đều bất giác phát sợ và cùng quỳ xuống đảnh lễ.
- Sao các ông không thực hành lời giao ước không đón tiếp ta? Phật bảo.
- Thái tử Tất Đạt Đa! Chúng tôi đâu dám nghĩ thế!
- Các ông từ nay không nên gọi ta bằng tục danh. Hiện ta đã thành tựu chánh giác. Hãy gọi ta là Phật. Phật chính là ánh sánh của vũ trụ. Muốn thành thành Phật đâu cần phải tu khổ hạnh! Trái lại có bỏ lối tu ấy đi thì mới mong thành Phạât được.
Này Kiều trần Như! Năm ông hiện đang mắc phải một cái bệnh hiểm nghèo là bệnh chấp chặt một phía. Bắt nhục thể chịu khổ chỉ càng khiến tâm thần thêm rối loạn. Trái lại, cho thân tâm hưởng lạc thì lại khiến nó say đắm ái trược. Tu hành mà thiên trọng bên này hay bên kia, đều không thể nào thành tựu đại đạo căn bản. Vấn đề này, ta đã thấu rõ khi còn ở trong vương cung và khi ta cùng các ông tu khổ hạnh sáu năm.
Xa lìa cả khổ lẫn lạc, đó là con đường tu hành trung đạo chân chánh, đưa đến giác ngộ tối cao. Muốn đi đến đó, cần phải thực hiện tám điều:
1.- Kiến giải phải chính xác (chánh kiến)
2.- Tư tưởng phải thuần chơn (chánh tư duy)
3.- Nói phô phải hiền hòa thanh tịnh (chánh ngữ)
4.- Việc làm phải chánh đáng (chánh nghiệp)
5.- Mưu sinh phải hợp lý (chánh nghiệp)
6.- Tinh thần phải tích cực (chánh tinh tấn)
7.- Tín ngưỡng phải hợp chơn lý (chánh niệm)
8.- Sinh hoạt tâm linh phải quy nhất (chánh định)
Tu học phải theo đúng tám hướng này mới giải thoát được khổ đau của phiền não tích tụ từ lâu đời lâu kiếp. Có giải thoát đau khổ mới đạt được cảnh giới tịch tịnh an vui.
Này Kiều trần Như! Trên thế gian này, tất cả chúng sanh không ai thoát khỏi khổ đau do sanh,già, bệnh, chết gây nên. Đã thế, lại còn dồn dập bao nhiêu tai ương của tự nhiên giới như hỏa tai, thủy tai, phong tai, chấn tai v.v... Ái ân mà phải xa lìa cũng khổ. Oán cừu phải gặp gỡ cũng khổ. Ham muốn không được cũng khổ. Năm ấm thiêu đốt ngày đêm cũng khổ. Tất cả các nổi KHỔ đau ấy đều bắt gốc từ cái ảo tưởng Ngã. Do ảo tưởng ngã ấy mà tham, sân, si dấy khởi triền miên, tích lũy đời nọ qua kiếp kia thành TẬP. Muốn giải trừ khối tham, sân, si tích tập ấy, cần phải tu ĐẠO. Có tu đạo mới tiến nhập được cảnh giới tịch DIỆT.
Này Kiều trần Như! Ta cần chỉ cho các ông biết:
- Đó là Khổ, vì tánh nó hay bức bách.
- Đó là Tập, vì tánh nó thường chiêu cảm.
- Đó là Diệt, vì tánh nó có thể chứng được.
- Đó là Đạo, vì tánh nó có thể tu được.
Này Kiều trần Như! Ta khuyên các ông hãy tích cực:
- Vì nó là Khổ, các ông cần phải biết.
- Vì nó là Tập, các ông cần phải trừ.
- Vì nó là Diệt, các ông cần phải chứng.
- Vì nó là Đạo, các ông cần phải tu.
Này Kiều trần Như! Hãy xem gương ta thì rõ:
- Đó là Khổ, ta đã biết rồi.
- Đó là Tập, ta đã trừ xong.
- Đó là Diệt, ta đã chứng được.
- Đó là Đạo, ta đã tu thành.
Bốn sự thật căn bản Khổ, Tập, Diệt, Đạo chỉ có thánh trí mới hội thông, nên gọi là Bốn Thánh đế. Nếu không rốt ráo thấu hiểu Bốn Thánh đế ấy thì không thể nào giải thoát. Các ông nghe rõ chưa?
Này Kiều trần Như! Thân năm uẩn này là thường chăng? Là không thường chăng? Là khổ chăng? Là không khổ chăng? Là không chăng? Là không không chăng? Là ngã chăng? Là vô ngã chăng?
– Bạch Phật! Năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức đích thực là vô thường, khổ, không và vô ngã.
- Hay thay! Các ông đã lãnh hội được giáo pháp ta.
Sau khi nghe Phật dạy, năm ông Kiều trần Như, A Xả Bà Thệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp và Ma Nam Câu Ly (con trưởng Học Phạn Vương) đều xin nguyện quy y Phật. Đây là năm đệ tử đầu tiên. Với lời thuyết giáo trên là bài giảng đầu tiên cho năm đệ tử dầu tiên ấy. Đến đây ngôi Tam Bảo đã đầy đủ với đức Thích Ca là Phật bảo, Bốn Thánh đế là Pháp bảo và năm đệ tử đầu tiên là Tăng Bảo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm