Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/10/2023, 14:53 PM

Giữ giới được 5 điều tốt đẹp ai cũng mong muốn

Giới là nền tảng đạo đức căn bản trong Phật giáo. Người sống biết giữ giới sẽ luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng và được những phước lành khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những kiến thức đầy đủ về giới và lợi ích thiết thực đối với người giữ giới, cách sám hối khi lỡ phạm giới qua sự giảng giải của Thầy Thích Trúc Thái Minh.  

Người tu học Phật Pháp lấy giới làm bước thực tập đầu tiên

Người tu học Phật Pháp lấy giới làm bước thực tập đầu tiên

Giới là gì?

“Giới” là biên giới, giới hạn, quy định, là tính chất để xác định sự vật ấy đúng là sự vật ấy. Nếu phá vỡ điều này thì sự vật không còn là sự vật đó nữa. Ví dụ, khi đập vỡ quả chuông thì nó không còn hình thù, không gọi nó là quả chuông nữa.

Giới trong đạo Phật cũng như vậy. 5 giới là tính quy định của người Phật tử tại gia. Nghĩa là, muốn làm một Phật tử tại gia thì phải tu tập 5 giới này. Tương tự, 10 giới là tính quy định của một Sadi; 250 giới là tính quy định của một Tỳ kheo.

Cụ thể, với người Phật tử tại gia, sau khi quy y Tam Bảo, họ cần phải thọ trì ngũ giới, tức là bắt đầu biết giữ tâm trong phạm vi 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối láo, không say sưa nghiện ngập. Không giữ được tròn 5 giới thì cần giữ tối thiểu 3 giới: không trộm cắp, không tà dâm, không dối láo. Nếu ra ngoài những phạm vi này thì không còn phẩm chất của người Phật tử nữa. Tương tự với giới của chư Tăng, nếu ra ngoài 10 giới, 250 giới thì không còn xứng đáng làm Tăng nữa.

Tầm quan trọng của giới 

Phật dạy, với người Phật tử tại gia, trì được 5 giới sẽ được tái sinh trở lại làm người.

Phật dạy, với người Phật tử tại gia, trì được 5 giới sẽ được tái sinh trở lại làm người.

1. Giới đem đến tất cả sự như ý và quả báo tốt đẹp

Giới như viên ngọc mani - viên ngọc như ý. Nó có thể đáp ứng được tất cả mong mỏi của mọi người. Nghĩa là, những ai giữ giới thanh tịnh thì người đó sẽ được như ý, được đầy đủ của báu. Tất cả những quả báo tốt đẹp của nhân thiên cho đến thành tựu Phật quả cũng phải xây dựng trên nền móng là giới luật. 

2. Giới là nền tảng của Phật Pháp

Cũng giống như quốc gia có pháp luật; các đơn vị, tổ chức có nội quy thì Phật Pháp cũng có giới luật. Giới luật cũng là nền tảng căn bản để xây lên tòa nhà Phật Pháp, xây dựng trên cơ sở đạo đức con người. 

Nếu tu học Phật Pháp mà không quan tâm đến giới luật thì giống như xây nhà không có móng. Chư Phật và lịch đại Tổ Sư đều nhắc nhở chúng ta phải tu học giới luật.

3. Giới là điều thực tập quan trọng đầu tiên của người tu học Phật Pháp

Thực tập về giới là bước đầu tiên, rất quan trọng đối với người tu học Phật Pháp. Bởi giới là đức của người tu, là cái để kiềm tỏa, giữ tâm khỏi sự phóng túng, buông lung từ các dục. Từ đó, giới khiến chúng ta không bị mắc vào lỗi lầm, tâm không bị ăn năn, dao động, được nhẹ nhàng, thanh thoát, an định hơn. 

Ví dụ, chúng ta thực tập giữ giới thứ 5: không say sưa nghiện ngập. Khi đó, chúng ta biết giữ tâm mình không nghiện ngập, bê tha rượu chè, xì ke ma túy, cờ bạc, trò chơi điện tử không lành mạnh,... Từ đó, chúng ta tránh được những điều tệ hại như mất tư cách đạo đức, ảnh hưởng xấu đến cả thể chất lẫn trí tuệ và sự nghiệp của bản thân.  

Giữ giới được 5 điều tốt 

1. Giữ giới được của cải dồi dào

Phật dạy, nếu ai giữ giới và sống theo giới luật, người ấy sẽ có tiền của, tài sản dồi dào bởi hai lý do: người giữ giới sống không phóng dật và người giữ giới có phước báu.

Thứ nhất, người giữ giới do sống không phóng dật nên có được tài sản. Bởi dầu tích lũy được nhiều tài sản, giàu có nhưng sống buông thả, để tâm ý chạy theo các dục lạc, ăn chơi trác táng thì tài sản cũng tiêu tan. 

Ngược lại, nếu biết giữ giới thì chúng ta không để cho thân mình sa đọa vào các trò chơi tội lỗi, biết sử dụng đồng tiền hữu ích và có cân nhắc. Người trì giới cũng là người biết đủ, không để cho lòng tham quá độ. Vì thế mà tài sản được bền vững.

Thứ hai, do công đức trì giới mà có phước báu khiến tài sản đầy đủ. Những người kiếp này thường phá giới thì kiếp sau không thể sinh vào chỗ giàu có, sung túc. Ngược lại, người trì giới thì kiếp sau nhất khoát sẽ sinh vào chỗ giàu có, sung túc. Chư Thiên, chư Thần cũng phải hộ trì, bảo vệ tài sản cho người giữ giới.

Trong 5 giới của người Phật tử tại gia, giới để chúng ta có tài sản là không trộm cắp. Giữ giới này và biết bố thí cúng dường thì chúng ta được phước báu về tài sản. Còn trộm cắp để có được tài sản thì tài sản đó cũng sẽ bị tiêu tán bằng 7 cách: nước trôi, lửa cháy, con hư phá tán tài sản, bệnh tật, tai họa, tai nạn, trộm cắp lấy lại, nhà nước tịch thu.

2. Giữ giới được danh thơm, tiếng tốt

Trên đời, ai cũng mong có được danh tiếng chân chính, công thành danh toại. Người nào trì giới tốt, thanh tịnh thì mọi người sẽ thấy người đó cao quý, muốn được thân cận. Từ đó mà tiếng tốt đồn xa. Người Phật tử tại gia, dầu không có danh lớn nhưng chúng ta chân thật trì giới thì khi sống với làng xóm, anh em, bạn bè, chúng ta cũng được tiếng tốt. 

Bao đời nay, tất cả những bậc cao quý, được lưu danh đến bây giờ như Đức Phật, các bậc Thánh nhân cũng đều do họ có những công đức cao quý, trong đó có sự trì giới.

3. Giữ giới được tự tin

Đức Phật dạy, người giữ giới, sống theo giới luật, khi vào hội chúng đông đảo nào, dù là hàng vua chúa hay những hội chúng khác thì tâm không sợ hãi, không bối rối. 

Sợ hãi, bối rối, thiếu tự tin là tâm lý thường gặp, xuất hiện khi ta thiếu thốn hoặc khiếm khuyết điều gì đó. Ví dụ vào một tập thể toàn người trí thức, hiểu biết; còn mình không được học hành thì mình thấy sợ. 

Nhưng nếu chúng ta giữ giới thanh tịnh thì vào đâu tâm mình cũng được vô tư, thư thái. Nhờ công đức giữ giới mà chư Thiên, chư Thần cũng hộ trì khiến chúng ta có được sự tự tin, vững vàng, không sợ hãi.

Giữ giới giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin trước đám đông (ảnh minh họa)

4. Giữ giới được thanh thản, nhẹ nhàng khi từ giã cõi đời

Đức Phật dạy, người nào phá giới, khi chết, tâm sợ hãi. Dù khi sống, người ấy có là anh hùng, nhưng khi mất tâm vẫn hoảng loạn. Cho nên, người kiên trì giữ giới luật, đến lúc lâm chung, tâm sẽ sáng suốt. Có sáng suốt như vậy thì khi sang thế giới bên kia, ta không đi lầm đường lạc lối, không bị mê mờ để nghiệp dẫn lối. 

5. Giữ giới được sinh về cảnh giới tốt lành

Phật dạy ai trì giữ giới luật, đến khi rời bỏ thế gian này sẽ được sinh lên cõi trời hoặc được sinh vào các cõi lành, không bị đọa lạc. Biết rằng ai cũng phải ra đi, rời bỏ thế gian này nên chúng ta tu tập chuẩn bị cho ngày đó. 

Với quan điểm của đạo Phật, chết không đáng sợ mà đáng sợ nhất là chết rồi đi về đâu? Đi xuống ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) hay sinh lên các cõi trời, sinh làm người hay sinh về cõi Phật là do chính chúng ta. Muốn sinh vào ba cõi lành thì ta cần trì giới. 

Chúng ta phải làm sao, tối thiểu cũng phải được tái sinh lại làm người, đừng trở lại làm con trâu, con bò đi cày; con heo cho người chọc tiết. Phật dạy, với người Phật tử tại gia, trì được 5 giới sẽ được tái sinh trở lại làm người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm