Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/09/2019, 15:42 PM

Chết là lẽ đương nhiên

Ta chỉ một lòng tin sâu nhân quả, không làm việc xấu ác mà hay làm việc thiện lành, tốt đẹp, sẵn sàng buông xả hai điều ưa - ghét vì được và mất thì sẽ bình thản, an nhiên, tự tại trong mọi hoàn cảnh.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật 

Vô thường là một cái thấy giúp ta tiếp cận được với vô ngã, với duyên sinh và sau đó với Niết bàn. Vô thường rất mầu nhiệm. Đó là một ngón tay chỉ cho ta thấy mặt trăng. Nó là cứu tinh của ta.

Vô thường là một cái thấy giúp ta tiếp cận được với vô ngã, với duyên sinh và sau đó với Niết bàn. Vô thường rất mầu nhiệm. Đó là một ngón tay chỉ cho ta thấy mặt trăng. Nó là cứu tinh của ta.

Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến thiền viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.

Con muốn gia đình, người thân được sống an vui, hạnh phúc lâu dài chớ con đâu muốn gia đình con chết chóc, đau thương như thế. Kiểu chết hàng loạt như vậy thật khủng khiếp, hãi hùng.” Thiền sư từ tốn trả lời: “Ta chúc phúc như vậy là mong cho gia đình anh được đại phước đức. Vì sao? Vì gia đình nào mà được chết theo thứ tự từ lớn đến nhỏ quả là có phước báo to lớn.

Bài liên quan

Nếu trong một gia đình ông bà còn sống mà con cháu cứ chết dần, chết mòn thì thử hỏi gia đình đó có hạnh phúc được không? Hay là cành già không đổ mà lại đổ cành non. Có ai muốn như vậy không?”

Thế gian này thật hạnh phúc là nhờ chết có trật tự, tức là ông già rồi thì ông chết, cha già rồi thì cha chết, con già rồi thì con chết, rồi đến cháu-chắt-chít đều theo thứ tự mà ra đi có trật tự. Chết có logic thì được gọi là hạnh phúc trọn vẹn, gia đình nào khi ông bà cha mẹ còn sống sờ sờ mà con cháu, chắt chít đều chết trước quả là một bất hạnh lớn lao. Như vậy, chúng ta thấy theo cách nhìn của thế gian khi được thì vui, khi mất thì buồn; “được” cho là an vui, hạnh phúc; “mất” cho là bất hạnh, khổ đau.

Với cái nhìn của các vị Thiền sư thì được hay mất là lẽ đương nhiên của cuộc đời, do đó không có gì để ta đáng phải bận tâm buồn phiền, lo lắng. Cho nên, “Sinh như đắp chăn Đông, Tử như cởi áo Hạ”. Sinh ra hay mất đi là việc bình thường của thế gian, ai rồi cũng phải đến lúc như thế. Cũng như hoàn cảnh ta đang nghèo khó mà bỗng dưng trúng số 10 tờ độc đắc, đêm đó ta có chắc mình ngủ được hay phải thức trọn cả đêm? Vì từ xưa nay mình chưa bao giờ được như thế, nay khi được lại quá sức tưởng tượng nên không tài nào chợp mắt. Và cũng như thế khi có việc mất mát, đau thương, mọi thứ vất vả gầy dựng đều đội nón ra đi, ta bị sốc, bị buồn rầu, đau khổ mà tiếc nuối mãi.

Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Ảnh minh họa

Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Ảnh minh họa

Trong cuộc đời này có những việc thuận buồm xuôi gió nên ta được may mắn, tốt đẹp, hay còn gọi là “hên”. Ngược lại, những chuyện không may, xui rủi cứ đến với ta liên tục hết chuyện này đến chuyện khác. Chính vì những cái được - mất này mà làm ta dễ bị hụt hẫng, chới với, chơi vơi giữa dòng đời vô tận.

Bài liên quan

Ta cảm thấy đau lòng vì sự sống này luôn tràn ngập khổ đau, để rồi chịu chết trong si cuồng, khờ dại khi không đủ năng lực làm chủ bản thân, do đó trên oán trời, dưới trách đất, đổ thừa cho xã hội sao quá bất công. Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp.

Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.

Một tỳ nữ mang sữa dâng lên quý thầy được đựng trong bình cổ quý, cô vô tình bị té làm bình sữa bể tan tành. Ngài Xá Lợi Phất thấy vậy sợ phu nhân phiền não mà la rầy tỳ nữ nên liền đến khuyên nhủ: “Bình sữa đã bể thì không thể nào hàn gắn lại vì mọi thứ có tướng đều vô thường sinh diệt.”

Bà nói: “Thưa Tôn giả, con vừa mới nhận được tin 12 đứa con trai của con đã bị nhà vua hành hình vì lời tâu dối của kẻ nịnh thần”, đây quả là chuyện bất hạnh, đớn đau nhất đối với gia đình con; nhưng đến giờ con vẫn bình tĩnh sớt bát cho chư Tăng được đầy đủ mà không hề dao động, hoang mang. Việc cái bình đã bể ấy nào có vấn đề gì.”

Ta chỉ một lòng tin sâu nhân quả, không làm việc xấu ác mà hay làm việc thiện lành, tốt đẹp, sẵn sàng buông xả hai điều ưa - ghét vì được và mất thì sẽ bình thản, an nhiên, tự tại trong mọi hoàn cảnh. Ảnh minh họa

Ta chỉ một lòng tin sâu nhân quả, không làm việc xấu ác mà hay làm việc thiện lành, tốt đẹp, sẵn sàng buông xả hai điều ưa - ghét vì được và mất thì sẽ bình thản, an nhiên, tự tại trong mọi hoàn cảnh. Ảnh minh họa

Vị Phật tử này trước sự mất mát, đau thương quá lớn lao như thế mà vẫn thản nhiên, bình tĩnh, tự tại. Bà thật xứng đáng được tặng danh hiệu “Tám gió thổi chẳng động.” Chuyện đau lòng đến thế mà bà vẫn tỉnh như không để lo việc cúng dường chư Tăng được đầy đủ, trọn vẹn. Việc mất một lúc 12 đứa con trai trong cuộc đời ít có biến cố nào lớn lao hơn thế. Con người trước những thuận nghịch hoàn cảnh thường luôn thể hiện cảm xúc vui buồn rõ rệt, khi được lợi thì vui mừng, hớn hở, muốn kiếm thêm; khi bị hao hụt, mất mát, hay tổn hại thì lại buồn rầu, tiếc nuối, khổ đau. Người thế gian lúc nào cũng loanh quanh, lẩn quẩn trong vòng được-mất, hơn-thua mà sinh ra phiền muộn, khổ đau hay vui vẻ, hạnh phúc.

Bài liên quan

Người phụ nữ này là một phu nhân quý phái được hưởng đầy đủ vinh hoa phú quý nhưng lại là một phật tử thuần thành, bà không bao giờ cống cao ngã mạn mà khinh thường mọi người. Ngược lại, bà luôn biết cung kính người tu hành chân chính, biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ hai bên, luôn thương tưởng, nâng đỡ kẻ bần cùng, cô độc.

Bà đã có lòng tin sâu Tam bảo nên không bao giờ tỏ thái độ giận hờn hay ghét bỏ một ai. Bà là người đầu tiên thỉnh cầu đức Phật cho hàng đệ tử tại gia thọ Bát quan trai một ngày một đêm để giúp cư sĩ có điều kiện tập sự hạnh xuất gia. Nhờ truyền thống tốt đẹp đó mà ngày nay các chùa mở khóa tu một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày. Bà xứng đáng được tôn vinh là người phụ nữ vẹn toàn cả hai mặt tài năng và đức hạnh.

Vào một lần nọ bà đi nghe Phật thuyết pháp, người tỳ nữ sơ ý bỏ quên chiếc áo choàng nạm ngọc quý trị giá hơn ngàn lượng vàng. Bà không quở mắng, rầy la cô tỳ nữ mà còn khen ngợi cô ta nhờ bỏ quên chiếc áo mà bà có dịp phát tâm xây dựng Tịnh xá từ số tiền đem áo đi bán. Vì giá trị của nó quá cao nên không ai mua nỗi, bà đã tự bỏ tiền ra mua lại.

Như vậy rõ ràng khi sống thì được, khi chết thì mất. Thấy rõ điều này chúng ta mới hiểu thấu chuyện được-mất là lẽ đương nhiên, không có gì đáng cho ta phải lo lắng, bận lòng. Ảnh minh họa

Như vậy rõ ràng khi sống thì được, khi chết thì mất. Thấy rõ điều này chúng ta mới hiểu thấu chuyện được-mất là lẽ đương nhiên, không có gì đáng cho ta phải lo lắng, bận lòng. Ảnh minh họa

Trở lại câu chuyện khi bà đang cúng dường trai Tăng và nghe tin 12 đứa con đều bị giết vì lời tâu dối của nịnh thần. Chúng ta thấy, điểm đáng kính nể và khâm phục nơi bà là sự bình tĩnh, thản nhiên trước sự mất mát quá lớn lao. Có nhiều cha mẹ trong nhà chỉ có một đứa con bị bệnh hay bị chết họ đã khóc thương rất thảm thiết như mất đi điều quý nhất trên đời. Họ khổ đau, tiều tụy, mất ăn mất ngủ trong nhiều ngày trước cơn gió mất mát, đau thương.

Bài liên quan

Với vị mệnh phụ phu nhân này, việc sinh được 12 đứa con trai và đều được làm quan trong triều đại phong kiến là một chuyện không dễ gì nhà nào cũng có được. Đùng một cái 12 đứa con đều bị giết bởi chế độ phong kiến độc tôn, vậy mà bà vẫn không hề xao xuyến hay dao động, vẫn bình tĩnh cúng dường đúng lễ như không có chuyện gì xảy ra. Bà xứng đáng được tặng danh hiệu người phụ nữ siêu việt của mọi thời đại vì “Tám gió thổi chẳng động”. Thật sự, Tám cơn gió lốc cuộc đời chỉ cuốn trôi những ai còn tham lam, ích kỷ, đam mê hưởng thụ những lạc thú trần gian.

Trong cõi thế gian vốn bất toàn, tương đối, cuộc sống con người có khi lên voi, gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp, công việc làm ăn suôn sẻ nên kiếm được nhiều tiền xây nhà cao cửa rộng, gia đình được cơm no áo ấm, sống vui vẻ với nhau. Những lúc như thế chúng ta cảm thấy hạnh phúc, an nhiên vì hiểu được ta có quả báo tốt đẹp hôm nay là do nhân tốt đã tạo trong quá khứ.

Tuy nhiên, nếu gặp hoàn cảnh bất hạnh, khổ đau, không như ý như vị mệnh phụ nói trên chắc ta không chịu nổi dù vẫn biết cuộc đời luôn vô thường thay đổi, được và mất là hai ngọn gió luôn làm cho ta vui mừng, phấn khởi hoặc phiền muộn, khổ đau. Có một điều không ai có thể chối cãi là khi mình được sinh ra thì ta ăn mừng sinh nhật, nên gọi là “được”. Khi có tang sự trong nhà, người thân hay chính ta qua đời thì gọi là “mất”, nên vì thế phải làm đám tang để bà con cô bác, hàng xóm láng giềng đến chia buồn, đưa tiễn.

Như vậy rõ ràng khi sống thì được, khi chết thì mất. Thấy rõ điều này chúng ta mới hiểu thấu chuyện được-mất là lẽ đương nhiên, không có gì đáng cho ta phải lo lắng, bận lòng. Ta chỉ một lòng tin sâu nhân quả, không làm việc xấu ác mà hay làm việc thiện lành, tốt đẹp, sẵn sàng buông xả hai điều ưa - ghét vì được và mất thì sẽ bình thản, an nhiên, tự tại trong mọi hoàn cảnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Xem thêm