Thấm nhuần giáo lý Duyên khởi giúp gì cho ta?
Duyên khởi là Chân lý của vạn pháp. Nghĩa là, dù cho có Đức Phật hay không có thì Chân lý này luôn hiện hữu - là một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo được Đức Phật chứng ngộ, giải thích về sự sinh diệt và tương quan giữa các pháp (sự vật, hiện tượng) trong vũ trụ.
Theo giáo lý này, mọi sự vật đều không tồn tại độc lập mà sinh ra, tồn tại và diệt đi do sự tương tác phức tạp của nhiều nhân tố khác nhau, Đại thừa gọi là trùng trùng duyên khởi. Duyên khởi nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả giữa các pháp. Có thể ví như một hạt giống gieo xuống đất, dưới tác động của nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, đất đai,... sẽ nảy mầm, lớn lên và kết trái. Và mọi sự vật đều không có một bản chất cố định, bất biến. Chúng ta là kết quả của vô số nhân duyên, và khi những nhân duyên đó thay đổi, chúng ta cũng thay đổi.

Nương nhau biểu hiện
Giáo nghĩa “duyên khởi” cũng nói lên Chân lý tam pháp ấn trước là Chân lý vô thường của vạn pháp. Tất cả mọi sự vật đều không tồn tại vĩnh cửu mà luôn thay đổi, chuyển hóa. Không có gì là vĩnh hằng, bất biến. Kế là biểu hiện Chân lý vô ngã. Cái mà chúng ta gọi là “tôi” chỉ là một tập hợp của những pháp luôn vận động, thay đổi, chứ nó không có thật có một cái “ngã” cố định, bất biến.
Chúng ta không thể tìm thấy một sự vật, hiện tượng nào độc lập mà không nương vào những điều kiện khác.
Cuối cùng, do nó vô thường, vô ngã, không theo sự chủ ý của cá nhân nào mà nó chỉ theo quy luật của nhân quả nên nó thành bất như ý (Chân lý về khổ). Và giáo lý duyên khởi được Đức Phật diễn tả qua tiến trình 12 nhân duyên bao gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Sáu căn, Tiếp xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử, tử, khổ.
Hiểu rõ về Duyên khởi giúp chúng ta nhận ra bản chất vô thường, vô ngã, bất toại nguyện của mọi sự vật, từ đó buông bỏ những chấp ngã, chấp pháp, giải thoát khỏi khổ đau.
Do mỗi hành động của chúng ta đều tạo ra những nhân duyên mới, ảnh hưởng đến tương lai. Vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm, tạo ra những nhân duyên tốt đẹp.
Duyên khởi giúp chúng ta nhìn nhận mọi thứ xung quanh cuộc sống một cách khách quan, không bị cuốn theo những cảm xúc chủ quan, tiêu cực.
Duyên khởi giúp chúng ta thấy rõ quá trình sinh diệt của vạn pháp để chúng ta bớt dính mắc, bám víu vào những sở hữu, danh vọng.
Duyên khởi giúp chúng ta sống thuận với tự nhiên thay vì sống theo ý mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm Quán Thế Âm Bồ tát với sáu căn
Phật giáo thường thức
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng phải chỉ riêng miệng niệm cho rõ ràng, mà trong tâm cũng phải ghi nhận cho thật rõ ràng. Cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đủ sáu căn, tất cả đều cùng niệm.

Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, giảm nghiệp chướng và tăng phước huệ
Phật giáo thường thức
Quý vị có tin chỉ cần dùng một câu nói là có thể độ hết chúng sanh không?

Phổ Môn giải thoát
Phật giáo thường thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật
Phật giáo thường thức
Hỏi: Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại. Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh.
Xem thêm