Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/03/2019, 19:47 PM

Giới đức nặng hơn đất, mạn cao hơn trời, hồi tưởng nhanh hơn gió và tư tưởng nhiều hơn cỏ!

Khi một vị trời hỏi Thế Tôn có vật gì “cao hơn trời, nặng hơn đất, nhanh hơn gió và nhiều hơn cỏ”, Ngài trả lời: “giới nặng hơn đất, mạn cao hơn trời, hồi tưởng nhanh hơn gió, tư tưởng nhiều hơn cỏ”. Lời đáp mang ý nghĩa sâu xa về sự tu học, hiểu mình để chuyển hóa tâm thành tựu giới-định-tuệ.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.

Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Vật gì nặng hơn đất?

Vật gì cao hơn không?

Vật gì nhanh hơn gió?

Vật gì nhiều hơn cỏ?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Giới đức nặng hơn đất

Mạn cao hơn hư không

Hồi tưởng nhanh hơn gió

Tư tưởng nhiều hơn cỏ.

Bấy giờ, Thiên tử kia lại nói kệ:

Lâu thấy Bà-la-môn

Đã đạt Bát-niết-bàn

Qua rồi mọi sợ hãi

Vượt hẳn đời ái ân.

Thiên tử kia nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1298)

Tư tưởng được ví như cỏ dại tràn lan. Vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức chính là những ý niệm này.

Tư tưởng được ví như cỏ dại tràn lan. Vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức chính là những ý niệm này.

Thế Tôn khẳng định “giới đức nặng hơn đất”. Địa cầu với sơn hà đại địa là nền tảng để mọi sự mọi vật nương vào, đứng vững, vươn cao. Giới đức nặng hơn địa cầu, vì giới là nền tảng của mọi thiện pháp. Chỉ cần có giới, nương tựa vào giới tất nhiên người con Phật có đầy đủ tư cách đạo đức làm người, làm trời, làm Thánh cho đến làm Phật.

Mạn chính là ngã mạn, cống cao, không xem ai ra gì, ta là số một. Thế Tôn dạy “Mạn cao hơn hư không”, cao hơn cả trời. Thế mới biết chấp thủ tự ngã, dính mắc vào cái tôi và của tôi rất khủng khiếp, chót vót tận trời xanh. Mọi khổ đau, trở ngại đều có nguồn gốc từ sự chấp ngã này.

Nhớ nghĩ về một điều gì đã xảy ra trong quá khứ gọi là hồi tưởng. Chỉ một sát-na hồi tưởng lập tức quá khứ hiện về, nhanh chóng đến độ gần như tức thì. Xem ra gió lốc chậm chạp hơn rất nhiều lần so với tâm hồi ức của con người. Vì nhanh chóng như vậy nên con người hay hồi tưởng về quá khứ rồi vui buồn theo, chìm đắm trong quá khứ mà bỏ quên hiện tại.

Tâm hành, suy nghĩ, nghĩ tưởng nói chung dấy khởi liên tục trong tâm nên Thế Tôn dạy “Tư tưởng nhiều hơn cỏ”. Những ai từng ra ngoài thiên nhiên ruộng đồng sẽ thấy rằng cỏ cây ken kín mặt đất. Vì tâm nghĩ tưởng mông lung bất tận nên kinh điển thường dụ như ngựa phi ngoài thảo nguyên, như khỉ chuyền cành trong rừng rậm. Ở đây, tư tưởng được ví như cỏ dại tràn lan. Vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức chính là những ý niệm này.

Thấy rõ, giới là nền tảng nên vun bồi gốc giới. Biết ngã mạn cao ngút trời nên giảm bớt tự mãn cống cao. Hiểu những hoài niệm vụt đến nhanh hơn gió cuốn nên giữ tâm chánh niệm. Nhận ra tâm vọng dấy khởi dày như cỏ dại nên lắng đọng và tịnh trừ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử

Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024

Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.

Xem thêm