Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/06/2024, 21:25 PM

Dưới chân Ngài

Có những buổi chiều lòng an tịnh như một câu kinh. Những buổi chiều tuổi nhỏ hồn nhiên như chưa biết pháp; ngây thơ nhưng cũng trống trải miên man.

Mỗi khi lòng hoang mang tôi thường tìm đến cửa Phật như đứa con nông nổi về nhà. Khi ấy đã nhiều lần tôi ngồi khóc trước tượng Quan Âm và tôi tin rằng Ngài sẽ nghe được những điều tôi nói.

Mười mấy năm tưởng dài nhưng chớp mắt qua mau, dù là đứa trẻ hay khi đã trưởng thành đều luôn có những bất an riêng. Thỉnh thoảng về ngôi chùa quê tôi lại ngồi bên chân Bồ-tát Quán Thế Âm ngước nhìn gương mặt Ngài và cảm thấy được an tâm. Từ lúc còn rất nhỏ mẹ tôi đã dạy tôi mỗi khi sợ hãi thì hãy niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, nên hình ảnh Bồ-tát với tôi trở nên thân thuộc. Ngài là nơi để tôi trở về nương tựa tinh thần khi bản thân lo âu sợ hãi.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Từ xưa đến nay, đối với người con Phật, Bồ-tát Quan Âm vẫn luôn được gọi thân thương là Mẹ Quan Âm, với tấm lòng quảng đại chở che như mẹ hiền có thể tâm sự những lúc lòng gặp điều khúc mắc; luôn lắng nghe hết thảy tiếng gọi của chúng sinh và luôn xuất hiện xoa dịu mọi khổ đau. Thế nên Mẹ Quan Âm trở thành vị Bồ-tát nổi tiếng nhất trong văn hóa Phật giáo ở Á Đông.

“Cành dương nước tịnh nhiệm mầu

 Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau

Chư thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh

Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn

Cam lồ rưới khắp trần gian

 Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa”.

(Kinh Phổ môn)

Qua những thăng trầm và biến đổi, Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Ngài mang thông điệp của từ bi, yêu thương, thấu hiểu và nhẫn nhục. Hạnh nguyện của Ngài là điều mà những người con Phật luôn hướng đến, tu tập và thực hành. Từ đó góp phần tô điểm, làm sâu sắc thêm giá trị nhân văn trong cuộc sống và trở thành những vị “Bồ-tát giữa đời thường”.

Tôi đã cầu nguyện với Bồ-tát Quán Thế Âm rất nhiều, một cách cầu nguyện không theo bất kỳ nghi thức nào. Tôi vẫn nhớ những buổi chiều của rất nhiều năm trước, bên bờ sông gió lộng, tôi ngây ngô ngồi kể Ngài nghe những câu chuyện của mình. Khi trưởng thành, tôi càng gặp nhiều trở ngại và cũng có lúc không dễ dàng vượt qua. Đôi khi không thể chia sẻ với người thân, bạn bè,… tôi lại nghĩ về Ngài. Tôi không cầu xin cho những ước muốn của bản thân, tôi chỉ mong lòng mình cân bằng, an tĩnh và sáng suốt để biết được mình cần phải làm gì. Niềm tin về Ngài là nơi để tôi nương náu giữa những giông bão của cuộc đời.

Ráng chiều lấp lánh trên mặt sông, tiếng chuông chiều cùng tiếng gió xô hàng cây chò xào xạc, mái chùa quê vẫn trầm mặc qua tháng năm dài. Tôi thấy mình như đứa trẻ, khi lại về đây an tĩnh dưới chân Ngài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lời sám hối muộn màng

Góc nhìn Phật tử 10:44 28/06/2024

Thời gian trôi qua nhanh thật! Mới đó mà 21 năm rồi, mẹ nhỉ! Vậy mà con chưa từng làm được gì cho mẹ hết. Mẹ ơi! Điều mà con ân hận trong suốt cả đời là con đã làm cho mẹ khóc.

Trái tim không biên giới

Góc nhìn Phật tử 09:30 28/06/2024

Con biết rằng trái tim của Ngài là một trái tim của tình xót thương không có biên giới. Trái tim của Ngài bao trùm được tất cả mọi loài, mọi người. Bạch đức Thế Tôn, Ngài thường dạy rằng khi mình mở trái tim của mình ra để bao trùm được tất cả mọi loài mọi người thì mình không còn đau khổ nữa.

Đời mẹ nặng gánh long đong

Góc nhìn Phật tử 21:48 27/06/2024

Con thấy thương mẹ nhiều hơn, tuổi thơ ghét và hận mẹ bấy nhiêu thì bây giờ con lại thương mẹ gấp bội lần như vậy. Cám ơn mẹ đã sinh con ra trên cõi đời này để con có thể biết đến Phật pháp.

Đừng vội tin những gì mình thấy, nghe, nghĩ

Góc nhìn Phật tử 20:00 27/06/2024

Nếu có ai đó nghĩ không đúng hoặc nói sai về mình, mình cũng không vội thanh minh, biện bạch, càng không nên để cho những điều không đúng sự thật đó tác động tiêu cực đến tâm mình. Nếu người khác trực tiếp nói với mình về điều mà họ cho là không đúng, hoặc thắc mắc cần làm sáng tỏ, thì trình bày...

Xem thêm