Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Đức Phật thật hi hữu và mầu nhiệm trong cách xuất hiện trên cuộc đời này, nhưng hi hữu và mầu nhiệm nhất là sự khai sáng giáo pháp tỉnh thức của Ngài, đưa nhân loại ra khỏi cơn ngủ dài trong vô minh, ảo tưởng và mê lầm.

Trong kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp thuộc Trung bộ kinh và bản kinh tương đương Vị tằng hữu pháp trong bộ A-hàm, Ngài A-nan nêu lên những điều kì diệu trong cách xuất thế của Đức Phật và những kì diệu hy hữu khác trong chính cuộc đời của Ngài, và xin được thọ trì những điều kì diệu ấy; Khi Ngài sanh ra liền đi bảy bước, đất trời chuyển động; hay như Đức Phật ngồi thiền tịnh dưới cây Đa-la, khi trời đã về chiều, tất cả các bóng cây khác đều ngã, chỉ duy nhất bóng cây Đa-la không ngã, vẫn che mát cho Ngài… Đức Phật không phủ nhận những điều kì diệu ấy nơi Ngài, nhưng Ngài nói thêm: “Này A-nan, hãy thọ trì việc này như một sự hi hữu, siêu việt của Như Lai. Ở đây, này A-nan, đối với Như Lai, khi các cảm thọ sinh khởi, hiện hữu hay biến hoại, Như Lai đều biết rõ; khi các tưởng sinh khởi, hiện hữu hay biến hoại, Như Lai đều biết rõ; khi các niệm sinh khởi, hiện hữu hay biến hoại, Như Lai đều biết rõ. Này A-nan, hãy ghi nhớ điều này là một sự hi hữu, siêu việt của Như lai”.

Đức Phật thật hi hữu và mầu nhiệm trong cách xuất hiện trên cuộc đời này, nhưng hi hữu và mầu nhiệm nhất là sự khai sáng giáo pháp tỉnh thức của Ngài, đưa nhân loại ra khỏi cơn ngủ dài trong vô minh, ảo tưởng và mê lầm.

Đức Phật thật hi hữu và mầu nhiệm trong cách xuất hiện trên cuộc đời này, nhưng hi hữu và mầu nhiệm nhất là sự khai sáng giáo pháp tỉnh thức của Ngài, đưa nhân loại ra khỏi cơn ngủ dài trong vô minh, ảo tưởng và mê lầm.

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Đọc bản kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp trong Trung bộ kinh và Vị tằng hữu pháp trong Trung A-hàm kinh, tất cả những điều Ngài A-nan nêu ra để nói lên sự kì diệu của Đức Phật ít nhiều đều có tính cách siêu nhiên, siêu thực, huyền thoại, chỉ có điều hi hữu cuối cùng Đức Phật nhắc nhở A-nan phải thọ trì là có tính kì diệu hiện thực. Đó mới là điều kì diệu cốt lõi, đích thực nơi Đức Phật, vì rõ ràng qua lời nhắc nhở khéo léo ấy, Đức Phật ngụ ý rằng những điều mà A-nan nêu lên tuy là kì diệu thật nhưng không phải là những điều kì diệu đích thực, cốt lõi nơi Ngài, mà chính năng lực tỉnh thức chánh niệm quán chiếu thân tâm, soi sáng thực tại, hiểu rõ bản thân và làm chủ chính mình mới là điều kì diệu tuyệt vời nhất, đích thực nhất nơi Ngài.

“Này A-nan, khi các cảm thọ… các tưởng… các niệm sinh khởi, hiện hữu hay biến hoại, Như Lai đều biết rõ”. Những lời ấy nghe thật đơn giản, tưởng chẳng có giá trị gì nhiều, nhưng khi đi vào thực hành, thì kì diệu thay, mọi minh triết lại sinh ra từ đó. Ai trải nghiệm thực hành lời dạy ấy, hẳn cũng đều nhận thấy đây mới chính là giá trị khai sáng đích thực của Đạo Phật, đạo của tỉnh thức chánh niệm. Trong kinh Niệm xứ thuộc tuyển tập kinh Trung bộ, Đức Phật nói rằng con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh, vượt thoát sầu não, dứt trừ khổ ưu, thành tựu thánh đạo, chứng ngộ Niết bàn chính là sự tỉnh thức chánh niệm quán chiếu thân tâm. Tính chất khai minh của tỉnh thức chánh niệm ở chỗ nó mở ra tuệ giác về vô ngã và tuệ giác về tánh không (sunyata).

hi bạn tỉnh thức chánh niệm, cái nhìn sáng tỏ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay tổ hợp thân tâm mình, bạn sẽ thấy thế giới vật lý (sắc pháp) và thế giới tâm lý (tâm pháp) vận hành trong sự tương dung hỗ nhiếp lẫn nhau mà không có một chủ thể hay cái ngã “Tôi ” nào bất biến.

hi bạn tỉnh thức chánh niệm, cái nhìn sáng tỏ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay tổ hợp thân tâm mình, bạn sẽ thấy thế giới vật lý (sắc pháp) và thế giới tâm lý (tâm pháp) vận hành trong sự tương dung hỗ nhiếp lẫn nhau mà không có một chủ thể hay cái ngã “Tôi ” nào bất biến.

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Ngài Khemaka thực tập đạt đến cái thấy trong năm uẩn sắc thọ tưởng hành và thức không có uẩn nào mang bản chất là ngã hay ngã sở nhưng Ngài vẫn chưa chứng đắc vô ngã một cách rốt ráo; trong sâu thẳm tâm thức, cảm giác “tôi là” vi tế nơi Ngài vẫn còn hiện hữu. Để xóa bỏ cảm thức “tôi là” tế nhiệm ấy, tôn giả Khemaka phải vận dụng tâm tỉnh thức chánh niệm quán chiếu sự vận hành sanh diệt của năm thủ uẩn. Đây là trải nghiệm thực tập của Ngài: “Thưa chư hiền, mặc dù một vị thánh đệ tử đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, tuy nhiên, đối với năm thủ uẩn, trong tâm vị ấy vẫn còn vướng chút tàn dư của ngã mạn “tôi là”, vẫn còn tàn dư của ham muốn “tôi là”, còn một chút tàn dư tiềm ẩn “tôi là” vẫn chưa được nhổ tận gốc. Vị ấy sau một thời gian sống và quán chiếu sự sanh diệt của năm thủ uẩn: ‘Đây là sắc, đây là nguồn gốc của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc; đây là thọ… đây là tưởng… đây là hành…đây là thức, đây là nguồn gốc của thức, đây là sự đoạn diệt của thức’. Trong khi vị ấy sống và quán chiếu sự sanh diệt của năm thủ uẩn, tàn dư của ngã mạn “tôi là”, tàn dư của ham muốn “tôi là”, tàn dư tiềm ẩn “tôi là” chưa được nhổ tật gốc – nay đến lúc được nhổ sạch” (kinh Khemaka, phẩm Trưởng Lão, Tương ưng bộ III).

Quả thật khi bạn tỉnh thức chánh niệm, cái nhìn sáng tỏ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay tổ hợp thân tâm mình, bạn sẽ thấy thế giới vật lý (sắc pháp) và thế giới tâm lý (tâm pháp) vận hành trong sự tương dung hỗ nhiếp lẫn nhau mà không có một chủ thể hay cái ngã “Tôi ” nào bất biến. Bạn ra lệnh cho chân bước tới hay cho tay giơ lên. Bạn nghĩ phải có một chủ thể thật sự ra lệnh cho những hành động như vậy, nhưng thực ra đó là sự tương tác, tương hành kì diệu của hợp thể tâm lý, vật lý. Nếu việc ra lệnh cho chân bước tới, tay giơ lên khiến bạn khó hình dung sự vận hành tương duyên kì diệu của các pháp sắc tâm mà không có một chủ thể nào điều hành, bạn hãy nhìn vào trái tim mình. Bạn có chủ đích ra lệnh cho trái tim đập hay cái gì trong bạn ra lệnh cho trái tim đập để đưa máu đi khắp châu thân đâu, thế mà trái tim vẫn đập miệt mài ngày đêm. Bạn có ra lệnh cho phổi hít thở không khí đâu, vậy mà phổi vẫn làm phận việc của nó. Đó là sự vận hành kì diệu hoàn hảo của các pháp. Từ đây, bạn sẽ thấy rằng không có một chủ thể, hay một cái ngã hay thực thể biệt lập nào làm chủ cho sự vận hành của thân tâm. Tất cả đều vận hành trên nền tảng tương sinh, tương liên, tương tác. Kì diệu thay, các pháp vận hành trong tương duyên tùy thuộc với nhau mà không có một cái tôi nào điều động cả.

Giá trị tỉnh thức chánh niệm ngoài việc khai mở tâm linh – trí tuệ, thành tựu thánh đạo, chứng ngộ Niết bàn, còn mang lại rất nhiều giá trị kì diệu trong cuộc sống đời thường.

Giá trị tỉnh thức chánh niệm ngoài việc khai mở tâm linh – trí tuệ, thành tựu thánh đạo, chứng ngộ Niết bàn, còn mang lại rất nhiều giá trị kì diệu trong cuộc sống đời thường.

Chúng ta học gì được qua lòng từ bi của Đức Phật?

Bản chất của chánh niệm là cái nhìn tràn đầy tỉnh thức, không đánh giá phán xét, nên đưa đến tuệ giác về tánh không. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian này đều mang bản chất tánh không nhưng vì phiền não tham sân yêu ghét, thái độ bám víu, chấp thủ khoác lên sự vật hiện tượng nên ta không thấy được bản chất tánh không của chúng. Giáo sư T.R.V. Murti, trong tác phẩm luận giải về triết học tánh không, đã nói: “Khi bị nhìn qua những hình thức tư duy của vọng tưởng phân biệt thì cảnh giới tuyệt đối là thế giới thường nghiệm; và ngược lại khi thế giới không bị biến tướng qua trung gian của tư tưởng thì đó là cảnh giới tuyệt đối”. Cảnh giới tuyệt đối mà giáo sư Murti nói đến chính là bản chất tánh không của mọi sự mọi vật trên thế gian này.

Khi bạn nhìn các pháp không qua lăng kính tư duy phân biệt, đánh giá phán xét, thái độ phản ứng yêu ghét theo cái ta tham ái của bạn, thì bạn trả các pháp về đúng bản chất tự nhiên của các pháp. Bản chất ấy là tánh không, là thể tánh như nhiên của vạn pháp mà kinh Pháp Hoa gọi là: như thị tánh, như thị tướng, như thị thể… Như thị là pháp như thị, pháp vốn như vậy, như thế; sự vật như nó, là mang bản chất tự nhiên của chúng. Tính chất như thị ấy, theo Ngài Trí Khải Đại Sư là giá trị cốt lõi hay tư tưởng chủ đạo của bộ kinh lớn Pháp Hoa. Nhưng thật ra giá trị như thị hay tánh không của các pháp không chỉ là giá trị tinh hoa của riêng kinh Pháp Hoa, mà của toàn bộ kinh điển Phật giáo. Tánh không là tính chất như thị của các pháp, là giá trị cốt lõi trong toàn bộ lời Phật dạy. Nếu bạn nhìn mọi thứ trên cuộc đời này bằng con mắt tánh không – tuệ giác tánh không – hay cái nhìn như thị, bạn sẽ thấy cuộc đời này quả thật là một cõi Niết bàn!

Giá trị tỉnh thức chánh niệm ngoài việc khai mở tâm linh – trí tuệ, thành tựu thánh đạo, chứng ngộ Niết bàn, còn mang lại rất nhiều giá trị kì diệu trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy, mà ngày nay giáo pháp tỉnh thức chánh niệm được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống; bệnh viện, nhà tù, trường học, công sở, xí nghiệp… đều có thực hành thiền chánh niệm. Những lợi ích kì diệu của chánh niệm trong đời sống thế tục có thể kể đến như: nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, giải tỏa áp lực căng thẳng, chuyển hóa các cảm xúc tiêu cực, làm chủ thân tâm, kiểm soát hành vi, lời nói và ý nghĩ.

Tỉnh thức là thấy rõ được thực tại chân như, như thực.

Tỉnh thức là thấy rõ được thực tại chân như, như thực.

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Chánh niệm có nhiều lợi lạc kì diệu như vậy, thế thì phương pháp chánh niệm là gì? Phương pháp của chánh niệm rất đơn giản, chỉ là ý thức nhận biết sâu sắc về mọi diễn biến xảy ra nơi thân tâm và ngoại giới. Bạn đang giận, bạn biết là bạn đang giận. Bạn dùng năng lực tỉnh thức của cái biết quán chiếu sự vận hành của dòng năng lượng đang cơn nóng giận ấy trong bạn. Chỉ cần bạn tỉnh giác nhận diện cơn giận như vậy, thì cơn giận tự động từ từ lắng dịu xuống. Bạn không cần phải làm gì cả. Sức mạnh của chánh niệm nằm ngay nơi khả năng ý thức nhận diện của nó. Tự thân chánh niệm hay ý thức nhận biết trọn vẹn có năng lực rất lớn trong việc dập tắt các tâm thái tiêu cực và phát triển các tâm thái tích cực. Đức Phật nói: “Có một pháp này các tỳ kheo, Như Lai không thấy có một pháp nào có nhiều năng lực như sự chuyên cần chú niệm, để làm phát sanh những tư tưởng thiện chưa phát sanh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện đã phát sanh. Với người hằng có chánh niệm, những tư tưởng thiện, nếu chưa phát sanh sẽ phát sanh, và những tư tưởng bất thiện nếu đã phát sanh sẽ tan biến” (kinh Tăng chi bộ I).

Phương thức hóa giải phiền não, chuyển hóa cảm xúc tiêu cực là thắp lên ngọn đèn chánh niệm, thắp sáng ý thức. Nói là phương pháp nhưng kỳ thực chẳng có phương pháp gì cả, chỉ là thắp sáng ý thức thấy biết mà thôi thì mọi thứ tự nó chuyển hóa. Điều này như thiền sư Suzuki phát biểu: “Đôi khi phương pháp hữu hiệu nhất để điều khiển một việc gì là để cho nó được tự nhiên. Và lúc ấy sự việc sẽ nằm dưới sự kiểm soát của ta, theo một nghĩa rộng. Cũng như muốn kiểm soát một con cừu hay con bò, bạn hãy thả nó vào một cánh đồng cỏ rộng bao la. Làm ngơ không biết đến là một phương pháp tệ hại nhất và kế đến là cố gắng điều khiển chúng. Chỉ có phương cách hữu hiệu nhất là thấy biết chúng, ta chỉ cần thấy biết thôi và không cần phải điều khiển một việc gì hết”.

Đức Phật thật hi hữu và mầu nhiệm trong cách xuất hiện trên cuộc đời này, nhưng hi hữu và mầu nhiệm nhất là sự khai sáng giáo pháp tỉnh thức của Ngài, đưa nhân loại ra khỏi cơn ngủ dài trong vô minh, ảo tưởng và mê lầm. Con người mãi sống trong ảo tưởng của cái tôi và cái của tôi, trong vô minh, mê mờ không nhận thức được thực tại chân thực. Tỉnh thức là thấy rõ được thực tại chân như, như thực. Và hạnh phúc – Niết bàn sẽ có mặt trên cõi đời này, khi sự tỉnh thức soi sáng thực tại thân tâm và thế giới như thực chính nó. Đó chính là sự kì diệu đích thực, vĩ đại nhất khi Ngài hóa hiện vào cõi thế này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm