Gieo nhân lành chắc chắn sẽ gặt quả tốt
Với một người Phật tử, hành trang cho cuộc sống phải hội đủ tinh thần Bi-Trí-Dũng. Ba yếu tố Bi-Trí-Dũng luôn hòa quyện, bổ túc lẫn nhau trong mọi nhận thức cùng hành xử của người con Phật.
Vận dụng, phối hợp nhịp nhàng ba phẩm chất cao quý ấy trong cuộc sống mới có thể đem lại hạnh phúc, bình an cho mình và người.
Hiền lương, tốt bụng và hay giúp đỡ người là những đức tính tốt, rất cần thiết cho mỗi người dù ở bất cứ thời đại nào. Trong bối cảnh xã hội hiện nay những đức tính ấy càng có giá trị và được đề cao hơn. Do vậy, nếu bạn đã có sẵn những phẩm chất đạo đức quan trọng ấy và luôn thể hiện ra trong đời sống hàng ngày, đó là duyên lành của riêng bạn mà rất nhiều người phải học tập và tu dưỡng lâu dài mới thành tựu.
Tuy nhiên, thương yêu và giúp đỡ người như thế nào để mình và người cùng lợi lạc, an vui mới là điều cần bàn. Bi cần phải có Trí soi sáng và nâng đỡ. Trí ở đây chính là sự phân tích, đánh giá, thẩm định một cách đúng đắn về đối tượng cũng như chính bản thân mình. Trước hết, dù luôn thương người nhưng phải xem thực lực của mình hiện có thể giúp người được gì về vật chất hoặc tinh thần, số lượng nhiều hay ít, thời lượng lâu hay mau… để tùy duyên thể hiện. Trừ những bậc Bồ tát, sự thể hiện tình thương và hiến tặng của các ngài là không thể nghĩ bàn. Các ngài không nghĩ đến bản thân và không từ nan bất cứ điều gì miễn sao chúng sanh được an vui.
Còn tất cả chúng ta đều phải tùy sức, tùy tâm mà tùy duyên giúp đỡ hay ban tặng để mình và người đều được lợi ích. Nếu chỉ có Bi mà thiếu Trí thì rõ ràng ta sẽ không mang đến lợi ích thiết thực và bền vững cho người. Bởi chưa hẳn sự giúp đỡ nào cũng đem đến lợi lạc, vì trong nhiều trường hợp khước từ là cách giúp đỡ đúng đắn nhất. Và nhất là, nếu không suy xét thấu đáo trước khi thi ân thì một số người xấu sẽ lợi dụng và khai thác triệt để lòng tốt của mình để phục vụ cho những mưu toan ích kỷ của họ.
Khi đã được Trí soi sáng rồi thì cần vận dụng đức Dũng, tức sự can đảm mạnh mẽ quyết đoán, kiên quyết bằng mọi giá để giúp đỡ vì đối tượng cần được giúp hay thẳng thắn khước từ nếu thấy không cần thiết hay vượt ngoài khả năng. Nhưng Trí và Dũng cũng cần được trung hòa bằng đức Bi để tránh sự nghi ngờ, lạnh lùng, cứng nhắc trước khổ đau, khốn khó của người khác. Nếu bạn và gia đình vận dụng tốt tinh thần Bi-Trí-Dũng vào cuộc sống thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều an lành trong hiện tại và mai sau.
Bạn băn khoăn về vấn đề vì sao bạn và gia đình sống tốt mà không gặt hái quả phúc trong khi một số người khác không sống tốt mà vẫn sung sướng, an lành? Thực ra thì bạn chỉ mới nhìn vấn đề trong hiện tại. Tương quan nhân quả gồm có ba giai đoạn hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quả báo hiện tại, những hành động lành hay dữ ngay trong đời này chịu quả báo. Sanh báo là hành động tốt xấu của ba nghiệp nhưng đến đời sau mới chịu quả báo. Hậu báo là về sau lâu xa mới chịu quả báo. Hiện tại bạn sống tốt nhưng do dư nghiệp xấu của sanh báo hay hậu báo đang trỗ quả nên bạn không được an lành như ý. Tuyệt nhiên không phải vì sống tốt mà bị thua thiệt, khốn khó. Nhân sống tốt hiện tại của bạn vẫn còn đó nhưng không đủ mạnh để vượt thắng được nghiệp nhân quá khứ và sẽ trổ quả trong tương lai. Ngược lại những người sống không tốt nhưng vẫn sang giàu vì họ đang hưởng phước đã gieo trồng trong quá khứ, chứ không phải nhờ khôn ngoan, lọc lừa trong hiện tại mà được. Nhân xấu của họ sẽ trỗ quả trong tương lai gần hoặc xa.
Bạn cần phải hiểu nhân quả trong tương quan ba thời gian hiện báo, sanh báo và hậu báo. Đó chính là lẽ công bằng của luật nhân quả. Vì thế, bạn không cần băn khoăn hay xét lại lối sống lương thiện hiện tại của mình. Bạn đã có đức Bi, chỉ cần phối hợp thêm Trí-Dũng nữa là trọn vẹn. Bạn đã đến chùa dâng hương, lễ Phật là điều tốt, song muốn tìm được sự an lạc phải học tập và thực hành giáo pháp. Chỉ có sự tu tập, từng bước chuyển hóa ba nghiệp thanh tịnh, thăng hoa tuệ giác mới có thể thiết lập an lạc và thảnh thơi trong cuộc sống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm