Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/06/2023, 12:02 PM

“Giải độc”

Giải độc không đơn thuần là những độc tố trong quá trình sống, thọ dụng thực phẩm nạp vào từ thịt động vật, các loại chất hoá học, chất tăng trưởng, chất bảo quản…

Nhằm khuyến thiện, giúp bạn đọc nhận chân về pháp hành và lý thuyết nguyên thuỷ của Đức Phật, từ hôm nay, chúng tôi cho đăng loạt bài mang tên "Giải độc" của tác giả Kỳ Nam.

Ông Kỳ Nam là cựu nhà báo, cựu thư ký toà soạn báo Văn Nghệ Bình Dương, có nhiều kiến thức về Phật giáo. Mời bạn độc đón nhận.

Ban biên tập.

Độc tố vật chất tuy rằng khiến người ta ngộ độc tức thì, phải cấp cứu thậm chí tử vong. Nhưng không mắc vào những nguy kịch ấy thì đơn giản sẽ được hoá giải khi thay đổi nhận thức, thay đổi cách sống dù…chậm. Chính cái đáng sợ hơn đó chính là độc tố truyền thông, độc tố tinh thần, của  mê tín, thần quyền, của cái gọi là đức tin tôn giáo, khoa học giả cầy, khoa học tâm linh, của rất nhiều thứ ma chướng…

Thứ nhất độc tố vật chất có thể nhận thấy ngay khi cảm nhận một cơn đau, nôn oẹ, khó chịu nào đây hay ngứa ngáy, nổi mẫn. Lâu nay người ta vẫn quen cứ dùng thuốc, nó không phải cách bạn đang giải độc, bài tiết, đào thải nó (Dù thọ dụng thuốc men cũng là một trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc nhưng thói quen tự làm khổ mình đã ra đời từ khi con người biết sản xuất dược phẩm, dược liệu. Trong bốn chân lý của Đức Phật thì nó là Tập Đế).

Thực ra độc tố vật chất ấy tự nó không đủ sức tạo nên sự miễn nhiễm, tự nó vẫn chưa đủ làm nên hôn ám, u mê, tự đề kháng với thiện pháp. Và chính độc tố tinh thần giữ vai trò quan trọng hơn tạo nên thành trì vững chắc, tạo nên sự phòng thủ kiên cường không có thứ vũ khí nào có thể phá vỡ.          

Trình bày cách này chắc cũng chỉ vừa đủ để bạn hình dung ra độc tố xâm nhiễm trên thân thể bạn (phần vật chất). Con người đều bệnh tật, nặng nhẹ khác nhau. Nhưng không ai hay biết. Cứ khó chịu, ghé hiệu thuốc mua vài liều. Vậy là xong. Thậm chí, bước ra khỏi bệnh viện, rời giường bệnh là họ cho rằng hết bệnh. Ít ai để tâm xem vì sao mà con người ngày càng bệnh nhiều hơn, dễ tức giận, dễ gây gỗ. Thậm chí giết nhau bởi một lý do hết sức đơn giản nào đó. Hay đơn giản hơn nữa, những vụ đột tử cũng nhiều hơn. Đang chạy xe trên đường, khó chịu, tấp vào lề rồi gục xuống chết thật dễ dàng. Chính sự tương ưng, tương tác vật chất-tinh thần làm nên thành luỹ vô minh nó chỉ bị phá vỡ khi tất cả độc tố hợp lại (vật chất-tinh thần) khiến con người gặp phải chứng bênh nào đó gọi là nan y. Con người khi ấy mới hoảng hốt chạy khắp nơi tìm thầy, chạy thuốc...Có phải chỉ khi ấy, con người trở nên dễ thương hơn, tội nghiệp hơn. Và có rất nhiều người từ ranh giới của cái chết ấy đã bắt đầu cuộc sống khác, cuộc đời khác thay đổi hoàn toàn. Và chỉ khi ấy cuộc sống đối với họ nó thật sự ý nghia, vật chất chẳng là gì cả. Trong số họ cảm thấy bắt đầu một năng lực tư duy, xả bỏ tất cả. Họ cảm nhận được sự khác nhau giữa người bệnh và người lành. Đó là lúc cái dục trong tâm thức họ đang theo quá trình bài tiết đẩy ra ngoài dưới dạng bất kỳ mồ hôi, nước mắt, các dịch chất,…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trong Dục và ác Pháp tôi có nêu điểm vô lý, không thể chấp nhận được của luận Bảo Vương Tam Muội về “lấy ma vương làm đạo bạn…”. Con người bệnh tật khổ ách, tai ương cũng chính từ việc làm đạo bạn với ma vương, với ác pháp. Và cũng chính từ cái dục chiêu cảm, tương ưng, tương thích với ma vương. Dục ấy là gì? Chính là độc tố tinh thần, nó có sẵn trong bào thai mà chính bạn mang vào từ tiền kiếp. Giả sử, bạn là người thuần chay từ khi tập ăn, cái dục chưa đủ sức chiêu cảm ác pháp nhiều, thì bạn có thể ít bệnh nhưng đừng tưởng là không bệnh. Thậm chí tôi có dẫn một trường hợp nhạc gia tôi, một cư sĩ Cao Đài, chay tịnh từ bé. Cuối đời bệnh sơ gan cổ trướng, bụng phình to, chết khá khó khăn trong bệnh viện. “Giải độc tố” ấy là bài toán trong cuộc hành trình của Đức Phật. Đó không chỉ là quá trình thanh tịnh thân mà đòi hỏi lớn hơn là thanh tịnh tâm. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật chỉ rõ:

1. Ý dẫn đầu các pháp,

Ý chủ, ý tạo tác

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo. 

2. Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau

Như bóng, không rời hình.

Lặp lại những lời giáo thuyết này chưa chắc được mấy người nghe bởi hầu hết đều nghe nhiều, đều cho rằng hiểu nhiều. “Biết rồi khổ lắm…” Giống như “diệt ngã, xả tâm” thì là…diệt ngã, xả tâm. Con người quá quen học Phật theo cách “nuốt chữ” nhưng tương tự như uống thuốc và lờn thuốc bởi cơ thể từ lâu đã làm đạo bạn với ma vương và trở thành miễn nhiễm, thuốc vào lại chạy xuống đại tràng, tống ra đại tiện. Giống như việc bỏ thuốc lá, một đám mấy người đang chỉ nhau kinh nghiệm bỏ theo cách của mình thì anh bạn nọ lên tiếng: “Tưởng gì, bỏ thuốc dễ ợt Tôi bỏ mấy chục lần rồi nè”. Chỉ nói đến chuyện nhỏ, bỏ thuốc lá bạn sẽ thấy nó là hành trình diệt ngã đấy, xả tâm đấy. Khi mà ý thức của bạn và tưởng thức đối đầu trong cuộc giằng co. Sự chiến thắng của ý thức được gọi tên ý thức lực. Tôi bắt đầu ăn chay ngày một bữa cũng trong hành trình ấy. Cái hành trình ly dục không đơn giản cho nên Phật dạy: Diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp nhập sơ thiền.

Một thời tôi làm công việc thiện nguyện ở Trung tâm Dưỡng sinh Bình Dương (TTDS) một phái thiền chữa bệnh như rất nhiều phái thiền như thế. Nhưng TTDS đang hết sức thịnh hành, rất mạnh, đươc cả nước ca ngợi, có chi nhánh khắp nơi. Trong phòng làm việc của tôi, trên kệ có dán câu châm ngôn người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình mà là người biết làm cho con đường thầy vạch ra tiến xa hơn.         

Có một điều khá thú vị, đó là ban có thể thấy ở bất kỳ đâu, pháp môn nào, người ta hầu như không ai thích “loại học trò” như thế. Tin tôi đi. Trừ Đức Phật, trừ Einstein và Sokrates. Cái khiếm khuyết, hạn chế pháp môn đã khiến tôi mày mò, tìm hiểu nhiều phương pháp nhưng cuối cùng là lời ra tiếng vào dù lén lút về “sự pha tạp, sự biến tướng”. Cho đên khi tôi gặp một học viên mới nhập môn hỏi “Học thiền để trị bệnh hay giác ngộ, chú”. Tôi trả lời như máy nhưng sau đó nghĩ mãi về câu trả lời “Trước trị bệnh sau giác ngộ”. Hồi ấy, học viên không ít người là tu sĩ, có nhiều người là trụ trì. Giảng huấn trên bục từ đấy cảm thấy mình cao hơn các Phật tử, các tu sĩ một bậc vì “chỉ ta là chánh pháp”.  

"Hiểu đúng, tư duy đúng để tiếp nhận giáo lý của Đức Phật, tìm đến với chánh pháp không  quá khó, bởi những điều Phật thuyết đều là pháp hành cụ thể, đơn giản, dễ hiểu.  Đáng tiếc, rất nhiều người học Phật có một sai lầm cơ bản cố nhồi nhét những điều để lý  luận, để hơn thua nhưng lại không “tiêu hóa” những pháp hành cụ thể kia…”

“Phát triển mạnh mà kỷ cương kém thì nguy hiểm vô cùng”

Đi theo hành trình giải độc cho bá tánh, cho đàn na, thí chủ, những người đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của để xây dựng chùa chiền lộng lẫy, sang trọng, bao nhiêu khu du lịch tâm linh tiền tỷ, Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc đau đáu nỗi niềm nhưng đổi lại được gì trước những công kích, bài bác, trước những giáo thuyết tương tự như Luận Bảo Vương Tam Muội an lòng làm đạo bạn với ma vương. Những giáo thuyết đầu độc con người, chính nó gây nên nhiễm độc tinh thần khủng khiếp. Có người hỏi thầy Thông Lạc: “Xin tôn sư giải thích, con nghe trong giọng nói của tôn sư có vẽ gì còn sân thì phải”. Đức Trưởng lão giải thích “Sân là trạng thái cảm xúc chỉ vào một đối tượng. Ở đây kinh sách có gì phải sân với nó. Cái đáng nói là hệ quả của những người tiếp nhận nó. Sự tàn hại cả bao nhiêu thế hệ thì ác nghiệp này đến bao giờ mới dứt”.

Những lời này chưa chắc len nỗi vào thành trì vô minh những pháo đài sừng sững được xây dựng kiên cố bằng những khối đá vô tri. Nhưng nếu bạn nào tiếp nhận được thì cũng dễ dàng theo dõi, quán chiếu sự thay đổi thân tâm rất đơn giản. Phật dạy có năm cách sống:

1/ Ta phải sống với tâm không có tưởng.

2/ Ta phải sống với tâm không động chuyển.

3/ Ta phải sống với tâm không chấn động.

4/ Ta phải sống với tâm không lý luận.

5/ Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn.

Đặc biệt ở điểm thứ tư, không phải lý luận làm gì, cứ chiêm nghiệm, thấm thía để sửa mình. Tu là vậy đó. Cần gì phải có pháp danh, phải mặc áo tràng, áo lam, phải cạo đầu, phải phồng mang biện giải hơn thua giáo lý. Những ác tăng phá giới, tôi xin chấp hai tay lại các ngài, xin hai chữ bình an. 

(*) Tác giả Kỳ Nam - tên thật là Nguyễn Công Dinh là Phật tử, cán bộ hưu trí tại Bình Dương. Tác giả từng là nhà báo, giữ vị trí Thư ký toà soạn báo Văn nghệ Bình Dương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiếng chuông sớm

Góc nhìn Phật tử 13:25 15/11/2024

Bà Hà giật mình khi tiếng chuông chùa xóm dưới vọng lên. Không cần xem đồng hồ bà cũng biết là 3 giờ rưỡi sáng. Bà đã chờ cái thời khắc này lâu lắm rồi. 24 tiếng đồng hồ. Với một người nằm bất động trên giường như bà, đó là cả một quãng thời gian kéo dài vô tận...

Nói với Phật

Góc nhìn Phật tử 10:37 15/11/2024

Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất

Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024

Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.

Mẹ là chính một kỳ quan

Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024

Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...

Xem thêm