Đức Phật Thích Ca lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào?
Đức Phật hiện thân ở các cõi, các nơi đều dùng “ứng thân” hay “hóa thân” chứ không phải báo thân hay pháp thân của ngài…
Có người hỏi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài còn tại thế ngài đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng thân nào? Xin thưa: Khi Đức Phật còn tại thế có lần ngài đã lên cung Trời Đao Lợi thuyết pháp ngài đi bằng Ứng thân. Lý do tại sao? Bởi vì, Đức Phật có lục thông.
Trong Lục thông, có một thông gọi là Thần túc thông. Thông nầy có năng lực hiện thân tùy ý muốn tự do vô ngại. Điều nầy, chúng ta cũng không lạ gì, khi đọc các sách truyện xưa, nhất là truyện Trung Quốc. Như truyện “Phong Thần” … Trong đó, diễn tả các vị có phép lạ đằng vân giá võ hay độn thổ tàng hình v.v... Hoặc như các vị thiên tiên bay qua lại tự do. Đó là những người chưa tu hành đắc đạo mà còn biến hóa được như thế. Ngược lại, đức Phật là một bậc Đại Giác Ngộ. Ngài có đủ thần thông diệu dụng biến hóa không lường mà có lẽ nào lại không bằng các vị tiên đó hay sao? Do đó, Phật hiện thân ở các cõi, các nơi đều dùng “ứng thân” hay “hóa thân” chứ không phải báo thân hay pháp thân của ngài…
Xem hình ảnh Tượng Phật Thích Ca ngồi ngồi tĩnh tọa, sơn vàng.

Xem thêm hình ảnh của Ngài tại đây.
(*) Tác giả là Ni sư, TS Thích Nữ Đồng Hoà, Uỷ viên Thường trực Ban TTTT TW, Trụ trì Chùa Tăng Phúc (27 phố Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội).
'Lục thông" theo từ điển Phật học Đạo Uyển
Lục thông là sáu phép thần thông. Hành giả khi đắc quả A La Hán, tâm được giải thoát, dứt sạch phiền não, thì chứng đắc sáu phép thần thông, bao gồm như sau:
Thiên nhãn thông: Thấy tất cả các cõi giới và hàng chúng sanh khắp mọi nơi, mọi cõi.
Thiên nhĩ thông: Tai có thể nghe âm thanh ở các nơi các cảnh giới.
Túc mạng thông: Biết sanh mạng đời trước của mình, của chúng sanh và cả đời sau luân chuyển thế nào.
Tha tâm thông: Biết lòng dạ và tư tưởng của người khác rõ ràng không sai khác.
Thần túc thông: Bay nhảy khắp nơi trong nháy mắt, biến hóa nhiều phép thuật phi thường.
Lậu tận thông: Dứt tất cả phiền não, hoặc nghiệp chứng đến quả vị hoàn toàn giải thoát.
Chưa đắc A La Hán quả, hành giả có thể đắc ngũ thông, còn gọi là hữu lậu thông, là phép thần thông chưa rốt ráo, chưa thoát khỏi Tam giới. Còn Lậu tận thông hay Vô lậu thông là phép thần thông của nhà tu hành đoạn sạch phiền não, dứt luân hồi, nhập Niết Bàn. Ấy là phép thần thông của bậc La Hán, Duyên Giác Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh
Nghiên cứu
Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?
Nghiên cứu
Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt
Nghiên cứu
Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?
Nghiên cứu
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.
Xem thêm