Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/05/2022, 08:28 AM

Giá trị văn học tư tưởng Thiền qua bài kệ Nhạn Quá Trường Không của Hương Hải thiền sư

Qua tác phẩm “Nhạn Quá Trường Không”, đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Thiền Sư Hương Hải, trong lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Phật giáo Thiền Phái Trúc Lâm.

Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn tự hào hơn 4000 năm văn hiến, với truyền thống hào hùng cha truyền con nối, chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Ngược dòng thời gian ông cha ta đã đỗ biết bao xương máu xây dựng đất nước, bằng khả năng và trí tuệ của chính mình, với một nền văn hóa dân tộc đầy tính tự chủ. Bên cạnh đó, Phật giáo du nhập vào Việt Nam như trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang trang 18 có nói rằng: “Trần Văn Giáp, tác giả cuốn Le Bouddhisme En Annam Des Originnes Au XIIIè Siècle, căn cứ vào sự kiện đó nói rằng vì tài liệu sớm nhất ta hiện có về đạo Phật Việt Nam là sự kiện Mâu Tử học Phật tại Giao Chỉ vào cuối thế kỷ thứ II ” [1]. Trải qua bao biến cố lịch sử, lúc thịnh lúc suy, nhưng Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo thời Lý-Trần đóng một vai trò hết sức quan trọng, một thời đại vàng son nhất, oanh liệt nhất, sâu sắc nhất trong lòng dân tộc. Trong lịch sử Phật giáo nước nhà luôn tự hào ở triều đại Lý – Trần, hai triều đại này đã minh chứng cho mỗi chúng ta biết được rằng; một nền lịch sử vô cùng vẻ vang nhất trong giai đoạn lịch sử thời bấy giờ.

Trong đó triều đại nhà Lý, được xem là một triều đại thuần từ nhất trong lịch sử nước nhà. Bên cạnh đó, vào thế kỷ XIII có triều đại nhà Trần, là một triều đại anh dũng nhất trong lịch sử; đã ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông (1258-1285-1287). Vào thời vua Lê Anh Tông thế kỷ XVI – XVIII có một vị Thiền sư cũng không kém phần quan trọng, tiêu biểu là Thiền sư Hương Hải. Sư là một vị có tài năng tổng hợp đa dạng, một danh nhân lớn trong lịch sử văn hóa của dân tộc ta. Sư có rất nhiều đóng góp to lớn cho dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa, triết học, văn học, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao, nhà văn, nhà thơ; đặt biệt Sư thông cả tam giáo (Nho – Phật – Lão).

Trước Ngài theo Nho học, làm quan ở triều Lê. Ngài đã để lại cho đời tác phẩm vô cùng nổi tiếng, đã truyền tải một giá trị lịch sử văn học Phật giáo vô cùng tinh tế, được thể hiện rõ qua bài kệ “Nhạn Quá Trường Không”. Có thể nói khi tác phẩm này thể nhập vào đời sống thực tiễn, nó đã trở thành một bài pháp không lời, một bản Ngữ Lục mà đến ngày nay luôn mang âm hưởng đó, vẫn còn in dấu ấn lớn trong tâm khảm của mọi người dân tộc Việt Nam vậy. Để tiếp sức cho cuộc hành trình xây dựng đất nước Việt Nam, sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển, trong thời đại hội nhập toàn cầu. Do đó, khi nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm; về mặt ý nghĩa, có thể nói đây là một quyển Ngữ Lục, mang tính lịch sử nói về giá trị lịch sử Văn học Phật giáo, có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng của nền Phật giáo nước nhà. Qua tác phẩm “Nhạn Quá Trường Không”, đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Thiền Sư, trong lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Phật giáo Thiền Phái Trúc Lâm. Ngài là vị Thiền gia Văn học thời Trung Đại (1558-1571), các tác giả sau này lấy đó làm nền tảng để xây dựng cho nền thiền học Đại Việt. Người đời thường tôn xưng Thiền sư Hương Hải bằng câu nói “Tổ Cầu”.

Thiền sư Hương Hải là người đã có công chấn hưng thiền phái Trúc Lâm.

Thiền sư Hương Hải là người đã có công chấn hưng thiền phái Trúc Lâm.

1. Giới thiệu sơ lược Thiền sư Hương Hải

Hương Hải sinh năm 1628, xã Bình An Thượng, phủ Thăng Hoa, tỉnh Quảng Nam. “Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi Sư là Tổ Cầu” [2]“Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản Chu Tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình. Ông sinh được hai nguời con trai, con cả trông coi Lãnh Doanh, Tước Hùng Quận Công, con thứ Tước Trung Lộc Hầu. Niên hiệu chính trị đời vua Lê Anh Tông (1558-1571), Trung Lộc Hầu theo Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam. Ông được Nguyễn Hoàng thăng chức Chánh Cai Quan. Nguyễn Hoàng lại dâng sớ về triều nêu công trạng của ông với vua Lê, vua Lê phong cho ông tước hiệu Khởi Nghĩa Kiệt Tiết Công Thần, cấp cho ba mươi mẫu ruộng. Thuở nhỏ Sư rất thông minh, năm 18 tuổi đỗ kỳ thi Hương, làm Văn Chức cho phủ chúa Nguyễn. Sau bổ Sư giữ chức Tri Phủ. Năm 25 tuổi sư theo học đạo với Thiền sư Viên Cảnh, đặt cho Ngài pháp danh Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải. Ba năm sau, Sư xuất gia. Sư chuyên tu thiền định và giới luật hơn tám năm. “Sư nổi tiếng với tài bốc thuốc chữa bệnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1648-1687) thỉnh sư về Thuận Hóa, vua cho lập Thiền Tĩnh Viện ở Quy Kinh” [3]. Sư tụng kinh bảy ngày để trị bệnh cho vợ Thuần Quận Công. Khoảng một năm sau Sư lập đàn Đại sám hối chữa bệnh cho Tổng thái giám Hoa Lễ Hầu ở Quảng Nam. Sư quy y cho Quốc Thái phu nhân và ba công tử (Phúc Hiệp, Hiệp Đức và Phúc Tộ) ở núi Quy Kính. Lúc bấy giờ trong phủ có nội giám là Gia Quận Công bị Nguyễn Phúc Tần bắt, nhưng vua giữ lại cho ra vào để dạy trong nội cung. Quan nội giám này thường thường đến nghe Sư thuyết pháp, nhưng có vị đố kỵ, nhân cơ hội nầy vu khống cho Sư tội âm mưu với địch. Khi ấy Sư tự suy nghĩ rằng nơi nầy ta không nên ở lại. Sư cùng với 50 đệ tử vượt biển ra Bắc Hà, Sư được chúa Trịnh Liễu tiếp đoán và cấp cho sư 3 mẫu đất làm nơi tu hành. Năm 1700, Sư lập chùa Nguyệt Đường ở Kim Động nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Từ đó nên có câu chuyện Sư là người Đàng Trong mà lại phục vụ cho Đàng Ngoài là vậy. Sư tịch năm 1715 [4].

Cổng chùa Nguyệt Đường (chùa Xích Đằng, Hưng Yên). Ảnh: St

Cổng chùa Nguyệt Đường (chùa Xích Đằng, Hưng Yên). Ảnh: St

2. Tóm tắt tác phẩm Hương Hải Ngữ Lục

Hương Hải là một nhà Nho học rộng, đạo lý uyên thâm, Ngài chú giải rất nhiều Kinh Phật và các tác phẩm bằng chữ Nôm. Theo Lê Quý Đôn thì có 30 tác phẩm Kinh Phật được Sư soạn và dịch sang Quốc Âm. Sư viên tịch năm 1717, nhưng Ngài đã lưu lại cho chúng ta những tác phẩm vô vàng quý báu, không chỉ dạy riêng cho những người con Phật, mà Thiền sư còn chỉ dạy cho những ai có duyên, thấu hiểu được những gì Ngài đã gửi gấm trao truyền qua các tác phẩm như: “Giải Pháp Hoa Kinh, Giải Kim Cương Kinh Lý Nghĩa, Giải Sa Di Giới Luật, Giải Phật Tổ Tam Kinh 3 Quyển, Giải A Di Đà Kinh, Giải Vô Lượng Thộ Kinh, Giải Địa Tạng Kinh, Giải Tâm Kinh Đại Điên, Giải Tâm Kinh Ngũ Chỉ, Giải Chân Tâm Trực Thuyết, Giải Pháp Bảo Đàn Kinh 6 Quyển và Phổ Khuyến Tu Hành 1 Quyển” [5]. Thiền sư Hương Hải trước tác rất nhiều tác phẩm vô cùng quan trọng, nhưng tiêu biểu được thể hiện rõ qua tác phẩm “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục”. Tác phẩm Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục dạy rằng: “Hằng ngày quán lại chính nơi mình, Nhạn bay trên không, Nhạn không ý để dấu, Sư Tử trong hang Sư Tử, Chiên Đàn trong rừng Chiên Đàn, được nước Rồng thêm ý khí, tìm Trâu phải noi dấu, học đạo quý Vô Tâm, biết được chỗ đến đi mới gọi người học đạo, Ba Giáo nguyên lai cùng một thể, Tâm Pháp đều quên”. Qua đó giúp cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn, những lời Ngài chỉ dạy hết sức cận kẻ, từ thấp đến cao, chứ không phải chỉ bằng lời nói suông, mà chính Ngài đã thực hành. Ngài dạy vô cùng có thứ lớp, không khác gì những lời dạy của các bậc Tổ Sư vậy. Nhưng cho dù chúng ta muốn thành tựu gì đi chăng nữa, thì trước hết phải giữ giới cái đã. Vì Giới là nền tảng, là căn bản của sự giác ngộ giải thoát. Cho dù chúng ta có tu pháp môn nào đi nữa, thì điều căn bản phải giữ giới làm đầu vậy. Trong Sa Di Luật Giải có nói rằng: “Bởi vì nhân giới sinh định, nhân định phát tuệ, thứ cơ thành tựu thánh đạo”. Phương pháp tu hành thì có khác nhưng cũng không ngoài “Giới – Định – Tuệ”. Luận Giải Thoát nói: “Giới, Định, Tuệ là con đường giải thoát”. “Giới là nghĩa oai nghi. Định là nghĩa chẳng loạn. Tuệ là nghĩa hiểu biết. Đó là lấy Giới trừ ác cấu, Định trừ truyền cấu, Tuệ trừ sở cấu, nên phải lấy Giới Định Tuệ để gieo giống thiện, gây mầm đạo”. “Y vào Giới Định Tuệ nầy mà tu, thời đường lối của chư Phật cũng rất gần vậy” [6]. Đây là ba phạm trù căn bản then chốt theo ta suốt con đường tu tập. Chính Thiền Sư Hương Hải đã nhận chân được ý nghĩa thâm sâu đó, đem chỉ dạy lại cho người sau cũng đạt được như Ngài và vượt hơn thế nữa được thể hiện rõ ở bài thơ: “ 雁過長空影 沉寒水雁,無遺跡之意,水無留影之心 ”.“Nhạn quá trường không, Ảnh trầm hàn thủy, Nhạn vô di tích chi ý, Thủy vô lưu ảnh chi tâm”. “Nhạn bay trên không, Bóng chìm đáy nước, Nhạn không ý để dấu, Nước không tâm lưu bóng”[7].

3. Tư tưởng Thiền học của Thiền sư Hương Hải

Bài kệ “Nhạn Quá Trường Không” của Thiền sư Hương Hải, là một tác phẩm vô cùng thâm thúy, Sư mượn những hình ảnh để minh họa cho sự thông hiểu giáo lý của Ngài. Theo Từ Điển Hán Việt Thiều Chửu: “Nhạn” nghĩa là: chim Nhạn, bay có thứ tự, mùa thu lại, mùa xuân đi. “Quá”: vượt qua, hơn, lỗi, đã qua, từng qua. “Trường”: dài, lâu dài, xa, hay, tài, lớn, lên. “Không”: rỗng không, hư không, hão, không suốt [8]. Chỉ ngay bài tựa thôi đã nói lên được, trí tuệ của Sư vô cùng siêu việt. Bởi vì qua bài kệ “Nhạn Quá Trường Không” do các môn đệ của Ngài thấy sự thông đạt giáo lý của Thầy mình quá ư là tuyệt vời, ý nghĩa vô cùng thăm sâu, chính vì thế, nên các môn đệ của Ngài đã ghi chép lại cho người sau có cơ sở tư liệu rõ ràng, nương vào đó để thực hành. Qua đó đã nói lên được, Sư phải là một vị đã sống được với tâm chân thật luôn luôn hiện hữu thì mới làm được như vậy. Nhà Sư sử dụng các hình thức nghệ thuật “Ẩn dụ, So sánh, Điển tích, Điển cố” và các từ ngữ của Nho gia vô cùng tinh tế, rất khéo léo, để diễn tả cho cái chân thật đó không ngoài chính ngay trong cái thân tứ đại này, các cảnh vật tự nhiên trong vũ trụ bao la này, nó luôn sờ sờ trước mắt, không cần phải đi đâu tìm kiếm cả, được thể hiện rõ qua tác phẩm “Nhạn Quá Trường Không”:“Nhạn quá trường không, Ảnh trầm hàn thủy”. “Nhạn bay trên không, Bóng chìm đáy nước”. Chính ngay hai câu đầu đã nói lên được tinh thần Bát-nhã mang đậm ý Đại Thừa của Thiền Sư. Ngài mượn hình ảnh con Nhạn bay trên không, nhưng bóng lại hiện đáy nước, để diễn tả cái chân thật, mà người đời luôn lầm nhận cái bóng, mà cho nó là thật, quên đi cái sẵn có bên trong của chính bản thân mình. Nhưng cái bóng đó là mình bởi vì sao vậy; vì phải có một cái thật mới phản chiếu ra cái bóng chứ không tự dưng mà nói khơi khơi mà được đâu. Chúng ta phải hiểu rằng, cả hai đều từ một cái thật mà có, nó không chống trái, luôn luôn hỗ tương và trợ duyên cho nhau. Giáo lý của Đức Thế Tôn và những lời dạy của các chư Tổ chỉ dạy: “Chính pháp còn phải bỏ hống chi là phi pháp, Qua sông phải bỏ bè, Ngón tay chỉ mặt trăng, Đạt ý quên lời, được cá thì phải quên cái nôm”. Chúng ta phải thấu hiểu ý nghĩa thâm sâu đó, chứ đừng chấp chặt cứng ngắt trên văn tự chữ nghĩa, thì sẽ dẫn đến hiểu sai ý của chư Phật, chư Tổ chỉ dạy. Bởi vì, “Nhất thiết duy tâm tạo” , cho dù chúng ta có nói nhiều đến đâu, hay đọc muôn kinh, vạn điển, chung quy cũng không ngoài ý nghĩa này vậy. “Nhạn vô di tích chi ý, Thủy vô lưu ảnh chi tâm”. “Nhạn không ý để dấu, Nước không tâm lưu bóng”. Câu 3,4: tác giả cũng mượn hình ảnh con Nhạn, nghệ thuật ẩn dụ để diễn tả cho cái chân thật; đã là thật thì tự nhiên nó vốn là như vậy thôi, chứ chúng ta không cần phải làm, mà nó tự như vậy là như vậy. Tác giả rất khéo léo trong việc sử dụng từ ngữ, nhưng hàm chứa cả nền triết lý, một giá trị văn học trong nhà Phật. Qua bài kệ chỉ vỏn dẹn có 4 câu thôi, nhưng tác giả đã gợi cho chúng ta thấy được rằng, trí tuệ của Sư vô cùng thâm sâu, vô cùng siêu việt. Đây phải là một vị, đã trải qua quá trình hạ thủ công phu và có sự chứng ngộ mới nói được những lời như thế. Ngài mượn các hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ, điển tích, điển cố của nho gia; nhằm để diển tả, để chứng minh cho sự thông đạt đó vậy. Tại sao Ngài lại dùng hình ảnh con Nhạn để bày tỏ ý Sư muốn diễn đạt. Bởi vì, như chúng ta đã biết, Sư trước theo Nho học, nên sư mượn những ngôn từ và những điển tích điển cố của Đạo Nho để diễn tả. Bởi vì trong giai đoạn này Đạo Nho được xem trọng hơn Phật giáo, với ý “Dĩ Nho tải Đạo”. Chính vì lý do đó, Sư mới chọn cách truyền tải giáo lý nhà Phật theo phương pháp này, nhưng ý nghĩa hộp nhất. Trung Quốc các nhà văn, nhà thơ thường mượn những hình ảnh các con vật như: Long, Lân, Quy, Phụng, Cò và Nhạn… vào tác phẩm để thể hiện sự linh thiêng và Thiền Sư Hương Hải cũng đã mượn hình ảnh với ý đó vậy. “Lý Tưởng” ở đây muốn đề cập đến chính là hoài bảo, muốn tìm cho mình một con đường dứt mọi sự khổ đau của kiếp nhân sinh và chỉ dạy lại cho những người sau cùng được lợi ích, tinh thần đó được Thiền Sư truyền tải, thể hiện rõ qua tác phẩm “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục”.

Ảnh: St

Ảnh: St

4. Vận dụng tư tưởng vào trong đời sống

Qua tác phẩm “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục”, tác giả muốn chỉ cho mỗi chúng ta phương pháp phải làm như thế nào để nhận chân ra được cái chân thật chính ngay trong cái thân tứ đại này, chính là biết phản quan lại chính mình ấy là bổn phận, đồng thời nói đến lòng từ bi trong nhà Phật. Đây chính là giá trị quý giá nhất đối với mỗi người con Phật. Chính chúng ta phải tự đi chứ không ai lôi kéo mình được như: “Giáo pháp của Ta chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng”, “Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”, hay cũng như câu: “Thắng hàng nghìn quân giặc cũng không bằng tự thắng chính mình, thắng chính mình mới là chiến thắng vẻ vang nhất”. Muốn thắng được mình, phải thắng được những thứ phiền não trong tâm mình, làm chướng ngại đến con đường tầm cầu giác ngộ. Chứ không phải là quý thân hay quý vàng bạc châu báu, kim cương, chùa to, Phật lớn gì đó đâu, những thứ ấy chỉ là quy ước minh chứng cho cái quý của thế gian mà thôi. Nhưng thật sự đa phần ai cũng thích vàng bạc cả, cho dù chúng ta ở vào tầng lớp nào, địa vị nào. Vàng bạc chỉ cho chúng ta một đời sống đầy đủ, nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Như đức Khổng Tử nói rằng: “Sáng nghe đạo, chiều chết cũng vui”. Đạo ở đây muốn chỉ cho đạo hết khổ, đạo đạt được đến sự an lạc cả thân lẫn tâm. Trong nhà Phật quan trọng và giá trị nhất là sự giác ngộ giải thoát. Đây mới là giá trị quý giá nhất. “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục” là tác phẩm khá nổi tiếng được hàng đệ tử của Ngài kết tập lại, viết vào thế kỷ thứ XVII. Từ đó chúng ta học được rất nhiều điều từ những bài học vô cùng quý giá, lấy đó làm hành trang, làm kim chỉ nam trên bước đường tu nhân học Phật, tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong “Giá trị Văn học Tư tưởng Thiền học qua bài kệ Nhạn Quá Trường Không của Thiền sư Hương Hải”. Qua đó mỗi một con người thì không ai hoàn toàn hoàn hảo hết. Chính vì thế mỗi một con người ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm: ưu điểm thì chúng ta tiếp tục phát triển, khuyết điểm thì coi như một bài học để cố gắng khắc phục. Đây là hai mặt của cuộc đời mà ai ai cũng điều phải trải qua. Chứ đừng nghĩ người ta chê mình một chút thì sinh tâm lui sụt, ai mà khen mình sinh tâm cống cao, ngã mạn, mà phải lấy đó để làm kinh nghiệm tu tập. Chính đây là bài pháp không lời vô cùng quý giá cho những ai đã và đang đi trên con đường tìm về bảo sở. Vì trên mỗi một con đường thành công phải bỏ lại những điều thất bại đã qua. Chính Thiền sư Hương Hải là người đã nhận chân ra được chân lý của cuộc sống này, và chính chúng ta phải là người tiếp bước những bậc tiền nhân đi trước, để góp phần cho sự nghiệp mai sau. Chứ chúng ta đừng để người đời trước làm ta lại phá, thì biết bao giờ xây xong đây. Mỗi chúng ta hãy tạm gác lại những gì cái riêng tư cá nhân, mà phải cùng nhau chung sức nối dài dòng tay, để điểm tô cho ngôi nhà Phật pháp được tốt đẹp hơn. Có như thế mới không cô phụ chính ta nói riêng và các bậc tiền bối và cả lớp lớp những thế hệ sau này. Những điều trên đây đã chứng tỏ và khẳng định cho chúng ta thấy được rằng: cái quý nhất, giá trị nhất của người con là tu đạo và hành đạo; chứ đừng chỉ biết dùng lời nói suông hoa mỹ cho vui thôi mà rốt cuộc không làm thì được gì thì cũng bằng không thôi, ví như một cái thùng rỗng kêu to.

Tóm lại: Cuộc đời và hành trạng của Thiền sư Hương Hải, đã cho chúng ta thấy được rằng: Ngài là vị biết vận dụng tư tưởng yêu nước và tư tưởng Phật giáo, tín ngưỡng tâm linh, là một vị Thiền sư yêu nước thương dân, đồng thời là một vị đắc đạo thế kỷ XVI – XVIII, Ngài viết rất nhiều các tác phẩm Thiền học rất nổi tiếng như: “Giải Pháp Hoa Kinh, Giải Kim Cương Kinh Lý Nghĩa, Giải Sa Di Giới Luật, Giải Phật Tổ Tam Kinh 3 Quyển, Giải A Di Đà Kinh, Giải Vô Lượng Thộ Kinh, Giải Địa Tạng Kinh…”, là người đã làm sống dậy dòng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc dân tộc Việt. Thiền Sư xứng đáng được người đời xưng tụng “Tổ Cầu” [9]. Đây là một tác phẩm rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người con Phật. Nhằm mục đích sách tấn nhận cho được cái chân thật ngay chính mình, chứ không phải lầm nhận cái bóng mà quên đi cái luôn hằng hữu, bản lai diện mục bên trong của mỗi chúng sinh. Ngài sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vô cùng sinh động, nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm. Quý Ngài đưa ra nhiều phương pháp mở lối cho chúng ta đi con đường đúng nhất, cho tất cả mỗi người xuất gia trên bước đường tìm về bảo sở, là người uống được lòng sữa pháp của đức Như Lai hay Con Ngỗng Chúa uống sữa biết chừa nước. Thật vậy mới xứng đáng với câu con dòng họ thích, tự mình làm hòn đảo cho chính mình, tự thắp đuốc lên mà đi, ngã đâu đứng dậy ngay chỗ ấy, thắng chính mình là chiến công quanh liệt nhất, là người biết trở về với ông chủ, bộ mặt xưa nay của chính chúng ta. Tuy cách dạy khác nhau, nhưng chung quy luôn thống nhất nhau và luôn hỗ trợ cho nhau đều hướng đến sự “Chân Thiện Mỹ”. Phải xoay lại chính mình mới nhận chân được các pháp đối đãi của trong đời sống một cách thấu đáo hơn, rõ ràng hơn, chính xác hơn. Chỉ có người thực hành chứ không phải chỉ biết học lý thuyết suông mà được. Đây mới chính là cái quý giá nhất mà chính Ngài đã đi có kết quả và đem chỉ lại cho những vị sau cũng đạt được kết quả như Ngài vậy, tự lợi lợi tha, công đức tròn đầy, có như thế chúng ta mới “Thừa tự pháp chứ không phải thừa tự tài vật”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm