Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đường về nhà

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Audio

Rất nhiều lưỡi dao đâm xuyên tim bạn qua những lời lẽ cay nghiệt được mài dũa giữa đêm khuya, nhân danh lòng hiếu thảo của những con gà cùng một mẹ mải miết đá nhau, hoặc để cào xước thêm những mặn nồng của tình yêu vợ chồng từ lâu đã không còn nữa. Bạn gào lên đáp trả, rồi không gian ảo nổ tung những tiếng thét sát thương nhau.

Đó có thể là gia đình nơi bạn đang chia sẻ cùng nhau một không gian sống. Đó có thể là gia đình của tôi với anh chị em cách xa nhau đến nghìn cây số. Xung đột gia đình có muôn nghìn vạn ức gương mặt, nhưng suy nghiệm rốt ráo ta sẽ thấy điểm đồng quy, đó là nỗi đau khổ của những nồi da xáo thịt, khi cái tôi được đặt lên cái bệ vô hình và được nuôi dưỡng bởi vô minh.

giadinh

Cách đây mấy hôm, một em đồng môn của tôi chia sẻ một vài định nghĩa về khái niệm gia đình mà theo em là “đòn phủ đầu hơi choáng váng” sau một buổi học môn Tâm Lý Học Gia Đình tại một trường đại học.

Gia đình là gì?

“Gia đình là nơi chan chứa niềm vui nhưng cũng không thiếu những buồn tủi âu lo. Nơi cảm nhận sự nồng ấm nhưng cũng là nơi đem đến lắm nỗi xót xa”.

“Gia đình, hai tiếng nghe vừa êm ái nhưng lại vừa nặng nề, vừa ngọt ngào, nhưng cũng phảng phất nỗi chua cay”.

“Gia đình, nơi dừng chân và nơi tìm về sau những ngày vất vả xa cách. Nhưng tiếc thay, đó là nơi mà nhiều người muốn thoát ly và ngậm ngùi lặng lẽ rời bỏ, hoặc âm thầm chịu đựng!”.

Rồi cũng trong buổi học đó, em được học những khái niệm thật nhẹ nhàng đầy yêu thương về cùng một nơi được gọi là “gia đình”:

“Gia đình là nơi chúng ta tìm về để được an ủi và nâng đỡ. Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mỹ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc”.

Định nghĩa nào về “gia đình” là phù hợp nhất với bạn, với tôi? Có định nghĩa phổ quát nào có thể đúng với một mô hình gia đình cho tất cả chúng ta không?

Một định nghĩa phổ quát về gia đình chỉ có thể đúng về mặt cấu trúc vật lý, nơi nhiều hơn một cá thể chia sẻ không gian sống trong một mối quan hệ cụ thể. Từ góc nhìn của tâm lý-tình cảm, tất cả các định nghĩa trên đều có thể đúng về gia đình của mỗi chúng ta ở từng thời điểm nào đó. Gia đình có khi sóng gió, có lúc lặng êm.

Nếu không đủ may mắn để có một gia đình là chốn an yên để ta tìm về khi tâm mệt nhoài cần ngơi nghỉ, nếu khi “nắng mưa gần xa” hay lúc “thất bát, vang danh” ta không tìm được đường về nhà qua lối con tim như lời bài hát thật dễ thương của một bạn rapper nổi tiếng trong giới trẻ, ta nên làm gì để “nhà vẫn luôn là nhà”?

Tôi đọc cuốn sách “The Buddha and his teaching” (Đức Phật và Phật pháp) của cố Đại đức Narada Maha Thera, Chương 42 (Tứ vô lượng tâm) hướng dẫn thực hành tâm từ bằng cách tập nhìn người khác để thấy cái xấu của mình, hoặc tập nhìn cái tốt của người khác mà nhẹ nhàng hơn với cái xấu của họ. Chương sách đó trích dẫn một suy nghiệm của một tác giả người Mỹ Thomas Spencer Monson mà tôi dịch thành thơ cho dễ nhớ*.  

Tôi cũng là anh

Tôi rọi tia nhìn qua kính hiển vi

Săm soi anh tôi từng li từng tí

Nhìn thấy anh tôi kềnh càng xấu xí

Tôi thốt nên lời, “anh thô kệch quá đi!”

Tôi phóng tầm nhìn xa đến vô vi

Kính viễn vọng soi ánh mắt tôi dè bỉu

Vũ trụ mênh mông, anh tôi nhỏ xíu

Tôi thốt nên lời, “anh bé mọn quá đi!”

Tôi nhìn anh tôi: chẳng đến, chẳng đi

Rồi lặng soi vào tấm gương chân lý

Chân tướng vẹn nguyên từng li từng tí

Tôi thốt nên lời, “chúng mình giống quá đi!”

Vậy thì bạn và tôi, chúng ta hãy nhìn mình qua hình ảnh “anh tôi” trong những dòng suy nghiệm uyên thâm ấy những khi đường về nhà gập ghềnh trắc trở. Ta tập cách nhìn mới để hy vọng có thể cùng nhau thưởng thức mỹ vị trong những món ăn đơn sơ, khi tình yêu phủ mờ tiền bạc, hay thấy lòng reo vui bên tiếng nước sôi trên bếp lò ấm lửa, ở một nơi được gọi là “nhà”.

-----

* Nguyên tác: One man said, "I looked at my brother through the microscope of criticism, and I said, "How coarse my brother is." Then I looked at my brother through the telescope of scorn, and I said, "How small my brother is." Then I looked into the mirror of truth and I said, "How like me my brother is" - Thomas S. Monson

(**) Tác giả là giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Tư duy biện luận tại Đại học Quốc tế và Viện Đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Trung thực với chính mình

Phật pháp và cuộc sống 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Xem thêm