Gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal
Vừa qua ( 9/12), Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc gặp mặt cộng đồng người Việt tại Ấn Độ và Nepal.
Tham dự cuộc gặp có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, một số Việt kiều ở Ấn Độ và Nepal, các tăng ni sinh và lưu học sinh tại Ấn Độ cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán.
Đây là dịp để bà con Việt kiều giao lưu, kết nối, chia sẻ về những khó khăn và thuận lợi trong quá trình sinh sống, học tập, làm việc và cả những điều thú vị ở nước sở tại.
Theo ước tính của Đại sứ quán tại Ấn Độ, hiện có khoảng 500 người Việt Nam tại Ấn Độ và 40-50 người tại Nepal, trong đó, các tăng ni sinh theo học tại các trường có khoa/bộ môn nghiên cứu về Phật giáo, triết học thường tập trung tại một số trung tâm, cơ sở thờ tự Phật giáo (cả ngắn hạn và dài hạn) vào khoảng 180 người tại Ấn Độ; số lưu học sinh khoảng 90 người.
Ngoài ra, cũng có một số công dân Việt Nam lấy chồng/vợ là người Ấn Độ hoặc người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Ấn Độ; và một số người Việt Nam sang Ấn Độ lao động, làm việc.
Trưởng bộ phận Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ông Nguyễn Duy Khánh nhận xét, do có sự khác biệt lớn về văn hóa, phong tục tập quán, rào cản ngôn ngữ, nên việc hội nhập, thích nghi với xã hội sở tại của người Việt tại Ấn Độ gặp nhiều khó khăn. Các phụ nữ lấy chồng tại Ấn Độ ít có điều kiện đi làm, trong khi số gia đình chồng có điều kiện kinh tế không nhiều. Trong khi đó, điều kiện sinh hoạt của các lưu học sinh cũng khó khăn hơn so với các lưu học sinh ở nhiều nước khác do mức học bổng thấp, cơ sở vật chất chỉ đảm bảo sinh hoạt tối thiểu. Các em hầu như không có thời gian và công việc làm thêm.
Về phần mình, phát biểu tại cuộc gặp, Đại sứ Phạm Sanh Châu bày tỏ hy vọng mỗi Việt kiều hãy là một sứ giả mang hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với người dân nước sở tại. Đại sứ cũng khẳng định sẽ nỗ lực hết sức và tạo mọi điều kiện trong khả năng của mình để góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal ngày càng lớn mạnh và gắn kết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội
Tin tức 13:31 21/11/2024Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm