Thứ năm, 14/09/2023, 10:30 AM

Giáo lý “Tứ y” là gì?

Giáo pháp tứ y trong đạo Phật là giáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.

1. Y Pháp bất y nhân 

Y theo giáo pháp chẳng y theo người:

Pháp Phật là lẽ thật, là chân lý, quý báu vô lượng.

Người giảng nói pháp ấy tuy có hành vi không chân chánh, nếu mình vì chút hành vi đó không tin nhận hoặc không chịu đến nghe ắt sẽ mất phần lợi lạc.

Để gạt bỏ tâm phân biệt tỵ hiềm này Phật dạy chúng ta phải cố gắng học hỏi rồi y cứ giáo pháp Phật dạy để tu hành, mặc dù người giảng dạy có tốt hay xấu không cần thiết.

Xưa khi còn làm hạnh Bồ Tát, Phật vẫn đến nghe Dã Can nói pháp.

Trong Luận Đại Trượng Phu có dụ như trong thùng rác nhơ có hòn ngọc quý, chúng ta đừng ngại vì thùng rác nhơ mà không chịu thò tay lấy ngọc.

Nghĩa y pháp bất y nhân là như vậy.

2. Y nghĩa bất y ngữ.

Y theo nghĩa lý chẳng y theo văn tự ngôn ngữ:

Nghĩa Phật nói ra nhằm dạy chúng ta đạt được chân lý, lẽ thật của sự vật.

Người học phải y theo nghĩa đó mà tu hành để đạt chân lý, đừng chạy theo phân biệt văn tự ngôn ngữ, dù ngôn ngữ văn tự đó có kém dở, có vụng về, chúng ta cũng không nên cố chấp.

Giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh

121733207_1318618648488945_1578481249578439784_n

3. Y trí bất y thức. 

Y theo trí không y theo tình thức phân biệt:

Dùng trí để quán xét mới hợp chân lý.

Trái lại, thức thì hợp với tình cảm, tình cảm là theo nghiệp.

Vì vậy, muốn đạt được chân lý phải sống bằng trí tuệ, gạt bỏ mọi tình cảm phân biệt theo vọng thức.

4. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa. 

Y theo kinh điển liễu nghĩa, chẳng y theo kinh điển không liễu nghĩa:

Kinh điển Phật nói ra tùy căn cơ, tùy tâm bệnh, như vị lương y tùy bệnh cho thuốc nên có cao thấp chẳng đồng, nhưng mục đích cứu cánh là giải thoát sinh tử.

Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật) là kinh liễu nghĩa.

Trái lại, kinh điển nào dùng phương tiện cho hàng căn cơ thấp kém, như Nhân thừa, Thiên thừa v.v... là kinh điển bất liễu nghĩa.

Vậy người tu Phật muốn ra khỏi sinh tử thẳng đến Phật quả phải lấy "Tứ y" này làm kim chỉ nam để hướng thẳng đến đạo giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm