Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/10/2019, 08:00 AM

Giải tỏa cô đơn lúc lâm chung

Khi đối diện với sự vô vị, người cao tuổi cần phải tu tập rất nhiều. Tu tập để tâm mình không trách móc, không khởi lòng sân hận, nuôi dưỡng lòng tha thứ và cảm nhận được những việc làm của mình là không vô vị. Chỉ cần quán tưởng trong hành động thì giá trị hành vi trở nên có giá trị.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Chẳng hạn, người làm công việc quét dọn đường phố ở những nơi nghèo khó có được đồng lương chỉ vừa đủ sống. Nếu họ quán tưởng hành động quét rác đó mang lại lợi ích cho nhiều người, xem như họ gieo được cái nhân làm đẹp cuộc đời. Sinh ra trong kiếp sau, do quả phước lớn đó mà họ có được thân hình đẹp, mọi người quý mến.

Bài liên quan

Trong hiện tại, động tác quét rác ấy mang lại cái đẹp cho con đường là hết, nhưng kiếp sau, do phước lực của sự phát tâm ấy, họ có thể có được tấm thân xinh xắn lại được trang hoàng lộng lẫy bằng những vật trang sức bốn mùa. Quán chiếu trong từng động tác quét rác, xem đây là việc làm không phải chỉ vì đồng lương, vì trách nhiệm mà ta làm vì hạnh nguyện Bồ-tát thì phước lực sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trong văn học Đại thừa, có vị Bồ-tát tên là Trì Địa phát nguyện vác đất đắp đường, thu lượm gai góc trên mặt đường để người đi qua không bị giẫm đạp, vấp ngã và trầy xước. Khi dọn rác trên đường, ngài luôn cầu mong “ông đi qua, bà đi lại” trên con đường này được an lành. Ngày nay, người quét đường lấy hạnh nguyện trong phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm mà nguyện rằng, trong động tác quét rác này, tôi mong cho cuộc đời này được vơi bớt tệ nạn xã hội, bớt nỗi khổ niềm đau và những bế tắc trong mỗi gia đình. Cứ quán tưởng, cứ nguyện cầu trong từng động tác quét rác thì ngoài phước báu mang lại vẻ đẹp, sự sung mãn, còn có được những giá trị thăng hoa về tâm linh rất lớn.

Đối với những người có bán cầu não về cảm xúc lớn hơn bình thường thì nỗi khổ niềm đau của họ sẽ gia tăng rất lớn. Còn những người có cảm xúc mạnh thì chỉ cần một mặc cảm nho nhỏ như thấy người khác có người đến thăm, mình không có, bỗng dưng nỗi khổ niềm đau trào dâng, từ đó, sinh ra tâm lý ganh tị, không tùy hỷ khi thấy người khác hạnh phúc. Những cảm giác ấy, nếu duy trì đến khi đi vào hôn mê dẫn đến cái chết sẽ làm người chết tái sinh vào cảnh giới không an lành.

Đối với những người có bán cầu não về cảm xúc lớn hơn bình thường thì nỗi khổ niềm đau của họ sẽ gia tăng rất lớn. Còn những người có cảm xúc mạnh thì chỉ cần một mặc cảm nho nhỏ như thấy người khác có người đến thăm, mình không có, bỗng dưng nỗi khổ niềm đau trào dâng, từ đó, sinh ra tâm lý ganh tị, không tùy hỷ khi thấy người khác hạnh phúc. Những cảm giác ấy, nếu duy trì đến khi đi vào hôn mê dẫn đến cái chết sẽ làm người chết tái sinh vào cảnh giới không an lành.

Dù cho “gần đất xa trời”, bị con cái hay xã hội chối bỏ, đời sống khó khăn và bệnh tật khống chế, ta phải thấy được từng động tác nho nhỏ của mình vẫn mang lại giá trị trong đời, theo đó mà sống an vui. Dù là người khỏe mạnh, giàu sang, phú quý không bệnh tật, không có người thân nằm trong bệnh viện thì mỗi tháng một lần, cũng nên vào những bệnh viện, những nơi nuôi dưỡng người khuyết tật, quan sát những ông già, bà lão yếu đuối, đi đứng không vững, sinh hoạt gắn liền với chiếc xe lăn hoặc các phương tiện trợ sinh khác như cây gậy, máy trợ thính, máy trợ tim v.v…để cảm nhận được nỗi khổ đau của họ, mà không dám phung phí sức khỏe của mình và gieo trồng hạt giống của lòng từ bi.

Bài liên quan

Trực tiếp chứng kiến các cảnh khổ đau ấy, có người do xúc cảm quá lớn về nhà ăn không ngon, ngủ không yên, trong lòng sợ hãi không muốn đến những nơi ấy nữa. Cảm xúc thương cảm dẫn đến sự chạy trốn như vậy làm cho hạt giống từ bi bị lép đi. Đây là điểm đặc biệt của các nhà sư Thái lan và Campuchia. Các vị ấy làm việc một cách tận tình, không làm hình thức, không làm lấy điểm với ai, họ xem những bệnh nhân như người thân của mình.

Các nhà sư biểu hiện tình cảm của mình qua hành động gần gũi như dùng tay sờ nắn những vị trí đau của bệnh nhân và nguyện xin truyền lòng từ bi của mình qua thân thể người bệnh, qua từng tế bào để người kia bớt đau đớn. Đây là hình thức gieo trồng hạt giống công đức của mình vào người khác.

Dù cho người kia có hiểu được ngôn ngữ của mình hay không, mặc cho người kia có thiện cảm với mình hay không, kể cả người không cùng tôn giáo với mình, tất cả điều ấy đều không làm trở ngại việc thiết lập tâm ngôn giữa hai bên. Tâm ngôn tức là lời của tâm, chất liệu của tâm, là thứ ngôn ngữ không lời mà mọi đối tượng đều cảm nhận được, có khả năng làm vơi đi những nỗi khổ niềm đau trong họ.

Những hành động đơn giản, không tốn tiền, lại làm cho đời sống của ta có ý nghĩa, tại sao ta không làm? Có người từ phương xa đến, không biết ngôn ngữ bản địa, không giao tiếp được với người bản xứ, họ trở nên cô quạnh hơn. Trong trường hợp ấy, ta phải dùng ngôn ngữ của tâm thông qua thái độ và hành động họ vẫn hiểu được. Là người Phật tử, chúng ta có thể vượt qua rào cản tôn giáo để chăm sóc bệnh nhân đạo Tiên Chúa, đạo Tin lành hay Hồi giáo v.v…Điều đó là thể hiện ngôn ngữ của tâm.

Người làm nghề chữa bệnh đừng sợ không giàu. Chính động tác của y đức muốn cho bệnh nhân sống khoẻ mạnh làm cho phước lực của người thầy thuốc tăng gấp ba, gấp bốn lần. Đó là hệ quả tất yếu do tấm lòng của người thầy thuốc đến với bệnh nhân bằng trách nhiệm, bằng chất liệu cảm thông và lòng thương yêu chân thật.

Người làm nghề chữa bệnh đừng sợ không giàu. Chính động tác của y đức muốn cho bệnh nhân sống khoẻ mạnh làm cho phước lực của người thầy thuốc tăng gấp ba, gấp bốn lần. Đó là hệ quả tất yếu do tấm lòng của người thầy thuốc đến với bệnh nhân bằng trách nhiệm, bằng chất liệu cảm thông và lòng thương yêu chân thật.

Không nên tặng tượng Phật, kinh Phật cho người già cô đơn khi họ chưa hiểu văn hoá đạo Phật, bởi khi tặng tượng Phật, kinh Phật như vậy, có thể họ bị dị ứng. Thành trì của truyền thống văn hoá trở thành cản lực đẩy ra ngoài những gì xa lạ với nó.

Đối với người không cùng tín ngưỡng, ta không cần làm công việc chuyển đổi tôn giáo, chỉ cần truyền đến họ chất liệu tâm linh, hồi hướng công đức, phước lực, niềm hạnh phúc hoặc những phước báu bằng ngôn ngữ của tình thương. Tậm chí họ là người tàn tật, khiếm thị hay câm điếc, tuy họ không nghe, không thấy, nhưng họ vẫn có thể thiết lập được truyền thông, cảm nhận và thấu hiểu được ngôn ngữ bằng hành động phát xuất từ con tim của mình. Đối với người câm điếc, người mù, thính giác, thị giác của họ hoạt động với cường độ cao gấp ba, bốn lần so với người bình thường.

Bài liên quan

Ví dụ, người mù bị bệnh, nằm bệnh viện, thông qua cách thức chăm sóc bệnh nhân của các y tá, qua cách đặt ly nước xuống bàn hay động tác tặng quà để vào lòng bàn tay của họ nặng hay nhẹ, những âm thanh nho nhỏ đó để lại trong họ những ấn tượng rất lớn. Những ấn tượng này cho phép họ phân biệt được đây là cô A hay cô B v.v... Do vậy, khi ta sử dụng tâm ngôn để thiết lập truyền thông họ cảm nhận và thấu hiểu được rõ ràng tấm lòng của mình đối với họ.

Những người hành nghề bác sĩ, y tá mà hiểu biết thêm đạo lý Phật giáo thì phước báu sẽ gia tăng nhiều và y đức cũng trưởng thành. Lúc ấy, họ không chỉ làm việc để hưởng lương, họ làm việc với tất cả tấm lòng thương yêu người bệnh. Người bác sĩ có thể làm giàu không trên sự đau khổ vì bệnh tật của người khác, mà họ làm giàu từ lòng từ bi. Khi khám bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ nên lấy tiền vừa phải, không quá mức công sức của mình.

Các nhà sư biểu hiện tình cảm của mình qua hành động gần gũi như dùng tay sờ nắn những vị trí đau của bệnh nhân và nguyện xin truyền lòng từ bi của mình qua thân thể người bệnh, qua từng tế bào để người kia bớt đau đớn. Đây là hình thức gieo trồng hạt giống công đức của mình vào người khác.

Các nhà sư biểu hiện tình cảm của mình qua hành động gần gũi như dùng tay sờ nắn những vị trí đau của bệnh nhân và nguyện xin truyền lòng từ bi của mình qua thân thể người bệnh, qua từng tế bào để người kia bớt đau đớn. Đây là hình thức gieo trồng hạt giống công đức của mình vào người khác.

Bài liên quan

Người làm nghề chữa bệnh đừng sợ không giàu. Chính động tác của y đức muốn cho bệnh nhân sống khoẻ mạnh làm cho phước lực của người thầy thuốc tăng gấp ba, gấp bốn lần. Đó là hệ quả tất yếu do tấm lòng của người thầy thuốc đến với bệnh nhân bằng trách nhiệm, bằng chất liệu cảm thông và lòng thương yêu chân thật.

Cần học theo tâm ngôn của Phật giáo để những ông bà bị con cháu bỏ rơi không cảm thấy khổ đau, nhất là do cảm xúc tưởng tượng làm cho khổ đau gia tăng theo cấp số cộng hay cấp số nhân. Đối với những người có bán cầu não về cảm xúc lớn hơn bình thường thì nỗi khổ niềm đau của họ sẽ gia tăng rất lớn. Còn những người có cảm xúc mạnh thì chỉ cần một mặc cảm nho nhỏ như thấy người khác có người đến thăm, mình không có, bỗng dưng nỗi khổ niềm đau trào dâng, từ đó, sinh ra tâm lý ganh tị, không tùy hỷ khi thấy người khác hạnh phúc. Những cảm giác ấy, nếu duy trì đến khi đi vào hôn mê dẫn đến cái chết sẽ làm người chết tái sinh vào cảnh giới không an lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm