Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/10/2019, 18:06 PM

Tam Vô Lậu học làm nền tảng cho sự giác ngộ giải thoát

Là người con Phật đang từng bước đi đến con đường giác ngộ giải thoát, chúng ta cần phải y lời Phật dạy mà giữ gìn Giới luật cho nghiêm mật. Vì Giới là bậc Đạo sư cao cả của chúng ta, là nơi phát sinh trí huệ của chúng ta.

 >> Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Tam Vô Lậu Học là vị trí căn bản, nó là nền tảng cho sự giác ngộ giải thoát. Vì có sự phân chia của Giới luật là do trình độ căn cơ của chúng sinh có khác nhau, trong đó có hoàn cảnh lịch sử và phong tục tập quán. Tuy vậy, nhưng Giới luật không thể nào thiếu được trên bước đường đi đến giác ngộ và giải thoát. Người xuất gia học Phật luôn mong cầu giải thoát, cho nên điều tất yếu là phải chặt đứt sợi dây phiền não, diệt trừ ba độc thì phải hiểu được pháp vô lậu. Trong ba môn Vô lậu, Giới học đứng đầu trong Tam học – “nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Huệ”. Cho nên, Giới, Định, Huệ không thể tách rời nhau được, mà luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nếu có Huệ thì Giới sẽ vững vàng hơn, uyển chuyển hơn, phương tiện hơn và trở về nguồn giác nhanh hơn. Nếu có Định sẽ đạt tới nhất tâm nhan hơn, vì đã nhận rõ được thật tướng của các pháp nên tâm không dính mắc trần cảnh và quay về tư duy Thiền định nhanh hơn. Ta thấy rằng dù tu theo Tông phái nào đi nữa vẫn không ngoài pháp Tam Vô Lậu học này.

Tam Vô Lậu Học là vị trí căn bản, nó là nền tảng cho sự giác ngộ giải thoát. Vì có sự phân chia của Giới luật là do trình độ căn cơ của chúng sinh có khác nhau, trong đó có hoàn cảnh lịch sử và phong tục tập quán.

Tam Vô Lậu Học là vị trí căn bản, nó là nền tảng cho sự giác ngộ giải thoát. Vì có sự phân chia của Giới luật là do trình độ căn cơ của chúng sinh có khác nhau, trong đó có hoàn cảnh lịch sử và phong tục tập quán.

Bài liên quan

Giới được xây dựng trên một quan niệm của một tình thương rộng lớn trong cuộc sống thực tế. Hay nói đúng hơn là một tình thương có trí huệ, biết phân biệt được thiện ác, chánh tà, nói năng đúng sự thật, có tính xã hội không làm tổn hại đến người chung quanh. Từ đó mang lại sự an lạc và thanh tịnh trong cuộc sống, hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng tập thể.

Định là quá trình thanh tịnh hóa tâm hồn, tìm ra cái lý nhân quả, nhổ tận gốc rễ phiền não lậu hoặc, ngăn chặn ác, phát triển thiện, lóng trong cái tâm nhiễm ô phiền muộn, hiểu được thật tướng của sự vật.

Huệ là tri kiến cao minh, hiểu được mọi mặt của qui luật tồn tại hay biến đổi của sự vật và hiện tượng, theo qui luật lý duyên sinh một các trừu tượng, thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần và nhờ Huệ mới quán sát được đâu là thật, đâu là giả vì vậy mà đúng với sự thật. Từ đó chứng ngộ giải thoát Niết bàn.

Giới hạnh là nhân tố quan trọng trên bước đường hoằng pháp của người hành giả.

Giới hạnh là nhân tố quan trọng trên bước đường hoằng pháp của người hành giả.

Bài liên quan

Chúng ta thấy rằng tu Giới chú trọng về Trì, tu Định thì nặng về Nhiếp, còn tu Huệ thì nặng về Quán. Do giữ gìn thân, khẩu, ý “Phòng phi chỉ ác” nên thành tựu được Giới, nhiếp phục thân tâm thành tựu được Định, do quán nên thấy rõ, khi quán thì có trí huệ, quán mà không có trí huệ thì không gọi là quán. Trí quán của Phật, Bồ tát, chúng sinh đều khác nhau, nhưng đứng về mặt Thể tánh thì là một. Chính vì quán nên Huệ tăng trưởng.

Ở thời đại Nguyên thủy, hình ảnh chư Tỳ kheo là hình ảnh cuộc đời đơn sơ đạm bạc, để gần gũi với mọi người, để thực hiện tu chứng. Cho nên, một sự sống được chiêu đãi sung túc, sẽ dẫn đến tình trạng ta quên mất bổn nguyện và nhiệm vụ cao cả của mình, đắm chìm trong cuộc sống sung túc tầm thường. Đó cũng là thành viên chủ nghĩa phá hoại đạo pháp. Vì thế, người xuất gia sống trong “Tam thường bất túc” là hạnh cao cả. Do đó, Giới hạnh là nhân tố quan trọng trên bước đường hoằng pháp của người hành giả.

Giới luật là nền tảng của mọi đức tin, mọi phạm hạnh và cũng không thể bỏ qua Định – Huệ. Bất cứ một pháp môn tu tập nào mong cầu giải thoát thì không thể thiếu được Giới, Định, Huệ, nếu không đầy đủ ba môn Vô lậu này thì khó mà thành tựu viên mãn được.

Giới luật là nền tảng của mọi đức tin, mọi phạm hạnh và cũng không thể bỏ qua Định – Huệ. Bất cứ một pháp môn tu tập nào mong cầu giải thoát thì không thể thiếu được Giới, Định, Huệ, nếu không đầy đủ ba môn Vô lậu này thì khó mà thành tựu viên mãn được.

Bài liên quan

Thế nên, là người con Phật đang từng bước đi đến con đường giác ngộ giải thoát, chúng ta cần phải y lời Phật dạy mà giữ gìn Giới luật cho nghiêm mật. Vì Giới là bậc Đạo sư cao cả của chúng ta, là nơi phát sinh trí huệ của chúng ta. Trong Kinh Niết bàn đức Phật dạy rằng: “Giới là thềm thang của tất cả pháp lành, cũng là cội gốc của tất cả pháp lành, như mặt đất là chỗ dựa của cây cối, là đạo thủ của tất cả thiện, như thương chủ dắt đoàn người đi buôn, Giới là thắng tràng của tất cả pháp lành như thắng tràng của Thiên Đế Thích dựng. Giới có thể dứt hẳn các ác nghiệp và ba ác đạo, có thể trị lành những bệnh dữ, như được thọ là tư lương trên con đường hiểm sinh tử. Giới là pháp trượng đánh dẹp những dãi phiền não hung ác. Giới là thần chú hay diệt rắn độc kiết sử. Giới là cây cầu đi qua khỏi nghiệp ác. Nếu chẳng quan sát như vậy thì gọi là chẳng tu Giới”.

Qua đó, chúng ta thấy rằng Giới luật là nền tảng của mọi đức tin, mọi phạm hạnh và cũng không thể bỏ qua Định – Huệ. Bất cứ một pháp môn tu tập nào mong cầu giải thoát thì không thể thiếu được Giới, Định, Huệ, nếu không đầy đủ ba môn Vô lậu này thì khó mà thành tựu viên mãn được. Người xuất gia học Phật với trách nhiệm phò trì chánh pháp, là rường cột của Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, thì mỗi người phải tự trang nghiêm Giới hạnh cho bản thân mình, từ đó làm cho Tăng đoàn ngày càng thêm lớn mạnh, có được như vậy mới đạt được mục đích của mình, mới xứng đáng là Trưởng tử Như Lai.          

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Về nhà

Góc nhìn Phật tử 15:40 20/04/2024

Ông già đó cuối cùng cũng trở về sau gần bốn mươi năm bôn ba lưu lạc. Người làng không còn mấy ai nhận ra ông già từng là đứa trai làng ngoan nhất, cũng từng là gã đàn ông tu rượu như nước lã.

Hội luận: Lòng yêu thương (1)

Góc nhìn Phật tử 15:15 20/04/2024

Ba vào đời nặng nghiệp duyên báo chí, văn chương, không hơn ai nhưng sống đúng với cái đạo mà văn chương nghệ thuật xem là tôn chỉ: Chân, Thiện, Mỹ.

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Xem thêm