Giá trị của việc không sát sinh trong cuộc sống
Bản chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh sự đau đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm.
Đại Trí Độ Luận dạy: “Chư dư tội trung sát nghiệp tội trọng, Chư công đức trung phóng sanh đệ nhất” (Trong các tội lỗi, nghiệp sát hại chúng sanh là nặng nhất, Trong các công đức thì phóng sanh là đệ nhất). Kinh Phạm Võng dạy: “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình. Vì mình trải qua nhiều đời đều do đó mà sinh ra, nên chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ của mình. Nếu giết hại sinh mạng để ăn thịt tức là tự giết cha mẹ mình, cũng là giết thân cũ của mình. Tất cả đất, nước là thân trước của mình. Tất cả gió lửa là bản thể của mình. Cho nên, thường thực hành phóng sinh thì đời đời sinh ra thường gặp Chánh pháp. Khuyên dạy người làm việc phóng sinh, nếu thấy người đời giết hại súc vật, nên tìm phương tiện để giải cứu, khiến cho chúng được thoát khổ nạn” [8]
Giới được thiết lập trên nền tảng Từ bi, là tình thương đối với mọi chúng sinh. Như vậy, giới được thiết lập không chỉ thuần lý mà còn là sự cảm thông, sự ước muốn tất cả chúng sinh thoát khổ. Cho nên, một người có giới là người đầy lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, sẵn sàng vì mọi người, quên mình vì lợi ích chúng sinh. Trong khi trí tuệ thấy rõ sự vận hành của quy luật thiện ác tạo tác đình chỉ các điều ác thì từ bi thúc đẩy thực hành các điều thiện. Tâm từ bi làm nền cho mọi hành động, soi chiếu cho mọi việc làm đối với chúng sinh. Dựa trên cơ sở tình thương bao la mà lập giới đó là con đường đặc biệt của Phật giáo. Giữ giới là phương pháp tập tu trái tim tình cảm làm cho tâm hồn trở nên sinh động, đầy cảm xúc thanh cao, quân bình hoà điệu trái tim và khối óc, hay nói cách khác hoà điệu ý, tình, trí vươn tới con người toàn diện. Nếu giữ giới mà tâm địa hẹp hòi, khó chịu, bảo thủ, chấp chặt … thì không còn bản chất giới của Phật nữa mà trở thành phiền não.
Tất cả giới luật đức Thế Tôn chế định đều là những chuẩn mực đạo đức làm nền tảng cho sự giải thoát mọi khổ đau, cắt đức mọi tham ái ràng buộc. Hành trì Giới luật là làm theo những lời Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, Ta khuyến cáo các người hướng đến Sa môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc phải làm hơn nữa? Thân mạng của chúng ta phải được thanh tịnh, phải hộ trì các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác…” (Trung bộ I, P.593, 1992).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm