Gặp Phật mà không biết
Thời Thế Tôn còn tại thế, không phải Tỳ-kheo nào cũng được gặp Phật và biết rõ về Ngài. Chuyện Tỳ-kheo Phất-ca-la-sa-lợi gặp Phật, ở chung phòng với Ngài tại một lò gốm mà không hề hay biết là một điển hình thú vị.
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ma-kiệt-đà, trú ở thành Vương Xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn đến nhà thợ gốm, nói rằng:
- Này thợ gốm, Ta nay muốn tạm trú ở phòng làm đồ gốm một đêm, ông có thuận chăng?
Thợ gốm trả lời:
- Con chẳng trở ngại gì, nhưng đã có một Tỳ-kheo trú trong đó trước rồi. Nếu vị ấy thuận thì xin tùy ý.
Lúc ấy, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đã trú ở trong phòng làm đồ gốm ấy trước rồi. Bấy giờ, Đức Thế Tôn ra khỏi nhà thợ gốm, đi vào phòng làm gốm, nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi rằng:
- Này Tỳ-kheo, Ta nay muốn tạm trú một đêm ở phòng làm gốm, thầy có thuận chăng?
Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:
- Thưa Hiền giả, tôi không trở ngại. Vả lại, ở phòng làm gốm này có chỗ ngồi bằng cỏ đã trải xong, Hiền giả muốn ở lại thì tùy ý.
Nghe vậy, Đức Thế Tôn từ phòng làm gốm đi ra ngoài rửa chân rồi mới trở vào, lấy ni-sư-đàn trải lên chỗ ngồi bằng cỏ mà ngồi kiết-già, suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi cũng suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý. Bấy giờ, Đức Thế Tôn suy nghĩ như vầy:
- Tỳ-kheo này đi đứng tịch tĩnh, thật kỳ lạ, thật hiếm có. Ta hãy hỏi Tỳ-kheo này, ‘Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?’. Nghĩ như vậy rồi, Thế Tôn bèn hỏi:
- Tỳ-kheo, thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?
Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:
- Này Hiền giả, có Sa-môn Cù-đàm, dòng họ Thích, đã từ bỏ tông tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác y ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học Đạo, đã giác ngộ Vô thượng Chánh tận giác. Vị ấy là Thầy của tôi. Tôi y theo vị ấy mà xuất gia học Đạo, thọ Pháp.
Thế Tôn lại hỏi:
- Tỳ-kheo, đã từng thấy Thầy chưa?
Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:
- Chưa thấy.
Thế Tôn hỏi:
- Nếu gặp Thầy, bạn có nhận ra không?
Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:
- Không biết. Nhưng, này Hiền giả, tôi nghe rằng Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Ngài là Thầy của tôi. Tôi y theo Ngài mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp…".
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Căn bổn phân biệt, kinh Phân biệt lục giới, số 162 [trích])
Thời Thế Tôn còn tại thế, không phải Tỳ-kheo nào cũng được gặp Phật và biết rõ về Ngài. Chuyện Tỳ-kheo Phất-ca-la-sa-lợi gặp Phật, ở chung phòng với Ngài tại một lò gốm mà không hề hay biết là một điển hình thú vị.
Câu chuyện tuy bình thường nhưng để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Có thể đây là giai đoạn đầu trong bước đường hoằng pháp của Thế Tôn, khi Ngài chưa có thị giả thường trực và phái đoàn 1.250 vị Tỳ-kheo tùy tùng. Đôi khi Đức Phật cũng đi hoằng pháp một mình, ngày khất thực, đêm ngủ tại gốc cây hay nhà trống… như bao Tỳ-kheo khác.
Tỳ-kheo Phất-ca-la-sa-lợi tin Phật và Giáo pháp thông qua vị thầy của mình cùng chư Tăng trong trụ xứ rồi nhiệt tâm tu tập, được Thế Tôn khen “thật kỳ lạ, thật hiếm có”. Như vậy, hoàn cảnh của Tỳ-kheo Phất-ca-la-sa-lợi bấy giờ khác nào chúng ta tu tập hiện nay. Dù cách Phật lâu xa nhưng nếu gặp được Chánh pháp và được các bậc thiện tri thức dìu dắt thì chúng ta vẫn tu tập và tiến bộ tâm linh tích cực.
Ở phương diện khác, Phật và Bồ-tát có lúc xuất hiện kề bên, trợ duyên cho mình tu học mà mình không biết. Vì thế, luôn cẩn trọng cung kính với mọi người, ai cũng là bậc thiện tri thức nếu mình biết lắng nghe, nhận định và tiếp thu có chọn lọc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm