Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/10/2013, 09:51 AM

Giản biệt giữa tu phước và tu huệ

Xin giản biệt giữa tu phước và tu huệ khác nhau như thế nào?

Tu phước và tu huệ khác nhau trên ý niệm và trên kết quả. Thế nào khác nhau trên ý niệm? Như chúng ta thấy một người nghèo khổ, động lòng từ bi, chúng ta tìm cách giúp đỡ cho họ. Từ đó, chúng ta bố thí cho họ  tiền bạc, của cải v.v… để cho họ được no cơm ấm áo. Đó là chúng ta khởi niệm tu phước.

Còn khởi niệm tu huệ là sao? Khi chúng ta khởi nghĩ đi đến chùa để học hỏi nghe giáo lý Phật dạy, liền đó chúng ta đi ngay. Và khi đến chùa, chúng ta vào lớp học để nghe quý thầy giảng dạy. Trong khi nghe, chúng ta chăm chú nghe từng lời nói của vị giảng sư rồi chúng ta suy nghĩ thật chính chắn qua từng lời nói, sau đó, chúng ta đem ra ứng dụng thật hành để được lợi lạc cho bản thân ta.

Như vậy, giữa hai ý niệm khác nhau, một đàng là chúng ta khởi niệm muốn giúp đỡ người khác để chúng ta được có phước. Ngược lại, đằng nầy, chúng ta khởi nghĩ học hỏi chánh pháp để trau dồi trí năng của chúng ta, ngày thêm được sáng suốt hơn. Như vậy, rõ ràng có sự khác biệt ở nơi cái nhân của Ý Niệm. Và khi kết quả cũng có khác nhau.

Kết quả của sự bố thí, cúng dường, thì chúng ta hưởng được phước báo giàu sang, an vui. Ngược lại, kết quả của sự trau dồi học hỏi qua 3 phương pháp: “Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ”, kết quả, chúng ta sẽ được trí huệ sáng suốt. 
 Ảnh minh họa

Như thế, tu phước, thì xuất phát từ lòng từ bi, vì có thương người, thương vật nên chúng ta mới thi ân giúp đỡ. Còn tu huệ, thì xuất phát từ lý trí, biện biệt được lẽ chánh tà chân ngụy.

Trong kinh Phật dạy, người phật tử cần phải gia công tu tập cả hai: “Phước trí lưỡng toàn mới phương tác Phật”. Chúng ta không nên chỉ tu nghiêng một bên.

Nếu chỉ đặt nặng một bên, thì chẳng những không đạt được kết quả tốt đẹp lợi lạc, mà còn gây ra nhiều tai hại nữa. Nếu chỉ có từ bi mà không có trí huệ đi kèm, thì từ bi đó dễ trở thành mù quáng. Ngược lại, chỉ có biết tu huệ không thôi, thì đó là trí huệ khô, chẳng làm lợi lạc cho ai. Vì vậy, người phật tử cần phải tu hết cả hai vậy. 

Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Xem thêm