Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/11/2019, 10:39 AM

Giới luật là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát

Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng và đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộ của đạo Vô thượng bồ đề. Nếu xa lìa thiền định và tuệ thì giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu hành giả không thực hành giới hạnh thì định và tuệ không thể nào hoàn thành được.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Giác ngộ và giải thoát là sự thông suốt hai mặt sự và lý của các pháp. Nhờ tâm trí sáng suốt mà cởi bỏ được sự trói buộc của hoặc nghiệp, thoát ra khỏi tam giới và chứng đắc Niết bàn. Điển hình trong bài kinh đầu tiên, đức Phật thuyết minh bốn sự thật (Tứ đế). Trong đó, Đạo đế là phần thực hiện cụ thể cho ai nấy đều thể nghiệm được sự an lạc và giải thoát nơi tâm. Thông thường, khi làm một việc gì trước hết phải hiểu biết toàn bộ sự việc, kế đó là quá trình diễn tiến xảy ra như thế nào, và cuối cùng thì mới bắt tay vào làm việc. Pháp Tứ đế cũng được thiết lập theo trật tự đó. Điều đầu tiên là chúng ta nhận thức được cuộc sống khổ não của nhân sinh, kế đến là truy tìm nguyên nhân chính yếu của sự khổ và cảnh an lạc giải thoát sau khi hết khổ. Cuối cùng là biện pháp, hành động cụ thể sáng tỏ để tu tập, nhằm đạt được giác ngộ. Con đường tu tập này chính là Bát chánh đạo, nó là pháp tu căn bản cho những ai muốn thoát khỏi u tối, luân hồi khổ lụy. Đồng thời cũng chính là giáo lý mở rộng của ba pháp tu hết sức căn bản là Giới – Định – Tuệ, cho dù hành giả tu theo tông phái nào đi nữa, thì vẫn không ngoài pháp môn Tam vô lậu học này.

Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng và đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộ của đạo Vô thượng bồ đề. Đứng ở phương diện tu tập mà nói, nếu xa lìa thiền định và tuệ thì giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu hành giả không thực hành giới hạnh thì định và tuệ không thể nào hoàn thành được.

Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng và đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộ của đạo Vô thượng bồ đề. Đứng ở phương diện tu tập mà nói, nếu xa lìa thiền định và tuệ thì giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu hành giả không thực hành giới hạnh thì định và tuệ không thể nào hoàn thành được.

Giới hay giới luật được xây dựng trên quan niệm của một tình thương rộng rãi trong cuộc sống, một tình thương có trí tuệ phân biệt chánh tà. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là ba năng lực tinh thần giúp con người có đạo hạnh thanh cao và trí tuệ sáng suốt, hầu xây dựng một cuộc sống an lạc và thanh tịnh, hài hòa trong mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân và cộng đồng tập thể.

Bài liên quan

Định là quá trình thanh tịnh hoá tâm, tìm ra lý Nhân quả, xác quyết loại trừ và nhổ tận gốc những phiền não, lậu hoặc (Chánh tinh tấn), ngăn chặn những điều xấu ác và phát triển điều thiện (Chánh niệm). Cột chặt những vọng tưởng tâm lý, đưa quá trình quan sát từ tri giác đến thể nhập, hiểu biết được thực tướng của sự vật (Chánh định). Ở đây có điểm đặc biệt đáng lưu ý là thiền định hay thiền quán không nhắm vào những điều hư vô, huyền ảo, trái lại đối tượng của thiền là những hiện thực như vật lý, sinh lý, tâm lý, ý niệm…tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống hiện tại.

Tuệ là tri kiến cao minh, nó tổng hợp sự hiểu biết về các mặt quy luật tồn tại biến đổi của mọi sự vật và hiện tượng theo quy luật nhân quả hoặc theo lý duyên sinh. Đặc điểm của tuệ giác bao gồm nội dung của những tri kiến trừu tượng “thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần”, nó bao gồm cả hai nhánh chánh tư duy và chánh tri kiến. Ta phải có chánh tư duy để viễn ly các thứ chấp thủ như dục thủ, giới cấm thủ, kiến thủ, ngã luận thủ để thanh tịnh hoá tâm lý và khai sáng trí tuệ. Đồng thời, trong kinh Đại bát Niết bàn, đức Phật dạy: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn ,hạnh phúc lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”.   

Việc tu trì giới luật là vô cùng quan trọng, vì ai tu tập giới luật trọn vẹn thì sẽ đạt kết quả tốt. Bởi lẽ, hầu hết các giới đều khởi đầu bằng định từ “không” đối với phạm trù của ác, nhằm thánh thiện hóa con người thẳng đến mục đích giải thoát tâm linh: “Rằng xa thật xa là khoảng cách giữa chỗ mặt trời mọc và mặt trời lặn, nhưng thật sự còn xa hơn là sự sai khác giữa một người làm điều lành và một người làm điều ác”.

Việc tu trì giới luật là vô cùng quan trọng, vì ai tu tập giới luật trọn vẹn thì sẽ đạt kết quả tốt. Bởi lẽ, hầu hết các giới đều khởi đầu bằng định từ “không” đối với phạm trù của ác, nhằm thánh thiện hóa con người thẳng đến mục đích giải thoát tâm linh: “Rằng xa thật xa là khoảng cách giữa chỗ mặt trời mọc và mặt trời lặn, nhưng thật sự còn xa hơn là sự sai khác giữa một người làm điều lành và một người làm điều ác”.

Bài liên quan

Như thế, Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng và đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộ của đạo Vô thượng bồ đề. Đứng ở phương diện tu tập mà nói, nếu xa lìa thiền định và tuệ thì giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu hành giả không thực hành giới hạnh thì định và tuệ không thể nào hoàn thành được. Đồng thời nhờ có thực hành Giới hạnh mà Định và Tuệ mới trở nên thuần chơn. Vì vậy, trước khi nhập Niết bàn, đức Phật đã di huấn lại cho hàng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới. Như người mù được  mắt sáng, nghèo nàn được của báu, phải biết tịnh giới này là đức thầy cao cả của các ông. Nếu ta còn ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy. Thế nên, các Tỳ kheo ai giữ gìn tịnh giới thì người đó có thiện pháp, không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó, mà biết tịnh giới là an ổn, là nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”.

Vậy, qua những điều vừa nêu trên, ta thấy rằng việc tu trì giới luật là vô cùng quan trọng, vì ai tu tập giới luật trọn vẹn thì sẽ đạt kết quả tốt. Bởi lẽ, hầu hết các giới đều khởi đầu bằng định từ “không” đối với phạm trù của ác, nhằm thánh thiện hóa con người thẳng đến mục đích giải thoát tâm linh: “Rằng xa thật xa là khoảng cách giữa chỗ mặt trời mọc và mặt trời lặn, nhưng thật sự còn xa hơn là sự sai khác giữa một người làm điều lành và một người làm điều ác”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Trong ta có Phật

Góc nhìn Phật tử 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Góc nhìn Phật tử 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Mưa chùa

Góc nhìn Phật tử 09:18 17/04/2024

Tiết trời đã vào trung tuần tháng hai, ấy vậy vẫn còn dư âm những ngày đầu Xuân - một chút mưa phùn, chút se lạnh, chút nhớ thương đến nao lòng. Có phải chăng “trời buồn trời đổ cơn mưa” nên kéo theo lòng người cũng chùn xuống, chẳng muốn làm gì ngoài được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp.

Xem thêm