Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/05/2014, 16:41 PM

Hà Nội: CLB thanh thiếu niên phật tử Quán Sứ khởi động tuần lễ mừng Phật đản

Để thể hiện tấm lòng tôn kính của người con Phật đối với đấng cha lành của nhân loại, CLB TTN phật tử chùa Quán Sứ đã tổ chức lễ kỉ niệm ngày Phật đản PL.2558 - DL.2014, tại Tổ đường chùa Quán Sứ.

Hòa cùng không khí cả nước và trên toàn thế giới đang tưng bừng đón mừng Đại lễ Phật đản Tam hợp thiêng liêng, để thể hiện tấm lòng tôn kính của người con Phật đối với đấng cha lành của nhân loại, CLB TTN phật tử chùa Quán Sứ đã tổ chức lễ kỉ niệm ngày Phật đản PL.2558 - DL.2014, tại Tổ đường chùa Quán Sứ.
     
Các bạn trong câu lạc bộ đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị trang trí lễ đài, ban thờ Phật rất đẹp và trang nghiêm, điều đó cho thấy sự hân hoan, niềm mong mỏi được cúng dường sự cung kính lên đức Phật như thế nào.
     
Mở đầu buổi lễ, Ban nghi lễ tiến hành nghi thức niêm hương bạch Phật, nguyện cho Giới hương – định hương – tuệ hương của phật tử trẻ hòa theo khói hương trầm cúng dường lên mười phương chư Phật.
 
Câu lạc bộ khai kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân, đó là kinh điển nói lên những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị này đã tinh tiến hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được bến Niết Bàn.

Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, các vị đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến cho chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.

Nếu đệ tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc.
   
Nhân ngày Đức Phật đản sinh, câu lạc bộ tụng thêm cả phần kinh lịch sử cuộc đời Đức Từ Phụ, để khắc ghi vào trong tâm khảm của mình về một cuộc đời hi sinh vì tha nhân của Đức Thế Tôn, từ đó các bạn phật tử có thể huân tập nên một khả năng xả bỏ tự tại trước những điều mong muốn của bản thân chỉ dẫn đến phiền não, mà hướng sự quan tâm nhiều hơn đến nỗi khổ của mọi người xung quanh. Đó là lễ vật quý giá nhất mà phật tử có thể cúng dường lên Đức Từ Phụ không chỉ trong Đại lễ Tam Hợp.
     
Giữa thời khóa tụng kinh là thời khóa niệm Phật, song song với niệm Phật, câu lạc bộ tiến hành nghi thức tắm Phật để tăng thêm phần trang nghiêm và chính niệm.

Trong tiếng niệm danh hiệu Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đầy thành kính, thiết tha của thanh niên phật tử, tiếng chủ xướng đọc bài kệ tắm Phật thật trang nghiêm:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân
Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh
Sa La thọ gian vị tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt
Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai
Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.

Bốn câu đầu của bài kệ có nghĩa là chúng ta tắm gội các Đức Như Lai để làm cho thân tâm của chính chúng ta được trong sạch và nhờ đó mới tích tụ được công đức. Vì dưới kiến giải của Đại thừa, Như Lai không phải là bức tượng gỗ trên bàn thờ, vì thế chúng ta không tắm tượng Như Lai ấy; hay nói đúng hơn, chúng ta nương theo hình thức tắm tượng Như Lai để nhắm đến mục tiêu quan trọng hơn, đó là gội rửa chính bản thân chúng ta cho thanh tịnh. 
 
Theo Phật dạy thì trên bản thể, chúng ta và Phật đồng nhau, không khác. Nhưng vì chúng ta mê muội để cho bụi bặm phiền não nhiễm ô bám vào dày đặc, nên không thể tu tạo được công đức hoặc làm cho công đức tiêu tan, ta mới trở thành phàm phu khổ đau. Ý thức như vậy, bước theo dấu chân Phật, chúng ta phải tẩy rửa bụi bặm trần lao, trong sạch hóa thân tâm, từ đó phát triển công đức đầy đủ để chứng được thân chân thật giống như Đức Như Lai, gọi là Pháp thân.
     
Lễ Tắm Phật đã thấm sâu vào sinh hoạt tín ngưỡng của nhân gian, nhưng nhiều người chưa hiểu được yếu nghĩa của bài kệ trên. Tuy nhiên, với tinh thần kính trọng Phật cao độ, nên thực tế chúng ta thấy sau buổi lễ Tắm Phật, nhiều người thường chia nhau nước tắm Phật để uống, hoặc đổ nước lên người khác. Tục lệ này ngày nay còn được người Thái Lan tôn trọng qua lễ hội tạt nước vô người khác như lời cầu mong cho mọi người gội sạch được bụi bặm phiền não của cuộc đời, thân tâm được mát mẻ, an vui.
     
Những người con Phật đối trước Pháp thân đẹp trang nghiêm của Phật, từ những em bé cho đến thanh niên và các bà, các bác phật tử đều kính cẩn, xúc động khi cầm muỗng múc 3 lần nước thơm trải lên hai vai và tay phải chỉ lên trời của hình tượng Đức Phật Đản sinh, trong lúc đó thầm nguyện rằng con luôn làm theo lời Phật dạy giữ cho việc làm, lời nói, suy nghĩ của mình luôn hướng thiện giống như cánh tay phải chỉ lên trời của Ngài.
     
Buổi lễ hoàn mãn trong tình Đạo vị. Câu lạc bộ TNPT Quán Sứ sẽ còn tiếp tục cử hành Lễ diễu hành đạp xe mừng Phật đản, và còn nhiều chương trình kỉ niệm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak tại Ninh Bình.

Diệu Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm