Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/07/2024, 16:51 PM

Giáo sư Cao Huy Thuần nói về niềm tin, Giới - Định - Tuệ

Giáo sư Cao Huy Thuần qua đời tại Pháp hôm ngày 7/7/2024 (nhằm mùng 2-6-Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi. Tưởng nhớ ông, Phatgiao.org.vn chia sẻ một đoạn viết hay của ông trong tác phẩm Thấy Phật của Giáo sư.

Thấy Phật của GS Cao Huy Thuần

Thấy Phật của GS Cao Huy Thuần

Bây giờ, với cái tâm bình thản, không lay chuyển, khinh an đó, tôi tin vào điều gì căn bản trong đạo Phật mà trước đây tôi còn nghi ngại? Hai niềm tin mà tôi cho là căn bản, bởi vì, thứ nhất, nó vẫn được trí tuệ soi sáng, và thứ hai, nó là nền móng của đạo đức mà đạo Phật hằng cống hiến cho xã hội.

Niềm tin thứ nhất là niềm tin ở bản thể đồng nhất nơi mọi người và mọi vật. Mọi vật, tuy khác nhau, vẫn có cùng một bản chất giống nhau. Bên ngoài là hiện tượng muôn màu muôn vẻ, bên trong là cùng một bản chất. Bản chất đó, ta gọi là Phật tính. Ai cũng có Phật tính cả. Phật tính đó, nơi ta và nơi Phật giống nhau. Bởi vậy, kinh Pháp Hoa mới khẳng định: “Ai cũng có thể thành Phật”. Đó là một niềm tin vô cùng đạo đức và lạc quan, bởi vì ai cũng có thể tốt cả, kể cả tên sát nhân.

Phật tính là một tuy biểu hiện ra muôn nghìn hình tướng khác nhau. Cứ lấy hình ảnh mặt trăng. Mặt trăng chỉ có một thôi, nhưng đâu lại không có trăng, trên khắp mặt đất, trong mỗi sông hồ cho đến mỗi giọt sương trên cỏ. Một trong tất cả; tất cả trong một. Khác nhau tất cả mà tất cả giống nhau. Y như Phật chỉ ngồi một nơi mà nơi nào cũng có Phật. Thấy như vậy, làm sao không thương mọi người, mọi vật, đời sống xung quanh? Có cái nhìn nào đạo đức hơn thế, đối với sự sống?

Niềm tin thứ hai là tin ở nghiệp. Phật đã nói rồi: người nào không tin ở kiếp sau thì không có điều ác nào không làm được. Giống như con chim bay trong nắng, đừng tưởng không có cái gì bay theo nó: hễ nó đậu xuống đất là cái bóng nó đậu theo. Nghiệp cũng vậy. Ở đây, tôi chỉ muốn nói thêm về lòng tin tích cực và sáng tạo của dân gian về nghiệp: dân gian Việt Nam tin rằng ăn hiền ở lành để đức cho con. Trong tình trạng sa đọa đạo đức ngày nay, một niềm tin như vậy là phước báu mà đạo Phật đem đến cho xã hội. Đó là đạo Phật đi vào cuộc đời.

Bây giờ, đến giai đoạn cuối cùng: ước muốn, cố gắng, cân nhắc, tin cần. Sự hiểu biết trong triết lý khác với sự hiểu biết trong đạo Phật. Trong triết lý - cũng như trong khoa học, sự hiểu biết đi qua cái đầu, nghĩa là qua sự vận dụng của tri thức. Trong đạo Phật, tri thức mà thôi không đủ đưa ta đến sự hiểu biết rốt ráo, hiểu biết tận cùng mọi sự mọi vật. Sự hiểu biết rốt ráo là sự hiểu biết trực tiếp, trực nhận. Mà muốn hiểu biết như vậy, tâm ý phải thanh tịnh. Hình ảnh mặt trăng trong nước là ví dụ hay. Mặt trăng chỉ nguyên vẹn hiện hình trung thực trong nước khi nước không bị sóng xao. Mà muốn không có sóng xao trong tâm - sóng dục vọng, sóng ham muốn, sóng sân si… - thì phải thực hành thanh tịnh. Giới, định, tuệ đi với nhau mật thiết, đưa lòng tin lên đỉnh cao chót vót của chứng đạt.”

(Trích trong bài “Lòng tin” từ tập Thấy Phật của Cao Huy Thuần)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo qua góc nhìn của các học giả

Sách Phật giáo 11:45 16/09/2024

“Tư tưởng Phật Giáo - Một giới thiệu toàn diện về truyền thống Ấn Độ” là cuốn sách thuộc Dự án Phật học Tinh hoa Thế giới, tuyển chọn tác phẩm của các học giả từ những đại học hàng đầu thế giới.

Thầy Pháp Hòa góp 100 triệu đồng từ nhuận bút sách, chia sẻ với đồng bào vùng lũ

Sách Phật giáo 18:07 12/09/2024

Đại diện đơn vị phát hành sách "Chia sẻ từ trái tim" của Thầy Thích Pháp Hòa, ông Nguyễn Văn Phước, CEO của First News chia sẻ: "Tác giả cuốn sách Chia sẻ từ trái tim đã trích 100 triệu đồng từ tiền nhuận bút để giúp đỡ đồng bào tại hai tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái".

“Đời này ta phải sống sâu, sống sâu mới là thực sống”

Sách Phật giáo 11:27 09/09/2024

Sự kiện ra mắt sách Sống sâu và Talkshow chuyên đề “Sống sâu” diễn ra sáng qua, 8/9, tại TP.HCM, có sự tham gia chia sẻ của tác giả Tuệ Lạc, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Doanh nhân Nguyễn Thành Tiến, tác giả sách Tạ Minh Tuấn, chuyên gia chuông xoay Hoàng Tuyết Mai.

Gánh nặng, lo toan như cơn gió thoảng

Sách Phật giáo 10:41 07/09/2024

Mùa thu luôn đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đáng tiếc lại có những người vô tâm không để ý hoặc chẳng chịu chủ động kiếm tìm.

Xem thêm