Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/11/2014, 10:49 AM

Gió mây hóa kiếp (2)

Lại đến phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát cũng chính là Bồ Tát Di Lặc. Ngài đã được Đức Phật Thích Ca thọ ký thành Phật ở cõi Ta Bà tiếp sau đức Phật Thích Ca.

THƠ TẬP 2

CHƯ PHẬT BỒ TÁT HẠNH NGUYỆN 
THƠ: LIỄU NGUYÊN
 
Nhất Tâm Đảnh Lễ: Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. 

MƯỜI HAI ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ 

Việt nghĩa: HT. Thích Huyền Dung 
Phổ thơ: TK. Thích Liễu Nguyên

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ nhất, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì bản thân ánh sáng rực rở, chiếu soi vố số thế giới hệ. Thân ấy lại được trang hoàng bằng ba mươi hai tướng tốt của bậc đại trượng phu và tám mươi tướng phụ. Lại làm cho mọi người không khác gì với con.

Thơ:

Khi được tuệ giác vô thượng
Bản thân rực sáng muôn phương thế giới
Ba mươi hai tướng sáng ngời
Tám mươi vẽ đẹp, trời người… giống con.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ hai, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì thân như ngọc lưu ly, trong ngoài trong suốt, không chút vẫn đục, ánh sáng to lớn và chiếu tỏa xa rộng. Công đức đồ sộ, lại khéo an trú. Những tia sáng rực rỡ, dệt nhau như mạng lưới, và tráng lệ quá hơn nhật nguyệt. Chúng sanh tối tăm được soi sáng cả, nên tùy ý hướng mà làm mọi sự nghiệp.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng cao sơn
Lưu ly thân ngọc ngoài trong sáng ngần
Tỏa khắp mọi nẻo xa gần
Tối tăm rõ thấy tin cần hướng theo.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ ba, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì vận dụng vô lượng trí tuệ và phương tiện, làm cho mọi người cùng được vô tận những vật hưởng dụng, không để cho ai thiếu thốn gì.

Thơ:Tuệ giác vô thượng ứng theo
Muôn ngàn phương tiện, người nghèo ấm no
Trí tuệ hướng dẫn thí cho
Vô vàn vật dụng chẳng lo thiếu gì.

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ tư, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì những kẻ đi theo tà đạo đều được làm cho ở yên trong đạo giác ngộ, những người tu theo Thanh Văn, Duyên Giác đều được xây dựng bằng pháp đại thừa.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng mọi khi 
Soi đường kẻ ác quay đi đúng đường
Bỏ tà, hành thiện miên trường
Thanh văn, Duyên Giác theo gương đại thừa.

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ năm, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì vô số người tu hành phạm hạnh trong chánh pháp của con, con làm cho tất cả, được giới thể không thiếu sót, trọn vẹn giới pháp ba loại. Giả sử phá phạm đi nữa, nghe danh hiệu con rồi là phục hồi thanh tịnh, không rơi vào đường dữ.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng Phật thừa
Vô biên phạm hạnh tam thừa vững tu
Ba loại giới pháp đầy đủ
Nếu có kẻ phạm nghe Danh phục hồi.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ sáu, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ thân hình thấp kém, giác quan không đủ, xấu xí, u mê, mù điếc, câm ngọng, tay quắp, chân quẹo, lưng gù, phung lác, điên cuồng đủ thử bịnh khổ, nhưng nghe danh hiệu con rồi, tất cả đều đẹp đẽ, thông minh, giác quan hoàn bị, hết mọi bịnh khổ.

Thơ: 

Tuệ giác vô thượng đủ rồi
Thấp hèn nghe thấy được ngồi cùng con
Mù, điếc…bệnh khổ ngập non
Nghe Danh hết bệnh chẳng còn khổ đau.

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ bảy, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ bị mọi thứ bịnh khổ hành hạ mà không ai cứu giúp, không  nơi nương tựa, không có y sĩ, không có dược liệu, không có thân thuộc, không có nhà cửa, nghèo nàn lắm khổ, thì nghe danh hiệu của con, một khi đi qua thính giác của họ, là bịnh khổ tan biến, thân tâm an lạc, nhà cửa, thân thuộc và đồ dùng đầy đủ tất cả, cho đến thực hiện được tuệ giác vô thượng.

Thơ:
Tuệ giác vô thượng đồng nhau
Bao người bệnh khổ ốm đau nghèo nàn
Thiếu cả bác sĩ thuốc thang
Nghe tên con đến bình an phước đầy (mau chống thành Phật).

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ tám, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, nếu có nữ nhân nào bị hành hạ bởi cả trăm thứ khổ sở của nữ nhân, nên cùng cực chán ngán, muốn thoát thân ấy thì nghe danh hiệu con rồi, tất cả đều chuyển thân nữ nhân thành thân nam tử, đủ tướng trượng phu, cho đến thực hiện được tuệ giác vô thượng.

Thơ:
Tuệ giác vô thượng tròn đầy
Nữ nhân khổ ải từ đây nương nhờ
Khổ cùng cực chán thân cơ
Nghe Danh thoát kiếp, bây giờ trượng phu. 
(mau chống thành Phật).

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ chín, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì làm cho mọi người thoát khỏi mạng lưới của ma vương, cởi mở thắt buộc ngoại đạo. Ra khỏi rừng rậm tà kiến, và dần dần làm cho họ thực tập các hạnh Bồ tát, để thực hiện một cách mau chống tuệ giác vô thượng.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng pháp vũ
Rừng rậm tà kiến thoát mù mà ra
Tà ma lưới phủ Ta bà
Nghe Danh dứt hết sanh nhà Tuệ soi (mau 
chống thành Phật). 

Nghĩa: 

Đại nguyện thứ mười, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì những kẻ bị phép vua ghi sổ, xích trói đánh khảo, giam nhốt lao  ngục, sắp bị hành hình, cộng với vô lượng tai nạn khổ nhục và bi thảm sầu muộn khác nữa, ngâm nấu bức bách, làm cho cả cơ thể lẫn tâm trí đều chịu thống khổ, nhưng nghe danh hiệu của con, thì vì năng lực phước đức và uy thần của con mà họ thoát hết mọi sự lo sợ khổ sở.

Thơ:
Tuệ giác vô thượng sáng ngời
Tù nhân ngục tối nương nơi an lành
Xiềng xích đánh đập muôn lần
Nghe Danh thoát hết mọi phần bình yên.
 
Nghĩa: 
Đại nguyện thứ mười một, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ bị đói khát hành hạ, vì cầu cái ăn mà làm mọi ác 
nghiệp, nhưng nghe được danh hiệu của con, nhất tâm thọ trì, thì trước hết con làm cho họ no đủ cơ thể bằng thực phẩm tuyệt diệu, sau đó con sẽ đem cái vui cứu cánh của pháp vị mà xây dựng cho họ.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng rỏ liền
Tham ăn tấc lưỡi triền miên tạo ác
Hôm nay thân nghèo đọa lạc
Niệm Danh, no đủ, con ban pháp mầu. 

Nghĩa:

Đại nguyện thứ mười hai, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ nghèo thiếu y phục, ngày đêm khổ sở vì muỗi mòng lạnh nóng, nếu nghe danh hiệu của con mà nhất tâm thọ trì, thì như sở thích của họ, họ được liền những y phục tuyệt diệu, lại được những đồ trang sức bằng vàng ngọc. Hoa vòng hương xoa, âm nhạc hòa tấu và mọi kỹ thuật biểu diễn, tùy ý họ thích con làm cho đầy đủ tất cả.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng thâm sâu
Nghèo hèn nghe tiếng tin cầu được ngay
Đói khổ bệnh hoạn hàng ngày
Nhất tâm trì niệm phước đầy giàu sang.

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ.

- ooo - 

Đôi Dòng Cảm Niệm: Con kính lạy Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, là vị Phật giáo chủ cõi Đông Phương. Không chỉ riêng mình con mà nhiều người, vô lượng chúng sanh ở cõi Tà Bà nhờ có phước duyên mới  sanh kiếp người gặp được Phật pháp và được đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu đến hạnh nguyện của Ngài trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh… và từ đó, mỗi lẫn chúng con gặp nghịch duyên hay những cảnh tai ương liền nhớ trì niệm danh hiệu của Ngài thì được Ngài ứng hiện che chở, đem đến chổ an lành. 

Đặc biệt, thân phụ của con vào những thập niên 80 gặp căn bệnh ung thư hiểm nghèo may nhờ quý Hòa Thượng chỉ dẫn trì tụng kinh Dược Sư và trì niệm danh hiệu của Ngài: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, kết hợp với phương pháp dưỡng sinh Ăn Gạo Lứt Muối Mè và uống nước chè xanh mà được lành bệnh, rồi giác ngộ giáo lý đại thừa. Chính ngay bản thân của con cũng vậy. Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức và quý Phật tử, đúng ra Liễu Nguyên đăng bài Tổng Hợp Dưỡng Sinh Phật Giáo trong dịp này nhưng vì chưa đủ duyên nên hẹn đăng trong một thời gian sớm nhất. Kính mong quý vị hoan hỷ. Trong kinh Dược Sư đức Phật dạy, nếu có người chưa phát nguyện sanh về cõi Tây phương, mà phát nguyện sanh về cõi Đông phương thì cũng được đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Dược Vương và Bồ Tát Dược Thượng tiếp dẫn về cõi Đông phương sống và tu tập rất hạnh phúc, không khác gì ở cõi Tây phương Tịnh độ. 

Kính chúc quý vị và thân quyến có nhiều sức khỏe, vạn sự cát tường và luôn sống trong ánh từ quang của mười phương chư Phật.

ĐÔNG PHƯƠNG PHẬT CẢNH

Trí Phật là Tuệ sáng soi
Tâm Phật biển lớn Từ bi ngất trời
Thân Phật lưu ly sáng ngời
Đông phương Phật cảnh trời người lạc bang.
Ta bà cũng được phước ân
Thích Ca Phật dạy nhớ ân đức Ngài
 
Mỗi khi có bệnh trong ngoài
Niệm danh một tiếng hết ngay não phiền.
Ai bị nghiệp xấu triền miên
Nghe danh là hết sanh liền bình an
Niệm ngài sanh phước giàu sang
Mau thành Phật quả tịnh bang một nhà.
Địa ngục ngạ quỷ thoát ra
Tam đồ vắng bóng chính là Đông phương
Dược Sư, người khổ nhớ nương
Nghèo hèn, bệnh tật, tai ương dứt liền.
Được Ngài dạy pháp bình yên
Sanh thân Bồ Tát nối liền pháp thân
Lục độ gió mát trăng ngần
Trên đầu hiện Phật dưới chân sen vàng.
 
ĐƯƠNG LAI DI LẶC TÔN PHẬT

Khuôn mặt rạng rở nụ cười
Bụng đầy hỷ xã thấy người hỷ hoan
Lục căn thanh tịnh phước tràn
Nhiều đời gần Phật bảo ban tu hành.
Quá khứ Bồ Tát Cầu Danh
Nhiên Đăng Phật Tổ nêu danh của Ngài
Pháp Hoa hải hội liên đài
Liễu tri thấu rỏ chẳng sai mọi thời.
Linh Sơn Hải Hội sáng ngời
Pháp Hoa Phật thuyết vang trời mười phương
Bất Khinh thơm ngát giới hương
Dật Đa Bồ Tát danh phương của Ngài.
Đâu Xuất nội viện liên đài
Hằng sa Bồ Tát cùng Ngài tiến tu.
Thích Ca thọ ký pháp vũ
Tương Lai Di Lặc pháp trụ Ta Bà.
Đại thừa phương tiện bao la
Di Lặc thừa ấn Thích Ca pháp truyền
Tam thừa như pháp uyên nguyên
Đương Lai Di Lặc Phật tuyên pháp mầu.
Chúng sanh thoát khỏi khổ đau
Trời người đắc pháp chẳng cầu thoát ra
Thanh Văn, Bồ Tát hằng sa
Người người hoan lạc Ta bà an vui.

Ghi chú: Trong phẩm Tựa đầu tiên của kinh Diệu Pháp Liên Hoa (HT. Thích Trí Tịnh dịch) có ghi rằng, trong quá khứ rất lâu xa, có 20 ngàn vị Phật cùng một tên, hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh lần lượt ra đời. Vị Phật sau cùng trong 60 tiểu kiếp (1 tiểu kiếp = 16. 800.000 năm) đã thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Trong thánh chúng lúc ấy có ngài Diệu Quang Bồ Tát). Sau đó Phật đã thọ ký cho ngài Đức Tạng Bồ Tát rồi vào Vô Dư Niết Bàn. Kế đó, Bồ Tát Diệu Quang trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa suốt 80 tiểu kiếp, vì trời người mà diễn nói. 

Trong Thánh chúng có Tám vị Pháp tử là con của Phật Nhật Nguyên Đăng Minh lúc Ngài chưa xuất gia. Tám vị Pháp tử nầy trong quá khứ đã gần gủi và cúng dường vô lượng chư Phật và sau khi được Bồ Tát Diệu Quang dạy kinh Pháp Hoa đã lần lượt thọ ký nhau thành Phật, vị sau cùng hiệu là Nhiên Đăng. (Thời ấy Đức Thích Ca là vị Chuyển Luân Thánh Vương đã được đức Phật Nhiên Đăng thọ ký thành Phật ở cỏi Ta bà hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi Ngài đã dùng thân mình nằm lên vũng bùn lầy để cúng dường đức Phật Nhiên Đăng đang đi khất thực).

Thủa đó Bồ Tát Diệu Quang có 800 người đệ tử, trong đó có vị tên là Cầu Danh Bồ Tát: “…Người này tham ưa danh lợi, dầu cũng đọc tụng các kinh mà chẳng thuộc rành, phần nhiều quên mất, nên gọi là cầu Cầu Danh. Người này cũng do có trồng các nhơn duyên căn lành nên đặng gặp vô lượng trăm nghìn muôn ức Đức Phật mà cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi. Di Lặc nên biết! Lúc đó Diệu Quang Bồ Tát đâu phải người nào lạ, chính là ta đấy (Văn Thù Bồ Tát). Còn Cầu Danh Bồ tát là Ngài đấy (Di Lặc hoặc A Dật Đa Bồ Tát).

Lại đến phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát cũng chính là Bồ Tát Di Lặc. Ngài đã được Đức Phật Thích Ca thọ ký thành Phật ở cõi Ta Bà tiếp sau đức Phật Thích Ca.

Hiện tại Ngài thống lĩnh hằng sa Bồ Tát ở nội viện cung trời Đâu Xuất. Ngài cũng thường hóa thân xuống cõi Ta Bà để hoằng hóa. Khi thì hóa thân làm Bồ Tát, khi thì Tổ Sư, khi thì Tỷ Kheo Bố Đại hòa thượng…hoặc có khi thì hóa thân Tiên nhân như Thần Tài…Vị Tổ sáng lập ra Duy Thức Tông là Tổ sư Vô Trước (Tk thứ 4) và em Ngài là tổ Thế Thân cũng đã từng nhập định lên cõi trời Đâu Suất để Bồ Tát Di Lặc dạy. Đến đời nhà Đường bên Trung Hoa có ngàiHuyền Trang (602 – 664) sáng lập Pháp Tướng Tông.  Khi đang du hành qua Thiên Trúc thỉnh kinh, trên đường gặp hoạn nạn, Ngài đã niệm danh Bồ Tát Di Lặc, liền được Bồ Tát Di Lặc dùng hóa thân hộ trợ và chỉ  dạy, nên Pháp Sư đã phát nguyện thác sanh về cõi trời Đâu Suất để chầu Ngài Di Lặc. Trong thời cận đại, ở Việt Nam chúng ta cũng có một luận sư về Duy Thức là HT. Thích Thiện Siêu (1921 – 2001) người đã dịch ra Việt nghĩa và dạy rất nhiều bộ luận nổi tiếng trong đó có Duy Thức luận và Liễu Nguyên đã được phước duyên thường đãnh lễ và thọ giáo. (Ngài cũng là vị Đàn Đầu Hòa Thượng đã trao truyền giới Tỷ Kheo và Bồ Tát cho con trong Đại giới đàn Tịnh Khiết tại tổ đình Tường Vân - Huế).

Các hành giả hành trì theo Duy Thức Tông hay Pháp Tướng Tông thì nên nguyên cứu kỷ tông chỉ của Ngài Vô Trước và Pháp sư Huyền Trang. Tông chỉ này trong kinh Pháp Hoa sẽ nằm ở phẩm: “Pháp Sư Công Đức” và phẩm “Thường Bất Kinh”. Hành giả gắng công tinh tấn thọ trì 2 phẩm này thì sẽ liễu ngộ đến chổ an vui. Nếu Hành giả hành trì liễu ngộ Kinh Pháp Hoa thì sẽ được 8 vị Đại Bồ Tát: 1. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, 2. Quán Thế Âm Bồ Tát, 3. Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát, 4. Vô Tận Ý Bồ Tát. 5. Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, 6. Dược Vương Bồ Tát, 7. Dược Thượng Bồ Tát, 8. Di Lặc Bồ Tát. Tám Vị Đại Bồ Tát này sẽ đến rước Hành giả, tùy theo sở nguyện của Hành giả muốn vãng sanh về đâu. Hoặc vãng sanh về cỏi Tây Phương Tịnh Độ (theo kinh Pháp Hoa), hoặc cõi Đông Phương Tịnh Độ (theo Kinh Dược Sư) hoặc nội viện cung trời Đâu Suất… (theo kinh Pháp Hoa).

Trong tương lai (8.108.000 năm kể từ Phật Thích Ca ra đời) nhằm lúc cõi Ta Bà hội đủ duyên lành thì Bồ Tát Di Lặc từ cõi trời Đâu Suất sẽ đản sanh và thành Phật ở cõi Ta Bà hiệu là Di Lặc Tôn Phật. Ngài cũng đem ba thừa giáo, ở dưới cây Long Hoa mà vì chúng sanh thuyết pháp, trời người chứng quả vô số. Ngài trụ thế 60 ngàn tuổi thì nhập Niết Bàn. 

Chánh pháp trụ 60 ngàn năm, Tượng pháp cũng trụ 60 ngàn năm . Con người lúc ấy có tuổi thọ 80 ngàn tuổi (theo Di Lặc Hạ Sanh kinh).
Cứ mỗi độ Xuân về vào đúng ngày mồng một tết, người người nghinh đón Khánh Xuân Di Lặc để lễ vía Ngài và cầu nguyện sự an lành và hạnh phúc cho bản thân và gia quyến, cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Kính chúc chư Hành giả thuận duyên trên bước đường tu học và có mặt trong hội Long Hoa để được đức Phật Di Lặc  thọ ký.

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
 
ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

Ngài thường cỡi lưng sư tử
Cầm gươm Trí Tuệ sáng như mặt trời
Giữ gìn Tạng pháp ba đời
Là thầy Bồ Tát bao thời kinh ghi.
Pháp Hoa kinh tụng mỗi khi
Phẩm tựa Ngài hiện khắc ghi trong lòng
Diệu Quang cũng tên Ngài đồng
Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật  ông Niết Bàn.
Tám mươi tiểu kiếp pháp đàn
Pháp Hoa Ngài thuyết chỉ đàng Phật thân.
Tám vị Pháp tử phước ân
Nối nhau thành Phật cuối Phật Nhiên Đăng.
Đến phẩm Đề Bà Đạt Đa
Trí Tích Bồ Tát thấu ra trí Ngài
Long cung Pháp Hoa liên đài
Trùng trùng Bồ Tát là Ngài độ tha.
Long Nữ Bồ Tát kinh qua
Lập tức thành Phật chính là Pháp Hoa
Văn Thù Trí Tuệ bao la
Là nhà Bồ Tát, Ta bà sáng soi. 
Tạng pháp Ngài giữ muôn đời
Chỉ dạy Bồ Tát sáng ngời Phật thân
Ở đâu Ngài hiện Pháp thân
Kết đài Bồ Tát Phật thân đến cùng.
Bồ tát pháp lữ muôn trùng
Rồi đây thành Phật khắp cùng mọi nơi
Văn Thù Đại Trí sáng ngời
Chúng sanh, Bồ Tát đời đời nương theo.
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Hát.


MẶT TRỜI TRÍ TUỆ

Mặt  trời chiếu rọi xóa đêm đông
Trí Tuệ cắt đứt vạn kiếp bồng
Bình minh nắng rọi ngàn tia sáng
Chân tâm Trí Tuệ bừng ánh hồng.

Theo phẩm Tựa trong kinh Pháp Hoa, Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từ vô lượng kiếp xưa đã là vị Đại Bồ Tát, được Đức Phật Nhật Nguyện Đăng Minh dạy kinh Pháp Hoa suốt 60 tiểu kiếp. Sau khi Phật vào Niết Bàn thì ngài Văn Thù lại thuyết dạy kinh Pháp Hoa cho trời người, thánh chúng suốt 80 tiểu kiếp (1 tiểu kiếp = 16. 800.00 năm). Trong thánh chúng có Tám vị Pháp Tử (Vương Tử con của Phật lúc Ngài chưa xuất gia) đã thọ ký nối nhau thành Phật. Vị sau cùng hiệu là Phật Nhiên Đăng. 

Thời ấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hiệu là Diệu Quang Bồ Tát nghĩa là ánh sáng của Trí Tuệ vi diệu, đó cũng là đại nguyện vĩ đại của Ngài. Đại nguyện ấy chỉ có chư Phật mười phương mới thấu rỏ nên được xếp vào ý nghĩa bất khả tư nghì. 
 
Ở đâu Ngài hiện pháp thân là ở đó có Phật quả. Chư Bồ Tát được ngài dạy đã thành Phật vô số, quả vị Nhất Sanh Bổ Xứ cũng vô số, hàng Bồ Tát không sao đếm hết. Điển hình trong phẩm Đề Bà Đạt Đa lúc Long Nữ thành Phật thì một lần nữa mới thấy sức Trí Tuệ của Ngài. Chư Phật trong mười Phương trước lúc thuyết kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa đều trú trong Vô Lượng Nghĩa Xứ Định mà phát ra một luồng hào quang ở giữa long trắng chặng mày. Ánh sáng đó rọi khắp, trên thấu cõi trời Sắc Cứu Cánh dưới đến địa ngục A Tỳ….dấu hiệu đó chỉ có chư Phật và Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi mới hiểu rỏ. Ngài là ánh sáng là Trí Tuệ cho hết thảy Bồ Tát và chúng sanh nương tựa. Ngài cũng là Người nắm giữ kho tàng chánh pháp của mười phương chư Phật.

Ngài cũng thường hóa thân để trợ duyên cho chư Phật hóa độ chúng sanh khắp mười phương pháp giới. Theo kinh điển Đại thừa lúc Thế Tôn còn trụ thế ở cõi Ta bà thì Ngài đã hóa thân làm cư sĩ Duy Ma Cật. Nhiều lần trưởng lão Xá Lợi Phất đã tham vấn học đạo với Ngài là vậy. 
 
MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA ĐỨC ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN VƯƠNG BỒ TÁT

Một thường lễ kính chư Phật
Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh
Kính Phật phước đức an lành
Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài.
Hai thường xưng tán Như lai
Xưng đủ mười hiệu Như Lai tuyệt vời
Tán thán công đức biển trời
Nguyện làm Bồ Tát đời đời mười phương.
Ba thường rộng tu cúng dường
Cúng Phật, phát nguyện lên đường độ sanh
Dường là bố thí quần sanh
Nguyện làm Bồ Tát tu hạnh cúng dường.
Bốn thường sám hối nghiệp chướng
Sám xấu hổ lỗi lầm trước đã tạo
Hối quay đầu theo chánh đạo
Nguyện làm Bồ Tát thường tạo phước đức.
Năm thường tùy hỷ công đức
Tùy duyên hóa độ muôn ức nẻo đường
Hỷ xã Tâm Phật hằng nương
Nguyện làm Bồ Tát thuận đường chuyển luân.
Sáu thường  thỉnh chuyển pháp luân
Thỉnh thay cả trời người ân cần thỉnh Phật
Chuyển rộng bánh xe pháp Phật
Nguyện làm Bồ Tát dựng đất Bồ đề.
Bảy thường thỉnh Phật trụ thế 
Phật tại thế gian mọi bề sáng lạng
Trụ pháp vương hướng Phật đàng
Nguyện làm Bồ tát phát quang pháp ngọc.
Tám thường theo Phật tu học 
Bồ Tát nối gót thân tộc Như Lai
Được Phật truyền pháp không hai
Nguyện làm Bồ tát tương lai Phật thành.
Chín thường hằng thuận chúng sanh
Hằng luôn dõi mắt từ ân phổ độ
Thuận theo Phật pháp giác ngộ
Nguyện làm Bồ Tát cứu độ muôn phương.
Mười thường đều cùng hồi hướng
Hồi quy về cùng chung đường Phật quả
Hướng đến chổ pháp vô ngã
Nguyện làm Bồ Tát thuận đà thượng sanh.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

THEO CHÂN PHỔ HIỀN

Thầm lặng tu hạnh Phổ Hiền
Nguyện lớn đã phát Thánh liền từ đây
Vun tròng đạo quả vững xây
Tu Di có đổi nguyện này chẳng phai.

Trên thừa chánh Pháp Như Lai
Chúng sanh phổ độ tương lai Phật thành
Bát Nhã Lục Độ chuyên cần
Chúng sanh mọi nẻo xa gần noi theo.
Ngàn sông ngàn núi cũng trèo
Phân thân hóa độ khắp nẻo gần xa
Vâng theo lời Phật Thích Ca
Phổ Hiền hạnh nguyện sáng cả Ta bà.
Tịnh độ xây đắp một nhà
Tôn thờ Phổ Hiền sáng ra Tông này
Hoa sen ngát nở từ đây
Tây phương sen nở chốn này mà ra.
Khắp cả thế giới Ta Bà
Theo chân Phổ Hiền thoát ra luân hồi
Hoa sen nâng chổ tòa ngồi
Mười phương pháp giới muôn đời Tuệ soi.

Kính thưa chư Hành Giả, những  Hành Giả đang tu theo tông phái Mật tông, đặc biệt là Tịnh Độ Tông. Bên cận phải học và liễu ngộ 48 Đại nguyện của của Đức Phật A Di Đà, 12Hạnh Nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. 

Quý Vị cần phải học và liễu ngộ 10 Đại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. 

Bồ Tát Phổ Hiền được thờ là sáng tổ của Tông phái Tịnh Độ và Mật Tông. Khi quý vị tu học và liễu ngộ được như vậy mà phát lên Tín, 
Hạnh, Nguyện thâm sâu và vững chải thì lập tức đã được chiêu cảm vào trong những đại nguyện đó. Được nhập vào pháp giới Phổ Hiền, từ đây trở thành Bồ Tát nhiêu ích cho bản thân và cho muôi loài chúng sanh. Đó chính là công đức và thành quả giải thoát của Hành Giả Bồ Tát vậy. (Bên tông phái Mật tông cũng tôn thờ Ngài như khởi tổ).

Trong kinh Pháp Hoa có phẩm Phổ Hiền nói về công hạnh của Ngài. Nếu ai hành trì tu tập kinh Pháp Hoa viên mãn đắc Pháp Hoa Tam Muội cũng chính là Phổ Hiền Tam Muội sẽ được Ngài cỡi voi trắng sáu ngà cùng các Đại Bồ Tát đến đón rước về cảnh giới Phật tùy theo bản nguyện của Hành Giả. Ngài đã chứng quả đại Bồ Tát từ rất lâu xa nhưng vì lòng từ bi và hạnhnguyện của Ngài nên mỗi lần có vị Phật nào ra đời Ngài đều hóa sanh làm đệ tử Phật để trợ giúp chư Phật hoằng hóa độ sanh.

Kính chúc Quý vị và thân thuộc thân tâm thường an lạc, mau tiến lên trên những quả vị Bồ Tát trong Pháp Giới Phổ Hiền Bồ Tát để phổ độ chúng sanh và chóng thành Phật quả.

ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
Trời Đao Lợi, Phật tuyên pháp mầu
Địa Tạng Từ Tôn đức rộng sâu
Vô lượng kiếp xưa tâm hiếu đạo 
Ngài vì thân mẫu phát nguyện cầu.
Cầu cho thân mẫu thoát khổ đau
Rồi Ngài phát lên đại nguyện sau
Địa ngục nếu có người còn  khổ
Phật quả Con sẽ nguyện vào sau.
Chúng sanh sáu nẻo quen nghiệp củ
Triền miên tạo nghiệp núi chất đầy
Thiên đường muôn lối không tìm đến
Địa ngục bít cửa cứ chui vào.
Muôn cảnh khổ đau thêm ảo não
Địa Tạng Bồ Tát khởi từ tâm
Đạo Lợi hóa thân xuống địa ngục
Lặn lội hóa độ cứu sinh linh.
Chỉ lối chúng sanh về nẻo thiện
Vô lượng sanh vào kiếp nhơn thiên
Hằng hà sa số chứng Phật quả
Ân từ công đức cao ngất trời.
Từ bi hóa hiện khắp muôn lối
Chấn khai tích trượng Tuệ sáng ngời
Sáu nẻo còn nhớ ân đức trước
Phật đạo nương theo chớ lui về.
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Theo Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức kinh, ngài Địa Tạng Bồ Tát từ vô lượng kiếp xưa, vì báo hiếu, muốn cứu độ thân mẫu thoát khỏi cảnh Tam Đồ (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh) nên Ngài phát nguyện làm Bồ Tát.

Ngài nguyện rằng: 

“Xin chư Phật thương xót chứng minh cho tôi, vì mẹ mà tôi phát nguyện rộng lớn như vậy: Như thân mẫu tôi khỏi hẳn chốn tam đồ và hạng hạ tiện cùng thân gái, cùng kiếp không còn thọ những quả báo xấu đó nữa, tôi đối trước tượng của đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai mà phát lời nguyện rằng: từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: Địa ngục, súc sanh, và ngạ quỷ…” (Trích: Kinh Địa Tạng, phẩm thứ tư, HT. Thích Trí Tịnh dịch nghĩa)

Ngài nguyện rằng: Chúng sanh hóa độ hết mới chứng quả Bồ Đề, Địa ngục nếu còn một chúng sanh thì Ngài chưa vào Phật quả. Cũng vì đại nguyện lớn lao này mà Ngài thường hóa thân xuống địa ngục… để cứu độ muôn loài chúng sanh. Đức Phật Thích Ca cũng vì báo hiếu thân mẫu mà thuyết kinh Địa Tạng cho Thánh Mẫu Ma Gia  và Chư Thiên...  tại cung trời Đao  Lợi. Nghe xong Thánh Mẫu Ma Gia đã chứng quả A La Hán. Đức Phật tán thán công đức vô biên, bất khả tư nghì của Bồ Tát Địa Tạng. Ngài nói cho dù thọ mạng của chư Phật vô cùng cũng không thể nói hết công đức vô biên của Bồ Tát Địa Tạng. Đức Phật cũng dạy người đời sau muốn báo hiếu song thân hiện tại hay quá cố phụ mẫu thì nên thọ trì Kinh Địa Tạng, trì giới, cúng dường, phóng sanh, bố thí và đem công đức đó hồi hướng cho Cha Mẹ thì Cha Mẹ hiện đời được an lành, sống lâu và Cha Mẹ nếu đã quá vãng thì sẽ thoát khỏi cảnh Tam Đồ mà sanh về cõi  Tịnh  Độ như sở nguyện. Chúng sanh ở cõi Ta Bà rất có duyên với Bồ Tát Địa Tạng. Ngài Địa Tạng Bồ Tát thường hóa thân để trợ duyên cho chư Phật hóa độ chúng sanh ở cõi Ta bà.  

Đức Phật Thích Ca  vô lượng kiếp xưa lúc chưa thành Phật cũng từng được Ngài cứu độ huống gì chúng ta? Ngài là ân nhân và muôn đời là ân nhân của hết thảy chúng sanh. Công ơn vô biên không sao mà tả hết và đền đáp được. Con chỉ biết noi theo và thắp sáng hạnh nguyện của Ngài để cho con và muôn loài chúng sanh sớm thoát khỏi cảnh khổ...như vô lượng kiếp xưa Ngài đã phát nguyện.
 
MƯỜI HAI ĐẠI NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & hóa thơ
-000-

1. Nam mô hiệu Viên Thông, danh Tự Tại, Quán Âm Như Lai, quảng phát hoằng thệ nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Viên Thông Tự Tại, Quán Âm Như Lai, Ngài đã phát ra, mười hai nguyện lớn, cứu độ chúng sanh.

Thơ:

Tu thành Bồ Tát Quán Âm
Viên Thông, Tự Tại, Diệu Âm cứu đời
Mười hai nguyện lớn sáng ngời
Từ bi, Trí Tuệ, độ người an vui.

2. Nam mô vô quái ngại, Quán Âm Như Lai, thường cư Nam (Đông) Hải nguyện. 

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, thường ở biển Nam (Đông) Hải, Tự Tại Vô Ngại cứu độ chúng sanh.

Thơ:Không ngại sống gió dập vùi
Quán Âm Tự Tại, đẩy lùi bão giông
Bao thuyền gặp nạn biển Đông
Quán Âm cứu khổ, thong dong thoát nàn.

3. Nam mô trú Ta Bà U Minh giới, Quán Âm Như Lai, tầm thanh cứu khổ nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, thường ở cõi Ta Bà –  U Minh,  tìm tiếng kêu cứu của chúng sanh, mà liền đến cứu giúp.

Thơ:

Ta Bà bao chốn nguy nan
Quán Âm nghe tiếng, bình an trở về
U Minh lắm chuyện não nề
Quán Âm niệm niệm, bốn bề bình yên.

4. Nam mô hằng tà ma, trừ  yêu quái, Quán Âm Như Lai, năng trừ nguy hiểm nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, Ngài thường hàng phục, tà ma quỷ quái, đem lại bình yên, hạnh phúc cho mọi người.

Thơ:

Gặp lúc  ma quái, chẳng yên
Niệm danh Bồ Tát, chúng liền tránh xa
Tà ma, quỷ quái quậy phá
Quán Âm Bồ Tát, độ tha quy hàng.

5. Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai, cam lộ sái tâm nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, tay cầm dương liễu, tay cầm tịnh bình, rưới khắp thế gian, chúng sanh mát mẽ, tâm liền hỷ hoan.

Thơ: 

Tình thương Mẹ trải muôn ngàn
Tay cầm tịnh thủy, muôn vàn từ bi
Tay cầm nhành liễu dương chi
Cam hồ rưới khắp, Tâm si rạng ngời.

6. Nam mô Đại Từ bi, năng hỷ xã, Quán Âm Như Lai, thường hành bình đẵng nguyện.

Nghĩa: Kính lạy  Đức Quán Âm Như Lai, Đại Từ Đại Bi, Đại Hỷ Đại Xã, bình đẵng cứu giúp chúng sanh.

Thơ:

Bình đẵng cứu giúp bao người
Từ bi thương xót muôn nơi nương nhờ
Hỷ xã trải rộng vô bờ
Quán Âm hiện khắp mê mờ xoá tan.

7. Nam mô trú dạ tuần vô tổn hại, Quán Âm Như Lai, thệ diệt tam đồ nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, đêm ngày đi khắp, cứu giúp chúng sanh khỏi bị sự tổn hại và thoát cảnh tam đồ: địa ngục, ngạ quỷ. súc sanh. 

Thơ:

Tam Đồ cảnh khổ muôn vàn
Niệm danh Bồ Tát xóa tan ngục trần
Cọp beo, thú giữ vây quanh
Quán Âm thị hiện, liền nhanh thoát nàn.

8. Nam mô vọng Nam (Đông) nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, giả tỏa giải thoát nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, khi người nào gặp lúc bị gong cùm xiềng xích mà hướng về hướng Nam (Đông) lễ bái Quán Âm Như Lai thì lập tức thoát được nạn gong cùm.

Thơ:

Gặp lúc xiềng xích muôn vàn
Hướng Nam (Đông) vọng bái, bình an đến liền
Bị tù, đánh đập liên miên
Quán Âm nhớ niệm, bình yên tức thời.

9. Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải, Quán Âm Như Lai, độ tận chúng sanh nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, chèo thuyền Bát Nhã, trong biển khổ muôn trùng, để cứu vớt hết thảy chúng sanh.

Thơ:

Chúng sanh khổ hải ngập trời
Quán Âm thương cứu mãnh đời khổ đau
Nương thuyền Bát Nhã trước sau
Theo chân Bồ Tát, cùng nhau an lành.

10. Nam mô tiền tràng phan hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai, tiếp dẫn Tây Phương nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, trước dùng tràng phàn, sau dùng báo cái, tiếp dẫn những ai phát nguyện tu theo ngài, đều được 
vãng sanh về cõi Tây Phương tịnh độ.

Thơ:

Quán Âm tiếp dẫn vãng sanh
Tràng hoa, kỷ nhạc xung quanh hương ngàn
Có đủ bảo cái, tràng phan
Quán Âm hướng dẫn chỉ đàng về Tây.

11. Nam mô vô lượng thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai, Di Đà Thọ ký nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Quán Âm Như Lai, Ngài được Phật Di Đà Thọ ký thành Phật ở cõi Tây phương tiếp sau Phật A Di Đà.

Thơ: 

Phương tây phước báo tròn đầy
Vô biên thọ mạng chốn này không sai
Di Đà thọ ký Như Lai
Quán Âm thành Phật tương lai cõi nầy.

12. Nam mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quán Âm Như Lai, quả tu thập nhị nguyện.

Nghĩa: Kính lạy Đức Quán Âm Như Lai, khi mãn mười hai đại nguyện, thân Ngài đoan trang không ai sánh bằng, là kết tinh của sự thực hành tròn đầy mười hai nguyện rộng lớn nầy.

Thơ:

Mười hai nguyện lớn tròn đầy
Đoan nghiêm thân Phật đó đây ai bằng
Từ Bi sáng tợ vầng Trăng
Bao la Trí Tuệ ngập tràn ánh Dương.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ 
Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Đôi Dòng Cảm Niệm: Con kính lạy Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát! 

Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức! Kính thưa quý Phật tử, cứ mỗi lần Liễu Nguyên nghĩ về Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát, là mỗi lần nước mắt cứ rơi rơi. Vì cảm niệm biết bao công ơn trời biển của Ngài. Bao lần đã chết đi cũng nhờ đức Từ Bi Trí Tuệ, từ 12 Nguyện Lực của Ngài mà sống lại đến hôm nay. 

Một lần bị nước cuối trôi, quằn quạy trong cõi chết vậy mà chỉ cần nhớ đến Ngài thì Ngài liền hiện thân cứu giúp, cho con có lại sự sống, và sự bình an nầy. 

Lại có lần, gặp tai nạn gần như cụt tay máu chảy như nước đổ đến chết ngất, cũng nhờ nghĩniệm đến tên Ngài, liền có người đến cứu giúp, tưởng chừng như không lành lại được, mà nay đã hồi phục gần như lúc ban đầu, giúp con có thể tự lái xe hay đánh máy… những dòng cảm niệm nầy. Hay những lúc con bị Tham, Sân, Si trổi dậy, chỉ cần nhớ niệm đến tên Ngài thì niệm an vui, hỷ lạc dâng trào trong tâm. Con nghĩ, không những chỉ riêng mình con, mà cónhiều Phật tử, nhiều người, vô lượng chúng sanh cũng từng đã được Ngài cứu khổ, khi  gặp những cảnh khổ nguy nan mà nhớ niệm đến danh hiệu của Ngài: Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, thì Ngài liền hiện thân cứu giúp đến chổ an lành. Qua đó con mới cảm nhận được đức Từ Bi, Hỷ Xã và nguyện lực rộng lớn của 12 Đại Nguyện nầy.

Thiết nghĩ, công ơn bao la trời biển nầy, con làm sao đền đáp được? Con chỉ biết noi theo bước chân Ngài, học và tu tập theo 12 Đại Nguyện của Ngài để tự cứu khổ cho bản thân và những ai còn nhiều nghiệp chướng khổ đau như con. 

Kính chúc quý Thiện Hữu Tri Thức và quý Phật tử và tất cả những người thân luôn luôn được nhiều an lạc và ngày càng tiến sâu vào biển trời Từ Bi và Trí Tuệ của mười phương chư Phật trên con đường giác ngộ của tự thân.

NHỚ ÂN MẸ HIỀN QUÁN THẾ ÂM    
                           
Con từ sanh tử bình an
Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con
Cứu từ nước cuốn, sống còn
Cứu từ máu chảy, thân con năm nào.
Bao lần con khổ xiết bao 
Niệm danh Mẹ đến cùng bao an bình
Chúng sanh trong chốn hữu tình
Ở đâu gặp nạn, có hình Mẹ ngay.
Nhành dương liễu sẵn trên tay
Cam lồ tịnh thủy trong tay nhẹ nhàng
Từ bi trải rộng muôn ngàn
Trí tuệ rọi khắp Quán Âm cứu nàn
Công ơn Mẹ lớn vô vàn
Ngàn thơ không hết tình tràn Mẹ trao
Cho dù bốn biển mực đào,
Cũng không tả hết công lao Mẹ hiền.
Nam mô! Mẹ đã đến liền
Tâm luôn có Mẹ bình yên tháng ngày
Noi theo hạnh nguyện hăng say
Để con bên Mẹ đêm ngày bình yên.
Quán Âm niệm niệm tinh chuyên
Diệu Âm cùng khắp, Mẹ truyền pháp thân
Con thật duyên được phước ân
Muôn vàn kính lạy, nhớ ân đời đời.
Kính lạy Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát thùy từ gia hộ.

Mẹ Hiền:  Quán Thế Âm Bồ Tát.


HÒ GỌI ĐÒ QUÁN ÂM

Sáng tác hò giả gạo & thơ: Liễu Nguyên
Ngược dòng sanh tử mãi gọi đò
Thuyền ai thấp thoáng trên sông đó
Có phải Quán Âm đang chèo đò
Chở con qua bến Tây phương đó! 
(Là hò là khoan ơ khoan mà hò khoan 2 lần)
Để con nghe mãi tiếng câu hò
Hát bài Bát Nhã sắc không đó
Ngâm khúc Ngũ Căn, Tâm liền rỏ
Tấu đoạn Ngũ Lực càng sáng tỏ. 
(Là hò là khoan ơ khoan mà hò khoan 2 lần)
Thất Bồ Đề phần pháp đã có
Bát Thánh Đạo phần đâu có nhỏ
Tĩnh giấc nhập hội Liên trì đó
Cùng  Phật, Bồ Tát trong câu hò. 
(Là hò là khoan ơ khoan mà hò khoan 2 lần)
Người người cõi ấy vui lắm đó
Quanh năm suốt tháng vẳng câu hò
Niệm Phật, niệm Pháp niệm Tăng đó
Để cho Thánh giả thuộc câu hò.
(Là hò là khoan ơ khoan mà hò khoan 2 lần)
Thuộc rồi cũng hát câu hò đó
Để người đi sau biết câu hò
Biết rồi gọi đò Quán Âm đó
Lên thuyền Bát Nhã vang câu hò
(Là hò là khoan ơ khoan mà hò khoan 3 lần)

Kính thưa Quý Thiện Hữu Tri Thức, do vì giới hạn của tập thơ này, nên Bốn Tám Đại Nguyện của đức Phật A Di Đà và hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí…sẽ được xuất bản trong tập thơ khác. Kính mong Quý Vị hoan hỷ và góp lời cầu nguyện. Thành kính niệm ân. 

Trong kinh Địa Tạng và nhiều kinh khác đức Phật dạy, chúng sanh nếu kết duyên, học đạo và noi theo hạnh nguyện của một vị Thánh Tăng hoặc một vị Bồ Tát thì sẽ có công đức vô lượng, rồi sẽ vào ngôi chánh đẳng giác, huống gì học đạo nhiều vị Phật và Bồ Tát như Thiện Tài Đồng Tử thì càng có vô lượng công đức và mau chứng Phật quả! 

Còn nữa...
Liễu Nguyên

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm