Giải thoát quan Phật giáo
Niết bàn của ta tùy thuộc nơi tấm thân một trượng này, “Nơi mà 4 nguyên tố cấu thành vật chất có đặc tính dính liền, duỗi ra, đốt cháy và di động không còn chỗ đứng.
Giải thoát là cốt lõi của đạo Phật
Trong lần chuyển pháp luân đầu tiên cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như ở Vườn Nai, Đức Phật đã chỉ rõ bốn chân lý của cuộc đời, đó là: Chân lý về Sự Khổ, Chân lý về Nguyên Nhân Của khổ, Chân lý về Sự Diệt Khổ và Chân lý Con Đường Đưa Đến Diệt Khổ.
Chân lý thứ 3, tức Chân lý về Sự Diệt Khổ hay cứu cánh rốt ráo của người tu học Phật là sự giải thoát khỏi sự đau khổ triền miên của sinh tử luân hồi, sự chứng đắc Niết bàn tịch tịnh.
Con đường đưa đến sự chứng đắc cứu cánh Niết bàn, nói một cách ngắn gọn, chính là con đường Bát chánh đạo, còn gọi là con đường Tam vô lậu học (Giới-Định-Tuệ), và nếu khai triển rộng là con đường 37 phẩm trợ đạo. Quá trình tu tập là quá trình chuyển hóa và đoạn trừ phiền não từng phần cho đến toàn phần.
Theo Phật giáo Nam truyền, chúng sinh có 10 kiết sử căn bản cần được đoạn trừ, đó là: 5 hạ phần kiết sử (thân kiến, giới cấm thủ, nghi, tham, sân) và 5 thượng phần kiết sử (sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh).
Hương vị giải thoát trong từng chén trà
- Hành giả đoạn trừ 3 kiết sử đầu của 5 hạ phần kiết sử (thân kiến, giới cấm thủ, nghi) sẽ chứng đắc quả Dự Lưu.
- Nếu tham, sân được làm cho muội lược (yếu đi), hành giả đắc quả Nhất Lai.
- Nếu tham, sân được đoạn tận, đắc quả Bất Lai.
- Nếu cả 5 thượng phần kiết sử được đoạn tận hoàn toàn, hành giả đắc Thánh quả A-la-hán.
Bốn Thánh quả là bốn trạng thái Niết bàn, hay bốn trạng thái giải thoát, từ giải thoát từng phần đến giải thoát toàn phần. Vậy Niết bàn là gì?
Định nghĩa:
Niết bàn hay chân lý trạng thái vắng mặt hoàn toàn khổ đau, là mục đích tối hậu của con đường tâm linh Phật giáo ngay đời này.
Niết bàn (Sanskrit: Nirvàna; Pàli: Nibbàna) gồm hai phần: “Ni” và “Vàna”. Ni là hình thức phủ định, không. Vàna có nghĩa là dệt, hay ái dục. Ái dục này được xem như sợi dây nối liền hai đời sống.
“Gọi là Niết bàn vì Niết bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời (ni) ra khỏi ái dục (vàna), sự thèm khát nhục dục”.[1]
Hoặc từ “Niết bàn” bắt nguồn từ tiếng “dập tắt” (nirva), nghĩa là dập tắt mọi phiền não, cho nên mới gọi là Niết bàn.[2]
Niết bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa đó là: Bất sinh, Giải thoát, Tịch diệt...
Phân loại:
- Phân loại theo tự tánh
- Theo sự còn dư y hay không còn dư y: Hữu dư y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn.
- Theo hành tướng thì có: Chơn không Niết bàn, Vô tướng Niết bàn, Vô nguyện Niết bàn.
Con đường đi đến Niết bàn:
Con đường đi đến Niết bàn là con đường Trung đạo, đó là con đường Bát chánh đạo (hay Giới-Định-Tuệ) hay nói rộng ra là 37 phẩm trợ đạo. Hành giả thực hành chánh niệm, thiền định trên nền tảng kinh Tứ Niệm Xứ.
Bản chất của Niết bàn:
Bản chất của Niết bàn là thanh tịnh. Người chứng Niết bàn được diễn tả như đạt trạng thái hoan hỷ, nhẹ nhàng như vừa đặt gánh nặng xuống, như người bịnh vừa khỏi bịnh, như người bị sự bức bách của nóng bức gặp bóng mát của cây, sự an ổn tuyệt đối khỏi các khổ ách (Itivuttaka 107, p.111), trạng thái hạnh phúc thanh tịnh, an lạc tuyệt vời (A.I.39, p.147).
Bản chất của Niết bàn cũng được diễn tả với một số cụm từ phủ định như: “Cảnh giới không sinh, không trở thành, không duyên sinh. Là một cảnh giới nơi đó không có đất, không nước, lửa gió. Nó cũng không phải là có sắc hay không sắc. Không có mặt trời, mặt trăng...(kinh Phật Tự Thuyết VIII, 1-3, p.80-81).
Giới luật là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát
Niết bàn có phải là hư vô không?
Niết bàn không phải là hư vô. Cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Ngôn ngữ thế gian không thể thích hợp để diễn đạt Niết bàn, vì Niết bàn là tuyệt đối, duy nhất và phải tự mình chứng ngộ.[3]
Niết bàn: Sự đoạn tận tái sinh
Do vô minh, ái và thủ, con người trôi lăn trong triền miên sinh tử. Do sự tích tụ thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, con người trôi lăn trong 6 nẻo để gặt hái hay trả cho các nghiệp của mình, như ngọn đèn khi còn tim và dầu, sẽ cháy thêm trong một thời gian. Bằng ngược lại, khi dầu hết, đèn tắt: khi vô minh, ái-thủ không còn, vòng xích 12 nhân duyên bị phá tung, chính là giải thoát.
Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy công thức cho một Tỳ kheo đắc quả A-la-hán là: “sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, sau đời hiện tại không còn đời sống nào khác”. Cũng như vậy qua lời cảm thán phút giây giác ngộ của Ngài trong những vần kệ số 153-154 Kinh Pháp Cú. Từ những Phật ngôn này cho chúng ta rút ra được những gì?
“Người chứng đắc Niết bàn không còn bị sự trói buộc của nghiệp lực. Khi còn ái dục là còn sinh tử. Khi phiền não đoạn tận thì Niết bàn hiển hiện, và không còn bị tái sinh do nghiệp lực”.
Phiền não và khổ đau gốc rễ của giải thoát
Niết bàn là thực hay không thực?
Có những bằng chứng cho ta khẳng định rằng Niết bàn là thực có. Trong các kinh, Đức Phật đề cập đến cảnh giới Niết bàn (Nirodhadhàtu) như sau:
Trong kinh Udàna (VIII.1-3), Phật khẳng định: “Này các Tỳ-kheo, có cảnh giới trong ấy không có đất, nước, lửa, gió... không mặt trời, mặt trăng...”. Bài kinh tiếp theo Phật nhấn mạnh: “Nếu không có cảnh giới mà nơi ấy không có sự sinh, sự trở thành, sự tạo tác, sự duyên sinh, thì sẽ không có sự thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi vô tận này. Chính vì có một cảnh giới như vậy mà có sự giải thoát sinh tử được hiển lộ.”
Và trong kinh Tương Ưng Bộ III, 85. tr. 109=p.93, Tôn giả Yamaka nói lên quan điểm rằng: “Đức Phật hay một vị A-la-hán, người đã đoạn tận lậu hoặc, sau khi chết là hết, là không còn gì”. Quan điểm này đã bị các Tỳ-kheo can ngăn và lên án... Sau đến ngài Xá Lợi Phất rầy dạy...
Và trong kinh Tương Ưng I, tr.97, khi vua Pasenadi của nước Kosala hỏi Phật rằng: Có một vật gì đang sinh ra trên cuộc đời, thế giới này mà có thể thoát khỏi biến hoại và chết chóc không? - Phật nói: không, chỉ trừ Pháp của bậc Giới Đức. Bản sớ giải Trường bộ (DA.III, p.123) cho rằng Dhamma ở đây là: 9 cảnh giới siêu thế = Dhammakàya (Pháp thân)=Nibbàna.
Và trong Trung bộ Kinh III (M. III, p.245), Phật tuyên bố Nibbàna là Chân lý cao nhất của bậc Thánh (Paramam ariyasaccam) và không chịu sự biến hoại.
Tóm lại, Phật giáo Theravada tin tưởng Niết bàn là có thực.
Hiểu về Sinh Tử - Cơ hội giải thoát ngàn vàng
Niết bàn ở đâu?
Trong kinh Na Tiên Tỳ khưu vấn đáp (Milinda Panha), Đại đức Nàgasena giải đáp câu hỏi ấy như sau:
“Không có nơi nào, nhìn về hướng Tây, hướng Nam, hướng Đông, hướng Bắc, phía trên, phía dưới, hay phía ngoài, mà có thể nói đó là Niết bàn. Tuy nhiên Niết bàn thực sự có, và người nào sinh sống chơn chánh, giới hạnh trang nghiêm, và chú tâm minh sát, dầu ở Hy Lạp, Trung Hoa... đều có thể thành tựu đạo quả Niết bàn.
Như lửa, không phải tích trữ ở một nơi đặc biệt nào, nhưng khi hợp đủ điều kiện thì lửa phát sinh. Cùng thế ấy, ta không thể nói Niết bàn ở đâu nhưng khi đạo đủ duyên đầy thì quả Niết bàn được thành tựu.”
Trong Tương Ưng Bộ, kinh Rohitassa, có ghi lại những Phật ngôn sau đây:
“Như Lai tuyên bố rằng thế gian, nguồn gốc thế gian, sự chấm dứt thế gian, và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian, đều nằm trong tấm thân một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng.” (Theo Đức Phật và Phật pháp, tr.527).
Như vậy Niết bàn của ta tùy thuộc nơi tấm thân một trượng này, “Nơi mà 4 nguyên tố cấu thành vật chất có đặc tính dính liền, duỗi ra, đốt cháy và di động không còn chỗ đứng.” (K.S.I, p.23).
Trong kinh Udàna,[4] Đức Phật dạy: “Này chư Tỳ-kheo, mặc dầu bao nhiêu nước từ sông ngòi kênh rạch và các trận mưa to từ trên trời đổ xuống chảy dồn về biển cả, nhưng không vì thế mà mực nước biển dâng lên quá cao hay xuống quá thấp. Cũng dường thế ấy, không vì lẽ có nhiều vị Tỳ-kheo nhập Đại Niết bàn mà Niết bàn quá đông đúc hay quá thưa thớt”.
Do đó, theo quan điểm ngài Nàrada Thera, Niết bàn không phải là một cảnh Trời nào đó dành riêng cho một cá thể xuất chúng mà là một pháp (Dhamma), một sự thành tựu mà mọi chúng sinh đều có thể đạt đến.
Cơ hội giải thoát của vong linh trong 49 ngày
Chấp thuận rằng không có một nơi nào gọi là Niết bàn, vua Milinda hỏi Đại Đức Nàgasena: Căn cứ trên nền tảng nào ta có thể sửa soạn dọn đời sống cho được chứng ngộ Niết bàn? Đại Đức Nàgasena trả lời: Phẩm hạnh là căn bản. Bởi vì, nếu vững vàng đặt nền tảng trên phẩm hạnh và thận trọng nhiếp tâm quán tưởng thì dầu ở bất cứ nơi nào,... người đã sửa dọn, sống đời chơn chánh, sẽ thành tựu đạo quả Niết bàn.[5]
Theo Luận Câu Xá của Ngài Thế Thân, Niết bàn là trạng thái trong đó 37 Phẩm Trợ Đạo trở nên trọn vẹn. Và theo trường phái Satyasiddhi thì Niết bàn đồng nghĩa với Pháp thân (Dharmakàya) và được cấu tạo bởi 5 tính chất: Giới trọn vẹn, Định trọn vẹn, Tuệ trọn vẹn, Giải thoát và Giải thoát tri kiến trọn vẹn.
Cái gì sẽ thọ Niết bàn?
Khi vị A-la-hán tịch, thức diệt, vậy cái gì thọ Niết bàn?
Tăng Chi IV.34, p.279, Udàyin cũng đặt câu hỏi trên với ngài Xá Lợi Phất. Ngài trả lời rằng: Như người bịnh nay khỏi bịnh, người ấy sung sướng, cảm thấy phỉ lạc, hạnh phúc, nhẹ nhàng. Cũng vậy, chúng sinh bị trói buộc bởi 5 dục trưởng dưỡng như người bị bệnh phải sinh thân 5 uẩn, tiếp nối đời sống. Khi vị ấy không còn bị trói buộc vào đó nữa, như người hết bịnh, không còn sinh thân 5 uẩn, nghĩa là không tái sinh vào bào thai, được xem là hạnh phúc, là Niết bàn trong ý nghĩa đó.
Tài liệu tham khảo:
1. KIMURA TAIKEN (Thích Quảng Độ dịch), Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, Khuông Việt XB.
2. NARADA (Phạm Kim Khánh dịch), Đức Phật và Phật pháp.
3. KIMURA TAIKEN (Thích Quảng Độ dịch), Tiểu Thừa Phật giáo Tư Tưởng Luận.
4. KIMURA TAIKEN (Thích Quảng Độ dịch), Đại thừa Phật giáo Tư tưởng Luận.
5. Thích Nhật Từ, Niết bàn: Bản Chất và Mục Tiêu Giác Ngộ (từ Internet).
Chú thích:
[1] NARADA, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp, Pháp viện Minh Đăng Quang ấn tống, 1970, tr.511.
[2] KIMURA TAIKEN, Thích Quảng Độ dịch, Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, Khuông Việt, tr.416.
[3] Narada (Phạm Kim Khánh dịch), Đức Phật và Phật pháp, Pháp viện Minh Đăng Quang ấn tống, 1970, tr. 512-517; Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận, tr.420-425.
[4] Woodward, Verses Of Uflift, p.56-67.
[5] Questions of king Milindapanda., p.202-204.
- Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm