Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/10/2022, 14:51 PM

Đừng nên chấp vào ngôn ngữ

Rõ ràng ngôn từ, kinh điển chỉ để “duyệt lại” các bài học của mình thôi, để giúp cho cái Thấy biết ngày càng trọn vẹn! Nếu không có “lên bờ xuống ruộng”, thì người giảng, người viết kinh có để tấm lòng thương yêu đến đâu, có hết lòng tới đâu thì người nghe cũng không Thấy!

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, quả thực là, nếu đã trải nghiệm, đến thời điểm thì việc được khai ngộ và Thấy ra khá dễ dàng. Con lâu rồi không có câu hỏi, nhưng hàng ngày con đều lên mục Hỏi Đáp này để học. Xuyên suốt bao lâu nay Sư ông chỉ nói một chuyện, dù Sư ông có nói kiểu gì, bằng cách nào, nghiêm túc hay đùa vui, con đều thấy sự nhất quán đó. Đã thực hành, đã “lên bờ xuống ruộng”, đã chiêm nghiệm cuộc sống, đã Thấy ra thì dù 2 người không nói với nhau lời nào cũng hiểu nhau. Con tin là khi con nhắn những lời này Sư ông cũng “cảm” được con ạ. Con mang ơn cuộc sống thế tục đầy khó khăn của mình và mang ơn Sư Ông!

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Ngày trước con xem quá nhiều kinh luận nhưng không hiểu Đạo vì các thuật ngữ Phật học Hán Việt quá rối rắm với con, nhờ cách diễn dịch Việt hóa đơn giản trong sáng của Sư ông, cộng với cách giảng hoàn toàn trực diện từ sự thật cuộc sống của Sư Ông mà con hiểu Đạo, không còn nghi ngờ gì về lý thuyết nữa, chỉ lo thực hành thôi (và lâu lâu ôn bài lại xem mình thực hành đúng không).
Con thấy rằng: nếu bám, nếu chấp vào ngôn từ thì ngay cả các lời dạy của Sư ông cũng sẽ nguy hiểm, nếu không cẩn thận, thì những câu “thần chú” của Sư Ông như: Thận trọng, chú tâm, quan sát, Trong lành định tĩnh sáng suốt, Tùy duyên thuận Pháp… lại sẽ là những câu Kinh mới, rồi cãi nhau rồi chia phe,… dù nó hoàn toàn được nói bằng tiếng Việt (nếu không xem người nói là ai, quá trình tu học, quá trình Thấy ra, bối cảnh sống, tình huống… nói ra những câu giảng ấy).
Con nghĩ vui, có khi nào có ngày Sư Ông sẽ nói: “suốt bao lâu nay Thầy nói rất nhiều nhưng chỉ nói có một câu thôi đó!" (hoặc một từ thôi)... Bám vô ngôn từ là sai ngay từ lúc nghe, nói gì đến hiểu Đạo!
Con có đứa con trai 13 tuổi, con thương nó hết lòng, con rất muốn cho nó Thấy ra những điều con Thấy, nhưng hàng ngày con kềm cặp nó, cố dùng ngôn từ trong độ tuổi của nó để dạy nó, hết lòng hết dạ muốn nó tốt nhất, thì nó vẫn phạm phải các sai lầm mà ngày nhỏ con phạm. Sau khi nó nhận hậu quả thì nhắc lại các lời dạy nó mới thấm và… thuộc bài. Rõ ràng ngôn từ, kinh điển chỉ để “duyệt lại” các bài học của mình thôi, để giúp cho cái Thấy biết ngày càng trọn vẹn! Nếu không có “lên bờ xuống ruộng”, thì người giảng, người viết kinh có để tấm lòng thương yêu đến đâu, có hết lòng tới đâu thì người nghe cũng không Thấy!

Trả lời:

Sādhu lành thay! Rất chính xác! Chúc mừng con!

Theo Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Tu hành như cọ cây lấy lửa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024

Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?

Tại sao có thể biết trước tương lai?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:27 31/10/2024

Kính bạch Thầy, có những giấc mơ mà sau này lại xảy ra đúng y như vậy, tại sao lại có hiện tượng đó ạ?

Xem thêm