Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hai đứa bé sinh đôi: câu chuyện từ tai ương biến thành cát tường

Dầu tu không chứng quả được trong một đời, nhưng phúc đức của người tu hành không hề mất, tai ương sẽ tự nhiên biến thành cát tường.

Hai-dua-be-sinh-doi

Trong một ngôi làng ở ngoài thành Xá Vệ, có khoảng chừng sáu, bảy chục ngôi nhà tụ lại, trong số ấy có nhà một cặp vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng phải đi làm thuê cho người khác kiếm ăn.

Sau đó người vợ sinh đôi được hai đứa bé trai, tướng mạo đoan chính không ai bì kịp. Hai vợ chồng thương yêu hai đứa bé vô cùng, đặt tên cho một đứa là Song Ðức, đứa kia là Song Phước.

Một hôm, người chồng đi chăn trâu chưa về còn người vợ thì lên núi nhặt củi khô, để hai đứa bé nằm trên giường. Hai đứa bé ở nhà một mình, cùng nhau than vắn thở dài, một đứa nói:

– Phải chi lúc đầu thời còn tu hành mình đừng phát những ý tưởng ngu si, mà cho rằng đời sống có thể kéo dài, thì có phải bây giờ khỏi bị đọa vào con đường sinh tử luân hồi không! Huynh coi, sinh trong cái gia đình nghèo hèn như thế này, ngủ thì ngủ trong rơm rạ, ăn thì ăn rau cải thô thiển, chỉ có thể miễn cưỡng giữ thân mạng, không biết sau này làm sao mà sống qua ngày đây?

Ðứa kia nói:

– Hồi trước lầm lỡ có một chút, không chịu tinh tấn tu hành, hôm nay mới gặp khổ nạn, đó là tự mình bê trễ thì tự mình chịu lấy. Bây giờ chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt, chứ còn gì để nói năng nữa?

Hai đứa bé đang cùng nhau tâm sự nói ra những phiền não trong lòng thì cha mẹ chúng về tới và nghe thấy hết. Hai đứa bé mới sinh sắp đầy tháng mà đã biết nói chuyện làm cho họ sửng sốt, nghi rằng đây là quỷ quái sinh vào nhà họ, nên bàn với nhau là nên đem hai đứa bé ấy giết đi.

Người cha lập tức ra ngoài đi nhặt củi, người mẹ bèn hỏi:

– Ông tính làm gì vậy?

Chồng bà trả lời:

– Tôi muốn đem chúng đi thiêu để dứt tuyệt hậu hoạn!

Người vợ nghe thế trong lòng sầu muộn, tìm đủ cách ngăn chận chồng lại. Ngày hôm sau, hai vợ chồng cùng đi ra ngoài, Song Ðức và Song Phước lại thở than vói nhau như hôm trước. Thấy thế hai vợ chồng bèn quyết tâm trừ khử chúng đi, nên cùng mang củi về nhà chất thành một đống, sửa soạn ném con vào lửa để không bị phiền não về sau.

Ðức Phật có thiên nhãn nên biết được việc này, bèn hiện thân trong làng, hào quang chiếu cả ngàn dặm, núi, sông, cây, rừng, tất cả đều phủ lên ánh sáng hoàng kim. Ðức Phật đến trước nhà hai đứa bé sinh đôi, đứa bé thấy hào quang của Ngài, bèn quơ tay múa chân tỏ vẻ hết sức mừng rỡ.

Cha mẹ chúng thấy thế rất đỗi kinh ngạc, mỗi người ôm một đứa bé đến trước đức Phật thỉnh ý:

– Thế Tôn! Hai đứa bé này sinh ra chưa đầy tháng mà đã biết mở miệng nói chuyện, thật là không sao hiểu nổi! Thế Tôn! Chúng con phải làm sao với chúng nó đây? Xin Ngài từ bi chỉ dạy cho chúng con!

Ðức Phật thấy hai đứa bé tỏ lộ sự hân hoan không cùng của mình khi thấy được kim dung của Ngài thì mỉm cười, miệng phóng ra ánh sáng 5 mầu mà nói:

– Hai đứa bé này không phải là yêu quái đầu thai, mà là hai đứa bé rất có phước đức.

Và đức Phật kể cho họ nghe nhân duyên quá khứ như sau:

– Lúc đức Phật Ca Diếp còn tại thế, thì hai đứa bé này đã là sa môn. Hai đứa bé lúc nhỏ đã chơi thân với nhau, tâm đầu ý hợp nên cùng nhau xuất gia học đạo. Hai người tu hành rất chuyên cần tinh tiến, thì ngay cái sát na sắp chứng đạo, đột nhiên tà kiến khởi dậy, vì thế mà bị đọa lạc không thể giải thoát được. Họ trầm luân trong bể khổ sanh tử thật lâu, đời nào kiếp nào cũng sinh ra làm anh em sinh đôi. Sinh ra lần này, do bởi đã từng cúng dường Như Lai và nghiệp tội cũng vừa hết, nên phải được độ hóa. Hôm nay ta đặc biệt đến đây để độ hai người này.

Hai vợ chồng nghe lai lịch hai đứa bé xong, mừng rỡ vô hạn, tự nguyện sẽ hết lòng nuôi dạy chúng cho đến lớn khôn. Ðức Phật đến cứu hai đứa bé này là vì chúng đã từng có quan hệ phúc đức với Ngài. Vì thế, dầu tu không chứng quả được trong một đời, nhưng phúc đức của người tu hành không hề mất, tai ương sẽ tự nhiên biến thành cát tường.

Trích “Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn”

Việt Dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Phật giáo thường thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Phật giáo thường thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Phật giáo thường thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Trung ấm nghĩa là gì?

Phật giáo thường thức 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Xem thêm