Thiếu Lâm tự: Nơi tạo nên những huyền thoại Kungfu
Thiếu Lâm tự là một ngôi chùa ở Trịnh Châu, thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nổi tiếng trên khắp thế giới, chùa Thiếu Lâm được nhiều người biết đến là nơi ở của những vị sư có võ công cao cường.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Quý Phật tử có thể gửi câu hỏi về Phật pháp để được chúng tôi giải đáp. Xin theo dõi chuyên mục Hỏi - đáp trên trang nhà.
Từ năm 1983, chùa được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc. Nơi đây là một trong những điểm hút khách du lịch bậc nhất với vị trí đắc địa khi nằm giữa những ngọn núi hùng vĩ. Chùa có hơn 1.500 năm lịch sử, và nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thiếu Lâm tự cũng là nơi khai sinh môn phái cùng tên nổi danh khắp thế giới. Nó cũng được xem là nguồn gốc của một số võ công tại Trung Quốc, gắn liền với thành ngữ: Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm, nghĩa là mọi võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm. Chùa Thiếu Lâm nổi tiếng với mối liên hệ giữa Phật giáo và võ thuật. Đây là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa và nơi đào tạo những bậc thầy võ thuật.
Quyền thuật Thiếu Lâm được biết đến là "nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm". Môn phái này cũng có nhiều bài quyền nổi tiếng như Mai Hoa quyền, Ngũ hình quyền, Trường quyền, La Hán quyền..
Chùa được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. 32 năm sau đó, nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma đến đây sinh sống và từ đó trở đi, ngôi chùa được mở rộng, số lượng các nhà sư cũng tăng lên và danh tiếng ngày càng lan rộng. Bồ đề Đạt ma cũng là nhân vật huyền thoại, nổi tiếng và được tôn kính nhất tại Thiếu Lâm tự.
Xung quanh Thiếu Lâm tự, người ta mở nhiều trường học võ với quy mô lớn. Trong đó, trường lớn nhất, Tagou Wushu Thiếu Lâm tự, có hơn 35.000 võ sinh. Học viên có thể lựa chọn các khóa học ngắn hạn và bộ môn võ theo nguyện vọng.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi đến đây, Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư không có hình thể khỏe mạnh cho thiền định, thường ngủ gục khi thiền. Do đó, ông dạy cho các nhà sư một hệ thống các bài thể dục được gọi là Thập bát La hán chưởng. Dần dần, các động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm học võ để phòng thủ và rèn luyện sức khỏe.
Tiếng tăm về võ công của các nhà sư Thiếu Lâm tự bắt đầu nổi vào đầu đời nhà Đường. Một bia đá ở chùa dựng vào năm 728 tả lại việc các nhà sư chiến đấu, giúp Lý Thế Dân không ít trong cuộc chiến lên ngai vàng. Võ công của Thiếu Lâm tự đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh, khi hàng trăm nhà sư được phong hàm như tướng trong quân đội và đích thân chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn.
Sau hơn 1.500 năm tồn tại, nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc. Nó cũng từng nhiều lần bị hủy hoại, và được trùng tu. Tuy nhiên, danh tiếng về ngôi chùa chỉ thực sự hồi sinh từ sau năm 1982 khi bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt thủ vai chính thành công vang dội. Chùa được chính phủ cho tu bổ và trở thành điểm du lịch chính thức.
Hiện nay, chùa mở cửa một phần diện tích cho khách tham quan, với các công trình như Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình... Nơi nổi tiếng nhất đối với phần lớn du khách Việt khi đến đây tham quan có lẽ là Tàng Kinh các, nơi từng lưu giữ các bộ kinh sách quý về Phật pháp và võ thuật của Thiếu Lâm. Nơi đây cũng từng được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong một loạt tiểu thuyết kinh điển về kiếm hiệp Trung Quốc.
Nguồn: VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự
Quốc tế 08:00 15/10/2024Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...
Xem thêm