Giác ngộ lý nhân quả
Vạn vật và mọi hiện tượng trên thế gian này, nếu đem ra khảo sát, chúng ta sẽ thấy không có một vật tượng nào thoát ra ngoài nhân quả. Từ động vật, thực vật, khoáng vật cho đến mọi hiện tượng mà các giác quan chúng ta cảm nhận được, đều phải có nhân mới thành quả.
Ví như con người là quả, xuất phát từ bào thai là nhân. Cây lúa, bông lúa là quả, phát sanh từ hạt lúa giống là nhân. Khối đá là quả, kết hợp từ những hạt bụi là nhân. Dù là những hiện tượng lạ xuất phát từ con người hay thiên nhiên, tuy hiện nay người ta chưa phát giác được nguyên nhân của nó, song chỉ là chưa tìm ra, chớ chẳng phải không nguyên nhân. Thấy quả, chúng ta liền biết có nhân, đó là tinh thần khoa học, là óc khảo cứu của các nhà bác học. Thấy một thành quả, chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của nó, là chưa thấu suốt vấn đề. Từ một kết quả, chúng ta thông suốt nguyên nhân, chúng ta có thể cấu tạo nguyên nhân để được kết quả như ý muốn.
Ví như thấy bông lúa thơm biết từ hạt giống lúa thơm, chúng ta muốn sang năm có lúa thơm ăn, năm này phải lấy giống lúa thơm gieo mạ. Trên lãnh vực khoa học, người ta thấy nắp vung nồi nước động, biết từ hơi nước đun sôi bốc lên, do đó chế biến ra các loại máy nổ. Khi thấy chiếc pháo thăng thiên bay vút lên cao nổ tung ra, biết từ nhiên liệu cháy có sức đẩy, người ta chế ra các loại phi cơ phản lực… cho đến những ngôn từ luận lý cũng phải từ quả đến nhân, hoặc từ nhân ra quả. Nếu không như thế là lý luận không chặt chẽ. Ví như nói, tôi thích món ăn này (quả), vì nó vừa miệng tôi (nhân). Tôi không ưa người đó (quả), vì họ ở xấu với tôi (nhân). Vì nghèo (nhân), tôi không dám ăn xài (quả). Thực tế mà nói, nhân quả bao trùm hết mọi lãnh vực trong cuộc sống của con người. Mọi hành vi thố lộ ra, đều lệ thuộc nhân quả. Song với người trí thì biết rõ, kẻ ngu thì không phân rành.
Nói đến nhân quả là tùy thuộc thời gian. Bởi vì từ nhân đến quả, phải trải qua giai đoạn khác nhau. Như từ một hạt cam đến thành cây cam và có trái cam, phải trải qua thời gian dài. Hạt cam hoại để thành cây cam, hạt cam thuộc quá khứ, cây cam hiện tại, trái cam vị lai. Rồi trái cam là quá khứ, hạt cam là hiện tại, cây cam là vị lai. Cứ thế xoay vần từ nhân đến quả, từ quả lại nhân. Vì thế muốn đoán định nhân quả, chúng ta phải căn cứ trên ba thời mà xét. Nếu ai chỉ cắt xén một chặng mà đoán định, là sai lầm lệch lạc. Ví như đồng thời trồng cam, mà một người được quả cam sành, một người được quả cam đường.
Nhìn cây cam lá cam giống nhau, mà trái cam lại khác. Nếu chỉ căn cứ cây cam, trái cam mà biện lý lẽ, làm sao hiểu nổi. Chúng ta phải xét lui về quá khứ, khi gieo hạt cam loại nào, mới thấy thấu đáo vấn đề. Cũng thế, trong cuộc sống khổ vui tốt xấu hiện tại của chúng ta, không nhìn lui về quá khứ, khó bề hiểu biết tường tận. Cho nên trong kinh Nhân Quả Phật dạy: “Muốn biết nhân đời trước, cứ xem cuộc sống hiện tại này, cần biết quả đời sau, nên xem hành động hiện nay.” Hiện tại là kết quả của quá khứ, cũng là nhân của vị lai. Cây cam là quả của hạt cam, cũng là nhân của quả cam. Muốn mai kia được nhiều quả cam ngon, hiện tại chúng ta phải vun quén cho cây cam được sum suê. Ðấy là khéo ứng dụng nhân quả. Hiểu thấu đáo lý nhân quả là giác ngộ lý nhân quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm