Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 17:00 PM

Giết rắn tàn nhẫn, chết trong quằn quại

Mọi người trong làng cho rằng đây là quả báo của việc giết rắn vì cơn đau hành hạ ông trước khi chết giống y hệt cách ông hành hạ con rắn cho tới chết.

Có một đồng hương tên là Triệu Quân ở Tô Bắc, anh đến kể cho tôi nghe chuyện có thật về nhân quả.

Anh ta kể gần nhà anh ta có một người cũng cùng họ Triệu với anh, ông họ Triệu này là bác sĩ kiêm bán thuốc Bắc, nhà ông ta làm rất đơn giản, ông làm cách bằng đất, còn lợp mái nhà bằng lá. Ở thôn quê kho họ làm bếp đều có chừa lại một khoảng trống dùng để chất củi, cho nên noi này rất ấm.

Để tiện lợi cho việc đưa củi vào, họ lại khoét một lỗ to trên vách, cho nên mỗi lần đưa củi vào thì chỉ việc đứng ngoài vách là có thể bỏ vào khỏi cần đi vòng. Cái lỗ này là nơi trú ẩn rất tốt của rắn và chuột.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm sự của một thương nhân buôn dược liệu về quả báo giết rắn

Quả nhiên, một ngày nọ ông Triệu phát hiện trong đống củi gần bếp có con rắn dài khoảng 3 mét, ông ta liền dùng một tảng đá lớn bịt cái lỗ hổng đó lại, bên cạnh đó ông chạy đi lấy một cái chĩa hai răng, rồi ông canh chính giữa cái lưng của con rắn và đâm xuống , cái chĩa xuyên qua mình con rắn khoảng vài tất, khiến cho nó không thể bò tới hoặc rút lui, con rắn quằn quại đau đớn, nó trườn tới trườn lui, nhưng càng trườn thì máu càng chảy ra chứ không thể làm ngã cái chĩa được , nó quằn quại như vậy suốt ba ngày mới chết.

Ba năm sau, một hôm ông Triệu nhân vì có việc xích mích với anh em, họ quá tức giận, nên khi uống rượu chung họ lén bỏ thuốc độc, độc tính vốn dĩ đã mạnh cộng thêm có rượu nữa, cho nên nó còn mạnh hơn, giống như lửa đang cháy mà cho thêm dầu.

Ông Triệu cảm thấy như bị nung bị nấu, khi không chịu nổi ông nhẩy vào nước, uống nước nhưng tất cả đều vô dụng, khi đưa đến bệnh viện bác sĩ kết luận ông bị đứt hai đoạn ruột, và thuốc độc đã thấm vào máu nên đành bó tay.

Do quá đau đớn, nên ông không thể nằm trên giường mà lăn lộn dưới đất, vừa lăn vừa la hét rên rỉ, trải qua ba ngày ba đêm ông mới chết. Mọi người trong làng cho rằng đây là quả báo của việc giết rắn vì cơn đau hành hạ ông trước khi chết giống y hệt cách ông hành hạ con rắn cho tới chết.

Trích "Nhân Quả Báo Ứng - Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tư liệu 09:02 17/11/2024

Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân

Tư liệu 15:27 15/11/2024

Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.

Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng

Tư liệu 11:13 15/11/2024

Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Xem thêm