Bệnh tật sắc sắc – không không…
Ác pháp hay lậu hoặc là toàn bộ những tập tính, thói quen xấu, cái biểu hiện của sự suy yếu (tinh thần và vật chất) điều mà trong thế giới Phật pháp gọi bao gồm tập khí và những người tu tập theo Phật giáo phát triển (Thiền, Tịnh, Mật...) vẫn thừa nhận “Bồ Tát vẫn còn tập khí”.
Nhỏ nhen, ích kỷ, toan tính, đố kỵ, ganh ghét, bài xích, châm biếm, dè bỉu, nói xấu,liên kết, liên minh, thích đám đông, kể tội người khác, hận thù, tức giận, căng thẳng, sợ hãi, sợ cô đơn, trống rỗng, lo lắng, khiếp đảm, hồi hộp, buồn khổ, chán nản, mệt mỏi, uể oãi, dã dượi, hoang mang, khoe khoang cái của mình, soi mói cái của người...Toàn bộ cái tập khí tra từ điển có lẻ đến 1 trang A4.
Tất cả tập khí đều có “từ tính”, nó chiêu cảm, tương ưng, hút lấy nhau như vụn kim loại bám vào thỏi nam châm. Và tuỳ mỗi người, thỏi nam châm càng mạnh thì “sự chiêu cảm” vụn kim loai ấy càng dữ dội. Nguyên lý chung là như thế, thế nhưng, con người vẫn chia tách, phân biệt những trạng thái xấu ác, bất thiện như rầu lo, phiền não, buồn khổ với các trạng thái bệnh tật trên thực thể. Họ cho rằng bệnh thuộc thân còn phiền não thuộc tâm. Thực ra nếu tạm chia tách trú xứ thì là vậy, nhưng dứt khoát không bao giờ, bệnh tật nói chung chịu ở yên địa phận của mình.
Ngay những người tu học theo giáo lý phát triển cũng nhầm lẫn nặng nề. Như đã kể, ngoài việc quan niệm “Bồ tát vẫn còn tập khí” họ tiếp tục truyền bá luận thuyết sắc tức thị không - không tức thị sắc. Luận thuyết này tương tự như “luận bảo vương tam muội” (BVTM). Nó lý giải vũ trụ là vô thường, các pháp biến dịch, thay đổi không ngừng nghỉ. Và (BVTM) cổ suý cho cách sống thiền:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bài kệ trên, dịch nghĩa là thế này:
"Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa”.
(Thơ văn Lý Trần - tập 2 - NXB Khoa Học Xã Hội - Hà Nội - 1989. Tr.510).
Điều đáng ngại là BVTM tán thán cách sống “lấy ma vương làm đạo bạn”. Nó trái với tâm vô lậu học (Giới- Định -Tuệ). Hầu hết những người học Phật nhưng lại ném bỏ lộ trình cơ bản tam vô lậu học để đi vào thế giới huyễn tưởng, lý thuyết, chỉ mang tính luận đề, học thuật mà thực tế không giải quyết vấn đề của con người. Đó là sức khoẻ thân và tâm cái điều cơ bản để có thể vượt thoát bệnh khổ.
Giới sanh định - định sanh tuệ. Tại sao giới sanh định. Giới làm thanh tịnh thân tâm, làm sạch lậu hoặc, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Làm cho thỏi nam châm bên trong ta dân mất hết từ tính, không chiêu cảm với ác pháp.
Cái có có thể mất đi trong sự biến dịch vô cùng tận thành-trụ-hoại-không là điều tất nhiên. Nhưng bệnh tật, cái chết lại không phải là kết thúc là trở về cái không. Mà là đang tiếp tục luân hồi trong sinh - tử. Còn cái gọi là không theo chân lý thứ ba của Đức Phật thì đó là trở về với thanh tịnh, bất động, đoạn diệt hoàn toàn, không còn hình tướng, không còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
Chính đây là sự vô hạn mà nhà bác học A. Einstein nhắc đến: “Có hai sự vô hạn vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Nhưng tôi không chắc lắm về điều đầu tiên (tức vũ trụ - TG”. Sắc tức thị không biểu thị sự ngu xuẩn vô hạn ấy...
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người tìm ra con đường đến được cái không ấy. Và ngài an trú trong ấy. Và đó là trạng thái tâm bất động.
“Thật vậy, này Ananda, điều ông đã nghe là đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều” (Kinh Trung Bộ, kinh Tiểu không 100. Cuflasunnata Sutta, MN.100)
Các bạn có thể tham khảo để thấy rõ sự sai biệt với những đoạn kinh không phải Phật thuyết như “Sắc tức thị không...”
Tôi không tin đây lại là lời Đức Phật: Từ không mà thành có: “Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn gần như muốn chết. Nhưng Thế Tôn giữ tâm chánh niệm tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy. Không một chút ta thán. Thế Tôn tự nghĩ: “Thật không hợp lẽ nếu ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận ta, không từ biệt chúng tì kheo. Vậy ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và tiếp tục sống. Và Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục bệnh ấy, duy trì mạng căn”.
Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, Đức Phật rời khỏi...”( Kinh Trường bộ tập 1trang 582, kinh Đại Bát Niết Bàn) – Những lời gốc Phật dạy-tập IV-trang 77.
Ở đây tôi đặt ra dấu hỏi, cách trình bày, diễn giải này có phải luận thuyết “Sắc tức thị không...”. Đức Phật sau khi thành đạo đã thuyết rõ ràng cho sự làm chủ sanh-già-bệnh-chết bằng bài kệ thiên thượng thiên hạ/duy ngã độc tôn/nhất thiết thế gian/sanh lão bệnh tử. Đây là lời tuyên bố hoàn toàn sạch lậu hoặc thì không có chuyện bệnh (tức lậu hoặc không thể sót lại trong thân tâm). Còn như từ không thành có ( Không tức thị sắc) tức ngài đang tạo ra nó bằng thần thông để giáo huấn điều gì đó một cách chủ động. Nhưng không, đoạn kinh trên diễn giải hoàn cảnh bị động. Các vị tôn túc, hòa thượng, thượng tọa có thể lý giải điều này khác hơn để tôi được dịp học hỏi thì thật quí hóa.
Ở đây, tôi không cho rằng đoạn kinh lý giải nhân quả. Đức Phật thuyết “còn thân nhân quả tức còn nhân quả”. Tôi cho rằng cái thân sinh thì phải có cái quả diệt chứ hành trình ấy không có chuyện từ không thành có từ có thành không (tất nhiên). Từ một thân vô lậu lại trở thành thân bệnh tật, hữu lậu. Còn năng lực nhiếp phục bệnh tật, lậu hoặc thì đã xuất hiện ở Tứ Thần Túc và Thất Giác Chi trong lộ trình tu tập đến chứng đạo. Do đó, tạm chấp nhận “Bồ Tát vẫn còn tập khí” vì chưa chứng đắc, vì giới luật chưa nghiêm nhưng không thể chấp nhận cái lập luận tù mù, lập lờ “Sắc tức thị không...”
Có lẽ đây chính là lý do Phật chỉ thuyết chứ không ghi chép lời bởi “tam sao thất bổn”. Đoạn kinh là sự kết tập lời Phật sau khi ngài viên tịch ngỡ ghi lại sự vi diệu của pháp nhiếp phục tâm lại vô tình rơi vào thứ luận thuyết yếm thế, bạc nhược, liệt tuệ. Và đây mới là vấn đề quan trọng, chính nó làm dấy lên nghi ngờ về năng lực tu tập. Tu đến như Đức Phật mà vẫn còn bệnh thì thôi tu làm gì, cứ sống hồn nhiên vô tư với dục lạc, với sinh thú cuộc đời, rồi tái sinh, rồi lục đạo...Tất cả sắc sắc không không. Giải thoát hay không giải thoát có gì khác nhau đâu...Trong khi Đức Phật đã khẳng định: Tu là giải thoát ngay liền, đạo Phật không có thời gian đến để mà thấy...Còn tu đến vô lượng kiếp như các thầy hiện nay thì thôi xin chúc các thầy ở lại bờ bên này...vui vẻ. Thực ra Đức Phật đã đưa được cả tăng đoàn 500 tì kheo sang hết bờ bên kia, giải thoát hoàn toàn, chứng đắc hoàn toàn điều đó xác chứng cho lộ trình Giới-Định-Tuệ.
Đạo Phật là một tôn giáo thật tích cực, lạc quan dù 4 chân lý mổ xẻ chân xác vũ trụ vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh nhưng nối tiếp với khổ ngài chỉ rõ tập để khai mở con đường đến diệt và cuối cùng là đạo. Chính vì các Tổ sau này không theo sat lộ trình tam vô lậu học ngay từ đầu và cải biên giáo lý theo suy luận, tưởng giải, tưởng tri nên lớp sau này học Phật mà vẫn đau yếu, bệnh tật chạy thầy, chạy thuốc lòng vòng. Và từ đây thực tế sinh ra hai phái giác ngộ và chữa bệnh đều mang một phần cành nhánh, cây lá, võ rễ từ cái cội Phật Tổ Như Lai đi khắp các nơi mà những người hiểu biết muốn đứng nhìn, chiêm ngưỡng cái cây Bồ Đề ấy lại không còn. Thường - Lạc - Ngã -Tịnh chỉ có khi đã đoạn diệt hoàn toàn lậu hoặc, trở về cái không tuyệt đối, chứng đắc Tam Minh: Thiên nhãn minh, Túc Mạng Minh, Lậu Tận Minh.
Chính cái Lậu Tận lại được hiểu sai mà sai một li lại đi một dặm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Nhàn hạ đích thực
Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.
Xem thêm