Dùng tâm chân kính niệm Phật để thoát ly lục đạo luân hồi

Muốn ngay trong đời này thoát ly lục đạo luân hồi, thoát ly biển khổ sanh tử, hơn nữa phương pháp này phải đơn giản, phải dễ hiểu, phải vững vàng, phải đáng tin, thành tựu lại rất cao, không có gì bằng trì danh niệm Phật.

Ngày nay chúng ta biết, muốn ngay trong đời này thoát ly lục đạo luân hồi, thoát ly biển khổ sanh tử, hơn nữa phương pháp này phải đơn giản, phải dễ hiểu, phải vững vàng, phải đáng tin, thành tựu lại rất cao, không có gì bằng trì danh niệm Phật. Chiêu này đích thức là không thể nghĩ bàn, là tuyệt chiêu, chiêu số một để Chư Phật Như Lai phổ độ tất cả chúng sanh.

Nhưng điều kiện mà Ngài yêu cầu là tâm chân thành cung kính. Không phải là tâm chân thành cung kính thì chiêu này cũng vô dụng. Hiệu quả lớn nhỏ của của chiêu này, có lớn nhỏ khác nhau.

Trình độ tâm chân thành cung kính không tương đồng, ấn Quang Đại Sư đã nói: Một phần thành kính được một phần hiệu quả, hai phần thành kính thì được hai phần hiệu quả, mười phần thành kính thì được mười phần hiệu quả. Không có tâm thanh kính thì cái gì cũng không đạt được. Điều này quý vị không thể không biết.

Những thứ của Cổ Thánh Tiên Hiền bày ra trước mắt quý vị, lão Tổ Tông năm ngàn năm trước, truyền nhân đời này qua đời khác kéo dài cho đến Mãn Thanh, dân quốc sơ niên vẫn còn, những vị Thánh Hiền, Quân Tử, Đại Đức nhân ái này, họ đã kế thừa văn hóa truyền thống tốt đẹp của Tổ Tông.

Biết thời đại này của chúng ta sẽ gặp kiếp nạn, chỉ sợ văn hóa truyền thống tốt đẹp như thế sẽ diệt mất trong thời đại chúng ta, hết lòng đến giúp đỡ chúng ta. Tinh thần dân tộc, văn hóa truyền thống đây là phần mềm, phần mềm không thể tách rời chánh thể, chánh thể là chính trị, là Quốc Gia, nước nếu như mất rồi, phần mềm sẽ không thể sanh tồn nữa.

Trên Thế Giới này bốn nước văn minh Cổ Đại, ba nước trước đều đã diệt vong rồi, nguyên nhân chính là đây vậy. Chuyển tải là Quốc Gia, nhưng vị diệt vong rồi.

Quốc Gia này, dân tộc này, tinh thần văn minh truyền thống theo nó mà diệt vong. Chuyển tải, Đường Thái Tông có công. Biên ra một bộ Quần Thư Trị Yếu.

Nhà Đường trở về trước hơn hai ngàn năm trăm năm, Thánh Hiền Quân Tử trị quốc bình thiên hạ, trí tuệ, lý niệm, phương pháp, kinh nghiệm, tinh hoa kết tập biên tập thành một quyển sách, quyển sách này trong thời kỳ Mạt Pháp là quyển sách cứu mạng.

Trong đây nội dung là gì?

Nội dung là phương pháp và lý niệm tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Không những là lãnh đạo các cấp của Quốc Gia phải đọc, hiện tại nhân dân cũng phải đọc.

Vì sao vậy?

Vì Quốc Gia hiện tại, người lãnh đạo các cấp là nhân dân tuyển chọn ra, quý vị không đọc sách này, quý vị không biết nên chọn người như thế nào, quý vị đọc sách này rồi quý vị sẽ biết cách bỏ phiếu, quý vị sẽ không chọn sai người, cho nên sách này là sách mà toàn dân phải đọc, người toàn Thế Giới đều phải đọc.

Nhưng những thứ này là Trung Quốc cổ điển dùng văn ngôn để viết, nhất định phải học văn ngôn, văn ngôn không khó, vì sao không chịu học?

Trong tay tôi có mười mấy quyển, bài làm văn mẫu của học sinh tiểu học thời dân quốc sơ niên. Vào thời đó học sinh tiểu học, cao đẳng tiểu học tức là học sinh lớp năm lớp sáu hiện nay, những bạn nhỏ mười một, mười hai tuổi viết, hiện tại sinh viên Đại Học khoa Trung Văn, chẳng những không viết được mà đọc còn không hiểu.

Quý Vị liền biết trình độ quốc văn ngày nay thực sự là ngày kém xa ngàn trượng rồi. Đây không phải là hình dung từ, mà là sự thật.

Vì sao lại kém xa đến như vậy?

Họ không học nữa mà. Cho nên giáo dục thanh hiền chẩn cứu nguy cơ, câu nói này là Trưởng Lão Mahathir đề ra. Chúng tôi nói với ông ấy, đã từng làm hai lần phỏng vấn rồi, tổng đề là hòa hiệp chẩn cứu nguy cơ.

Ông ấy nói không bằng dùng giáo dục Thánh Hiền, hay. Tôi rất tán thành, giáo dục Thánh Hiền chẩn cứu nguy cơ, nhưng giáo dục Thánh Hiền nếu như không có tâm chân thành cung kính thì làm không được, nhất định làm không được.

Quý Vị có thể làm được mấy phần, phải xem quý vị có được mấy phần tâm cung kính. Xã hội ngày nay then chốt chính là điều này vậy.

Điển tịch của Cổ Thánh Tiên Hiền vẫn còn, hai năm này vẫn còn khá, Tứ Khố Toàn Thư ấn hành lần thứ hai rồi, Tứ Khố Hội Yếu năm nay cũng tái bản lần thứ hai, không dễ dàng gì, vô cùng hiếm có. Những thứ Cổ Thánh Tiên Hiền lưu lại cho chúng ta, được bảo tồn hoàn chỉnh trong hai bộ sách này.

Cách đọc như thế nào, khó rồi, rất nhiều sách như vậy bày ra trước mắt phải bắt đầu đọc từ đâu?

Đây là vấn đề lớn.

Nếu như không thể đọc vậy không phải là một đống giấy bỏ nằm đó sao?

Khởi tác dụng gì được?

Đây là chí bảo của nhân gian. Có thể cứu bản thân, có thể cứu gia đình, có thể cứu xã hội, có thể cứu Quốc Gia, có thể Thế Giới. Lời này không phải là chúng tôi nói. Thế kỷ trước vào thập niên bảy mươi, Tiến Sĩ Townenbe người Anh nói vậy.

Người Trung Quốc không biết, người nước ngoài biết, ông ấy nói: Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ hai mươi mốt chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật Pháp Đại Thừa thôi. Học thuyết Khổng Mạnh và Phật Pháp Đại Thừa đều tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc vì sao không cố gắng?

Vì sao không học tập nó cho tốt, để làm người cứu thế chứ?

Quý vị không chịu đứng ra làm người cứu thế thì quý vị cùng diệt tận với Thế Giới này thôi. Hiện tại đây là chân tướng sự thật bày ra trước mắt chúng ta. Cho nên hi vọng mọi người nỗ lực.

Bắt tay từ đâu?

Chúng tôi cũng từng nghiên cứu qua rồi. Ngày xưa Thầy Lý chỉ đạo chúng tôi một lớp học trò này, dạy chúng tôi tục Phật huệ mạng, trú trì chánh pháp, phải có hai điều kiện, điều kiện thứ nhất là phải thông đạt Phật Pháp, điều kiện thứ hai phải thông đạt pháp thế gian.

Pháp thế gian thầy nêu ra một ví dụ là Tứ Khố Toàn Thư. Thông đạt Phật Pháp thì quý vị tự hành hóa tha khế lý. Thông đạt pháp thế gian thì quý vị sẽ khế cơ. Điều này quan trọng biết bao.

Vậy chúng ta cần phải có hai cái rễ, một cái rễ là đức hạnh, chính là Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo đây là đức hạnh. Đây là một cái rễ. Cái rễ thứ hai là văn tự, văn ngôn.

Nói với chúng ta ít nhất phải đọc thuộc năm mươi thiên Cổ Văn, quý vị liền có năng lực đọc hiểu văn ngôn, cũng tức là nói Tam Tạng và Tứ Khố quý vị không còn chướng ngại về văn tự nữa. Nếu như có thể đọc thuộc được một trăm thiên, quý vị liền có năng lực viết văn ngôn rồi.

Nói với chúng ta hai điều căn bản này, phải cần thời gian hai năm mới có thể hoàn thành, hai năm là một trăm tuần lễ, một tuần thì đọc thuộc một thiên Cổ Văn, hai năm quý vị sẽ có thể đọc thuộc một trăm thiên, hai năm đồng thời đem Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp ba cái gốc này, nếu như người xuất gia thì cắm bốn cái rễ Sa Di Luật Nghi, tất cả đều làm được, thì quý vị đã là căn cơ của Phật Bồ Tát, căn cơ của Thánh Hiền Quân Tử rồi.

Nói cách khác, quý vị có tư cách, có điều kiện, có năng lực thành Thánh, thành Hiền, thành Phật, thành Bồ Tát. Quý vị có thành tựu bao nhiêu, hoàn toàn ở nơi mức độ tâm chân thành cung kính của bản thân quý vị, tuyệt đối là tỷ lệ thuận với điều đó.

Nếu như quý vị tuổi tác lớn rồi, tuổi tác này thầy giáo trước đây nói với chúng tôi, bốn mươi tuổi coi như là tuổi lớn rồi, không thể học nữa, thời gian họ học tập đã qua rồi, bốn mươi tuổi trở xuống còn được, tuổi tác tốt nhất là hai mươi tuổi, thời đại hoàng kim đáng quí biết bao. Quý vị dùng mười năm làm cho căn cơ của học vấn thế xuất thế gian, tất cả đều vững vàng.

Trên bốn mươi tuổi rất miễn cưỡng. Đối với những đồng tu tuổi bốn mươi trở lên, tôi khuyên họ nên nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, pháp thế gian không cần làm nữa, không nên lãng phí thời gian này nữa, nhất tâm nơi Phật Pháp, chỉ là một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ cũng coi như Cổ Văn rồi, nhưng hơi dễ hiểu một chút. Nó có bốn mươi tám phẩm, tương đương với bốn mươi tám thiên, rất gần với năm mươi thiên của Thầy Lý nói.

Có thể học thuộc lòng bộ Kinh này một mặt học Phật, một mặt học được văn ngôn rồi, nhất cử lưỡng tiện, rễ nhất định phải cắm, không có rễ thì khó lắm.

Cho dù tu thành công rồi, Vãng Sanh Thế Giới Cực Lạc phẩm vị của quý vị cũng rất thấp. Nếu như quý vị có thể đem Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, Sa Di luật nghi học tốt, nó sẽ giúp quý vị nâng cao phẩm vị, lợi ích này sẽ rất lớn, rất lớn.

Vì sao lại không làm?

Dùng tâm chân thành cung kính.

Chấp là chấp trước, chấp trước không phải là việc tốt, ở đây thì chấp trước là điều cần thiết, chấp trước điều gì?

Tôi chấp trước một bộ Kinh, tôi chỉ chấp trước một câu A Di Đà Phật này. Những điều khác đều không chấp trước, tất cả đều buông bỏ.

Trì là bảo trì, bảo trì điều gì?

Niệm niệm không mất. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta nhớ Phật niệm Phật, nhớ Phật là trong tâm nghĩ đến Phật. Trong tâm thực sự có Phật, thật có Kinh Vô Lượng Thọ, thật có A Di Đà Phật, niệm niệm không quên.

Dùng tâm này, dùng thủ đoạn này, chấp trì là thủ đoạn, chân thành cung kính là tâm. Đọc tụng bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật này, quý vị liền có thể ngay trong đời này thành tựu viên mãn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm