Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giải độc 3: Chuyện về linh miêu tráo chúa

Những tập khí tạo nên từ uế nhiễm, từ kiêu mạn, từ sự nhiệt thành của một số bậc đã gây ra một hệ luỵ mà tất cả chúng ta cần hết sức tỉnh táo, suy xét tường tận những pháp hành của Đức Thế Tôn để loại trừ dần nọc độc đang làm chết dần thế hệ con cháu.

“Giải độc”

Kinh Bát Thành như đã nói ở bài trước gồm Tứ vô lượng tâm và Tứ Thánh Định (tức định hữu sắc). Sau những đợt kết tập Kinh điển, phân chia bộ phái được cải biên, đánh tráo, pha trộn….Giờ đây, nghiễm nhiên 4 tầng Thiền Vô sắc (Không vô biên xứ/Thức vô biên xứ/Vô sở hữu xứ /Phi tưởng phi phi tưởng xứ). 

Thiền hữu sắc:

-  Sơ thiền

-  Nhị thiền

- Tam thiền

- Tứ thiền

Thiền vô sắc:

- Không vô biên xứ

- Thức vô biên xứ

- Vô sở hữu xứ

- Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Còn Kinh Bát Thành thì được nêu lên theo thứ tự Tứ Vô Lượng Tâm + Thiền Hữu Sắc. Theo cách sắp đặt trong Phật học Phổ thông thì Thiền phàm phu, Thiền tiểu thừa (Thiền Hữu sắc) “thuộc chiếu dưới”, trên nó là Thượng Thừa Thiền (Thiền Vô sắc). Trong khi Đức Phật đã thông qua “Thiền thượng thừa”  với hai người thầy (Alara Kalama và Uddaka Ramaputa) và trong nhiều bài kinh (Kinh Thánh cầu, Ðại kinh Saccaka) vẫn hay nhắc đến việc dứt khoát chia tay các thầy để tìm cầu sự giải thoát thật sự chứ không thích những ảo diệu, mê hoặc của Yoga và Thiền Vô sắc. “Hiền giả, hãy ở lại chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. Thực tế, đó là hai phương pháp thiền định thuộc ý thức và ức chế ý thức, hai phong cách khác nhau hoàn  toàn.

Giải độc (2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các bạn đọc lại câu chuyện Bao Chửng xử vụ án “Linh miêu tráo chúa”, sẽ thấy Lưu Hoàng hậu sai thái giám bắt con của Lý Thần Phi và tráo vào đấy con linh miêu để vu cho Lý Thần Phi sinh ra yêu quái. Câu chuyện đánh tráo này của hậu thế tương đối chặt chẽ hơn câu chuyện Kinh Bát Thành. Bởi người ta để nguyên Kinh Bát Thành và thả thêm vào Thiền Vô sắc. Nếu giỏi hơn, họ rút bỏ Thiền Hữu sắc thì sẽ mất dấu hoàn toàn, con đường truy nguyên về cội nguồn Đạo Phật lại mất thêm một dấu vết

Nếu bạn đọc và chiêm nghiệm sẽ thấy Đức Phật đoán trước mọi việc và chuyển đến hậu thế những thông tin đầy đủ nhất dù bức màn vô minh tập thể thật khủng khiếp. Trong vô số kinh sách tôi thấy có rất nhiều vụ đánh tráo, biên dịch phá bỏ những giới luật, tạo thêm nhiều dễ dàng đối với lớp tu sĩ Bà la môn không theo nổi bước đi của Đức Phật. Có lẽ bắt đầu rơi rớt từ việc vượt qua năm bộc lưu. 

“Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy giới luật và giáo Pháp của ta làm thầy”, Đức Phật nói. Người tin chắc một điều sẽ chẳng có người truyền thừa có đủ thánh hạnh, giữ nguyên giới luật, thắp sáng con đường đạo. 

“Hãy thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo”. Con người sẽ vì vô minh che mờ, khó thấy những tráo trở, lấp liếm thay đổi làm mất đi con đường tam vô lậu học.

Lòng tin chân chánh với 10 điều:

1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.

2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.

3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.

4/ Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.

5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.

6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.

7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.

8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.

9/ Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.

10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.

Thông qua lòng tin chân chánh, ta đủ khái quát tầm nhìn của Đức Phật. “Đừng nghe bảo Phật thuyết là vội tin”. Sự u mê của con người truyền đời cứ lặp đi lặp lại. Đặt trọn lòng tin những gì gọi là truyền thống đã khiến con người không dám có bất cứ đổi thay nào cho dù cảm nhận được có gì không ổn ngay trong truyền thống ấy. Truyền thuyết, những lý luận siêu hình, là sản phẩm của hậu thế cũng không tạo nên thay đổi nào, mà còn làm cho cuộc sống con người ngày càng lùi lại sâu hơn, vô minh hơn. Tiếp nhận hời hợt dữ kiện, phù hợp định kiến, đúng theo lập trường...là toàn bộ những thói quen hời hợt, dễ dãi.

Tất cả mọi thứ cứ vun đắp dần cái TÔI, cái của TÔI - những kiến chấp u mê, hoang tưởng. Và vô tình nhiều người đã hành xử theo nó. Không phải bao giờ cũng tìm thấy sự đồng thuận một cách dễ dàng. Nhất là bạn đang đứng trước thành trì của vô minh, bạn muốn tiến vào thành luỹ ấy vì gánh nặng thiện pháp, vì muốn mang đến chút ánh sáng cho những cư dân bên trong ấy.

Nếu may mắn, bạn tìm kiếm được sự đồng tình, không may bạn sẽ bị bao vây xung quanh bởi những ác tăng, bởi ma đạo. Bạn đi về hướng nào âm vô cực hay dương vô cực, đi trong trạng thái tỉnh thức hay say thuốc. Không đủ tri kiến, khó tìm được con đường để chọn lựa. 

Cũng như những pháp môn khác rất nhiều trong đời sống tinh thần, Phật giáo cũng như những tôn giáo khác ít nhiều làm cho xã hội thiện lành hơn, từ tâm, nhân ái hơn. Điều này có một phần, nhưng di hại từ những sai lầm, những tưởng giải tưởng tri đã khiến nhiều bậc thức giả “tự nhiễm” những độc tố rồi truyền đời nhiều thế hệ và thành trì vô minh ngày càng vững chắc hơn, kiên cố hơn.

Nếu không có tôn giáo, không hình dung nổi cuộc sống sẽ thế nào khi mà lòng tham, khi mà dục vọng xâm chiếm tất cả, lũng đoạn tất cả. Nhưng chúng ta cứ thành thật trả lời một câu hỏi, cái cách mà dân tộc Israel vẫn làm đó là: Chúng ta có hướng đến sự thật, hướng đến chân lý chưa?

Bằng mọi giá tìm đến cái đích cuối cùng chân lý để sự thật được phơi bày, chánh Pháp được sống lại, được tôn xưng, được phát triển thì có phải đó chính là lời di nguyện, đó là ước muốn của Đức Thế Tôn? Có phải khi ấy con người bớt khổ hơn, sống an hòa hơn, nhân ái hơn? Sẽ không còn những pháp thoại mang tính giải trí, thư giãn nhiều hơn là hoằng pháp độ sinh, tìm đến tận cùng chân lý. Quan trọng nhất đó là khi thoát khỏi tình trạng ngộ độc, con người không còn dầy đặc “tập khí” sống có bản lĩnh, mạnh mẽ, quyết đoán, thoát ra khỏi tình trạng bạc nhược, yếm thế, liệt tuệ trông chờ vào tha lực, vào thánh thần. Cái 'chết' bắt đầu từ chỗ này. Các nước tiến bộ họ khu biệt tôn giáo và đời sống, khoa học. Tôn giáo chỉ có chỗ đứng ở một góc trong đời sống tinh thần, không trộn lẫn với cuộc sống thế tục. Ở đây khác hẳn, mọi thứ ranh giới biến mất, chẳng rõ đạo đời, chẳng phân phàm thánh.

Ý thức phản tỉnh sẽ cho bạn cái nhìn tỉnh táo để nhận diện sự đánh tráo thô thiển chen ĐỊNH VÔ SẮC vào KINH BÁT THÀNH. Bạn có thể đọc thấy điều ấy trong Kinh Thánh cầu và Ðại kinh Saccaka (a) khi Đức Phật kể về hai vị đạo sĩ từng là thầy dạy mình lại khẩn khoản mời gọi Ngài ở lại để “cùng chăm sóc cho hội chúng”, nhưng Ngài quyết tìm cho bằng được pháp nào để thực sự giải thoát chứ không như những pháp định vô sắc do các đạo sĩ truyền lại:

 “Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn….”.

Những tập khí tạo nên từ uế nhiễm, từ kiêu mạn, từ sự nhiệt thành của một số bậc tôn túc đã gây ra một hệ luỵ mà tất cả chúng ta cần hết sức tỉnh táo, suy xét tường tận những pháp hành của Đức Thế Tôn để loại trừ dần nọc độc đang làm chết dần thế hệ con cháu.

Tự mình bị sanh lại tầm cầu cái bị sanh, tự mình bị già tự tầm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tầm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết tự tầm cầu cái bị chết…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khó vẽ ước mơ

Phật pháp và cuộc sống 17:07 13/05/2024

Bố Già – một bộ phim lấy đi biết bao nước mắt của người xem. Mọi người khóc, không phải do yếu đuối hay cảm xúc tức thời mà đồng cảm bởi những nhân vật, hoàn cảnh xây dựng trong phim như tái hiện một gia đình thu nhỏ của mình.

Tích lũy công đức trong mùa Phật đản - Những việc làm đơn giản mà lợi lạc

Phật pháp và cuộc sống 14:03 13/05/2024

Phật Đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.

Đức Thế Tôn có trong Pháp trong Tăng và trong con

Phật pháp và cuộc sống 10:30 13/05/2024

Xin cho con lạy xuống một lạy để tiếp xúc với đức Thế Tôn trong con, trong tăng thân con, trong giáo pháp và pháp môn đang được lưu hành trong nhân gian, và trong cả những cái đẹp cái hay mà Thế Tôn đã tạo dựng được trong nếp phong hóa của con người.

Vô minh trong cõi Ta-bà

Phật pháp và cuộc sống 09:47 13/05/2024

Không nhiều người tin nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới viên mãn của trái đất, có những nền văn minh khác đạt đến cực thịnh và đã tàn lụy. Ngành khảo cổ học tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại trước lúc trái đất hình thành.

Xem thêm