Giai thoại thú vị về Bồ đề Đạt ma tại Thiếu Lâm tự
Nằm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Thiếu Lâm tự được nhiều người biết đến là nơi ở của những vị sư có võ công cao cường. Đặc biệt, ngôi chùa cổ hơn 1.500 tuổi này gắn liền với truyền thuyết về Bồ đề Đạt ma.
Thiếu Lâm tự nằm ở Trịnh Châu, thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi chùa cổ này được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Đến năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc.
Thêm nữa, Thiếu Lâm tự nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hàng triệu người trên thế giới biết đến Thiếu Lâm tự khi ngôi chùa này là nơi ở của những vị sư có võ công cao cường cũng như nhiều bài quyền nổi tiếng như: Mai Hoa quyền, Ngũ hình quyền, Trường quyền, La Hán quyền...
Một trong những nhân vật huyền thoại và được tôn kính ở Thiếu Lâm tự là nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma. Vào năm 527, Bồ đề Đạt ma đến Thiếu Lâm tự sinh sống và tu hành. Từ đó về sau, ngôi chùa được mở rộng, số lượng nhà sư ngày càng nhiều hơn và danh tiếng vang xa hơn.
Một truyền thuyết về Bồ đề Đạt ma được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay. Tương truyền, Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư ở Thiếu Lâm tự không có cơ thể khỏe mạnh cho thiền định, thường ngủ gục khi thiền.
Đến đầu thời nhà Đường, danh tiếng về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm được biết đến nhiều. Một bia đá ở ngôi chùa này được dựng vào năm 728 đã mô tả lại việc các nhà sư chiến đấu giúp Lý Thế Dân trong cuộc chiến lên ngai vàng.
Đến thời nhà Minh, Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao khi hàng trăm nhà sư được phong hàm như tướng trong quân đội và đích thân chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn.
Trong những thập kỷ gần đây, Thiếu Lâm tự được công chúng biết đến rộng rãi khi xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình cũng như các tiểu thuyết kiếm hiệp.
Hàng năm, hàng ngàn du khách ghé thăm Thiếu Lâm tự để chiêm ngưỡng kiến trúc của các công trình bên trong như: Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm