Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/06/2022, 15:28 PM

Giữ gìn và phát huy dấu ấn tinh hoa văn hóa Việt

Một người thành công có nghĩa là họ có hạnh phúc. Bởi vì, đỉnh cao của thành công chính là hạnh phúc. Và để có được thành công trong cuộc sống cùng với nội tâm an lành, hạnh phúc thì cần phải có văn hóa.

Vô ngã là tinh hoa của Đạo Phật

Văn hóa Việt chảy trong huyết quản của mỗi người con mang nòi giống Lạc Hồng chính là nền tảng để tạo nên bản sắc Việt Nam. Dự án Tủ vàng sách quý Việt Nam ra đời mang một sứ mệnh phụng sự để gìn giữ và nhân bản những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua một chiều dài lịch sử cùng bao biến đổi thăng trầm. Dấu ấn tinh hoa văn hóa Việt không nằm ở những phạm trù riêng lẻ mà chính là một hệ thống ý thức được xây dựng và truyền tự ngàn đời. Dân tộc tính ấy thể hiện chính ở nơi ban thờ gia tiên trong mỗi gia đình người Việt.

Chúng ta sinh ra và lớn lên đã thấy trong nhà có bát hương và ban thờ gia tiên. Mỗi khi đến ngày giỗ, tết, mọi người cùng trở về, quây quần bên nhau và thắp 1 nén hương để tưởng nhớ tổ tiên. Và mỗi khi thắp lên một nén hương trước ban thờ là chúng ta đang thắp lên trong tâm thức của mình ngọn lửa của lòng thương kính nguồn cội, thắp lên lòng biết ơn!

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tôi vẫn nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần bị bệnh nằm ốm, mẹ tôi lo nhờ thầy tìm thuốc, còn cha tôi thì đứng trước ban thờ tổ tiên và chắp tay khấn nguyện. Tôi còn nhỏ, nằm chờ mong cha tôi lên hương xong rồi mình sẽ được uống chén nước lộc đã được tịnh hóa và trì chú để mau lành bệnh.

Ngày nay, tôi vẫn thường thấy những bà mẹ trước ngày con mình đi thi đại học hay lúc con đau bệnh hoặc là chỉ đơn thuần là trước một ngày mới, trước một buổi chợ sớm, người ta lại thắp lên một nén hương. Nén hương ấy được gửi đi và tâm thức chúng ta hướng về nguồn cội bởi ta tin, ở một nơi nào đó trong trời đất này, gần là mẹ cha, sau là ông bà là tổ tiên vẫn luôn ở bên và che chở bước đi cùng chúng ta. Ta gửi lòng thương tưởng kính ngưỡng đến họ.

Trong tình tự của đời sống ân nghĩa, sự chu toàn có chung có thủy đưa ta nghĩ tưởng về người đã mất; tâm tình hiếu kính nhắc nhớ đạo lý làm người. Bát hương, ban thờ và hành động thắp lên một nén hương tưởng nhớ chính nếp sống đạo lý đặc thù của người Việt. Lư hương, bàn thờ gia tiên là giá trị biểu đạt sự thiêng liêng cao cả cho hồn Việt tộc. Biết thắp lên lòng thương kính nguồn cội chính là uống nước nhớ nguồn, là hiếu đạo và tất cả hun đúc nên tình dân tộc và nghĩa đồng bào. Đó là diện mạo văn hiến hay nói cách khác, chính là dấu ấn tinh hoa văn hóa.

“Hiếu tâm thị Phật tâm” – tâm hiếu là tâm Phật. Đạo Phật là đạo hiếu.

Người Việt biết giữ gìn và phát huy dấu ấn của tinh hoa văn hóa Việt bắt đầu từ việc thể hiện là một con người có “tâm hiếu”. Hiếu kính với cha mẹ, với ông bà tổ tiên. Văn hóa từ đạo hiếu bởi đó chính là giá trị cao quý nhất: Đạo làm người.

Một gia đình có nền tảng giáo dục cho con trẻ từ tấm bé với tấm gương người cha, người mẹ biết nhắc nhở, thể hiện lòng biết ơn tiên tổ. Thương tưởng, kính ngưỡng nơi ban thờ gia tiên nghĩa là họ đã gieo vào lòng con trẻ - sự nối tiếp của họ những hạt giống của đạo hiếu và hạt giống ấy được nuôi dưỡng tất yếu sẽ nảy mầm, trổ hoa kết trái.

Chúng ta có thể sống trong một thời đại với những xu thế hội nhập, phát triển, toàn cầu hóa... Chúng ta cũng có thể sống ở xa quê hương, từ Mỹ, Anh, Pháp..v.v, và có thể xây nên những ngôi nhà với nhiều kiểu dáng kiến trúc khác nhau. Nhưng chúng ta nhận ra nhau, nhận ra mình là con cháu Việt tộc qua ban thờ tổ tiên, qua những nén nhang ngày tết!

Ly hương bất ly tổ là vậy!

Dấu ấn tinh hoa văn hóa Việt ở đâu? Chính là ở nơi ban thờ gia tiên trong ngôi nhà của quý vị.

Đạo làm người ở đâu? Chính là đạo hiếu. Là khi quý vị biết thắp một nén hương với tâm thành kính hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Chúng ta giữ gìn và phát huy dấu ấn tinh hoa văn hóa Việt thế nào? Đó chính là từ nền tảng nơi gia đình của mỗi chúng ta; là khi chúng ta biết gương mẫu, biết ý thức được mỗi việc mình làm như một sự giáo dục để gieo những hạt mầm mang giá trị tốt đẹp về đạo lý làm người – đạo hiếu cho con trẻ; là khi chúng ta biết khích lệ, nuôi dưỡng để hạt mầm ấy lớn lên vững vàng, có gốc rễ bền chặt và trở thành ý thức hệ, trở thành tính dân tộc sống động trải qua suốt những chặng đường lịch sử, từ quá khứ đến hiện tại và tiếp nối trong thế hệ tương lai.

Đây cũng chính là thông điệp mà chúng tôi muốn truyền tải đến quý vị về nền tảng văn hóa Việt.

Có gốc rễ, có lòng hiếu kính với cha ông thì sẽ có hiếu với dân tộc. Từ đó, những giá trị văn hóa khác sẽ được bảo tồn, phát huy với sự trân trọng và lòng thương kính. Chỉ khi ta biết trân trọng, ta mới có thể giữ gìn và yêu thương. Bởi vì, văn hóa không phải để lưu giữ nơi bảo tàng, không phải để trưng bày hay biểu diễn mà là để chúng ta sống. Khi ta biết sống có văn hóa thì văn hóa sẽ mãi mãi trường tồn và dân tộc tính, tức là linh hồn của dân tộc sẽ mãi mãi trường tồn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm