"Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người"
“Đức Phật, với tôi, không chỉ là đấng Giác Ngộ mà còn là một người thầy. Đức Phật dạy mỗi chúng ta biết yêu thương vạn vật, biết đối nhân xử thế”- Anh Lê Quang Đức, phóng viên ZingNews chia sẻ cùng Phatgiao.org.vn.
Anh Lê Quang Đức (cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện đang là phóng viên của Báo điện tử Zing) đã có dịp chia sẻ cùng Phatgiao.org.vn về cơ duyên đến với đạo Phật và những hiểu biết đối với Phật giáo.
PV: Cơ duyên nào đã đưa anh đến với đạo Phật, và anh đã bắt đầu tìm hiểu về những triết lý Phật Giáo như thế nào?
- Tôi có duyên biết đến cửa thiền từ khi còn rất nhỏ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì lúc đó chỉ mới 5-6 tuổi. Chẳng là bà nội tôi chân chậm, mắt mờ nên mùng một Tết năm nào tôi cũng dắt bà đi bộ ra chùa. Và tôi biết đến đạo Phật từ đó.
Sau đó, khi học cấp 2, tôi bắt đầu đọc sách về Phật giáo, cũng xuất phát từ những cuốn sách của ông bà ở nhà. Từ đó, tôi biết đến khái niệm Phật – Pháp – Tăng, Tứ Diệu Đế, luật nhân quả của nhà Phật. Nhưng đó chỉ là những điều rất cơ bản thôi.
Khi lên học đại học tại Hà Nội, tôi có nhiều thời gian và cơ hội hơn để tìm hiểu về đạo Phật. Đặc biệt, tôi có thời gian tham gia các khóa tu tại chùa Khai Nguyên. Nhờ sự giảng dạy của Đại đức Thích Đạo Thịnh – trụ trì của chùa, cùng sự hướng dẫn của các sư ông, sư bác, sư cô trong chùa, tôi đã được sinh hoạt trong môi trường Phật giáo, được tìm hiểu kỹ hơn về đạo Phật. Và cũng nhờ đó mà tôi vinh dự đoạt giải cao nhất tại Hội thi giáo lý thanh thiếu niên Phật tử toàn miền Bắc lần thứ nhất.
PV: Anh có hiểu biết gì về Đức Phật và những giá trị mà ngài đã để lại cho nhân loại?
- Đức Phật, với tôi, không chỉ là đấng Giác Ngộ mà còn là một người thầy. Đức Phật dạy mỗi chúng ta biết yêu thương vạn vật, biết đối nhân xử thế. Đức Phật dạy chúng ta sự tinh tấn và thức tỉnh trí tuệ. Ngài cũng đã đưa cho chúng ta chìa khóa để mở rất nhiều cánh cửa thế giới, ngay cả khi khoa học hiện đại phát triển, ngay cả khi thế giới chuyển sang 4.0.
PV: Nếu tin vào điều thiện thì anh có ứng xử thế nào với sự bất như ý trong cuộc sống?
- Một câu hỏi rất thú vị. Với hiểu biết có hạn và vô cùng nhỏ bé của mình, tôi nghĩ thế này, nhà Phật có câu “Đời là bể khổ”, và trong bát khổ, có “cầu bất đắc”, nghĩa là cầu mà không được cũng là khổ.
Cuộc sống là vậy, đôi khi chúng ta rất tốt, rất thiện lành, nhưng lại phải gặp những chuyện bất như ý, có thể là đời sống, có thể là công việc. Quan trọng là ta ứng xử với nó như thế nào.
Trên trang cá nhân trên facebook, tôi có giới thiệu bằng một câu “Sống, học tập và làm việc hết mình ắt sẽ nhận được câu trả lời như ý”. Với tôi, nếu hiện tại, mình chưa được như ý, có thể là mình chưa cố gắng hết mình, có thể mình chưa hoàn hảo. Bởi vậy, mình cần cố gắng hơn nữa. Quan trọng, tôi luôn cố gắng giảm dần đi sự sân si trong tôi, và cũng là trong mỗi chúng ta. Biết như thế nào là vừa đủ, và biết như thế nào là đúng, sai, phải, trái ở đời.
PV: Có bao giờ anh thấy giận dữ và cảm giác ấy thật tiêu cực. Những lúc như vậy đã điều tiết cảm xúc ấy như thế nào?
- Có chứ, thậm chí từng rất nhiều. Nhưng từ khi tìm hiểu kỹ hơn về đạo Phật, trạng thái đó đã giảm đi rất nhiều. Giận dữ luôn đi liền với những tiêu cực, nhiều khi gặp những chuyện không như ý, tôi cũng tự hỏi “Tại sao lại như thế nhỉ?”, hoặc nhiều khi một người nào đó đối xử với mình không tốt, tôi cũng thắc mắc “Tại sao họ lại cư xử như thế nhỉ”. Nhưng sau tất cả, tôi nghiệm ra, có thể đó cũng là nhân quả. Điều đó thôi thúc tôi phải sống tốt hơn, cố gắng hơn, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
PV: Anh có tin vào luật "nhân - quả" không?
- Tôi nghĩ nói tin hay không cho một câu trả lời e là hơi đao to búa lớn. Tôi chỉ xin nói rằng, Đức Phật là vị thầy của tôi, luật nhân quả là bài giảng của người. Thầy giảng, trò phải nghe, phải học, và phải thực hành.
Nói vui với bạn là đến xem một bộ phim, tôi cũng thường chú ý đến nguyên tắc “gieo – gặt”, tức quy luật “nhân quả” trong bộ phim đó.
PV: Anh đã áp dụng những quan điểm, giáo lý của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình như thế nào?
Như tôi vừa chia sẻ với bạn đó, tôi bớt sự giận dữ hơn trước rất nhiều khi từ khi tìm hiểu kỹ hơn về Phật giáo, kể từ khi coi Đức Phật là vị thầy đáng kính của mình.
Tôi cũng hạn chế tối đa uống rượu, bia, chất kích thích. Luôn luôn cố gắng để phát triển trí tuệ, sự tinh tấn và tình thương yêu đối với tất cả chúng sinh.
PV: Theo anh, đạo đức xã hội hiện nay băng hoại, vì sao vậy, nêu theo quan điểm của Phật giáo?
- Theo kinh điển của Phật giáo, thời này là thời mạt pháp. Thế nên, sẽ rất khó khăn để duy trì, phát triển chánh phát, lan tỏa tình yêu thương giữa chúng sinh, vạn vật. Nhưng bạn biết đấy, giữa những sự băng hoại về đạo đức vẫn luôn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người. Tình người vẫn luôn còn đó, cửa thiền vẫn luôn còn đó. Tôi có niềm tin rằng, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Cảm ơn anh đã trò chuyện cùng Phatgiao.org.vn.
Chúc anh tinh tấn và an lạc.
Tinh tấn cùng Phatgiao.org.vn
Chia sẻ những quan điểm của bạn về Phật pháp, Phật giáo, xin hoan hỷ gửi về info@phatgiao.org.vn. Xin tri ân công đức của quý vị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”
Phỏng vấn 15:11 12/10/2024“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.
Xem thêm