Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/07/2016, 14:49 PM

Hành giả tu hành quá nhiều tập khí làm sao dứt trừ?

Nay hành giả tham thiền đừng để ý đến trừ tập khí, dụng công tham thiền, giữ được nghi tình thì tập khí có thể dứt dần, nhưng muốn dứt sạch phải kiến tánh mới được.

 
Tham thiền chỉ có thể dứt những tập khí thô, còn tập khí vi tế phải sau khi kiến tánh rồi mới dứt. Nên sau khi kiến tánh phải qua sự bảo nhậm để dứt tập khí thế gian và xuất thế gian.

Người tham thiền với mục đích phát hiện được chính mình, làm chủ cho mình được tự do tự tạo. Chữ Phật nghĩa là tự giác, giác tha, giải thoát cho mình và cho chúng sanh, còn về những vấn đề trên là không cần thiết, sau này khi có dịp tôi sẽ kể cho nghe. 

Vừa rồi tôi có đi viếng thăm Tổ đình Cao Mân Thiền Tự (高旻禪寺祖廷), thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và ở lại đây một tháng từ ngày 04/08/1992 đến 04/09/1992. lão Thiền sư Đức Lâm (1915-2015), Phương trượng Trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự nhã ý mời tôi làm Thủ Tọa.

Ở đó, bất cứ cửa nào cũng đề bốn chữ “Chiếu cố thoại đầu-照顧話頭”. CHIẾU là chiếu soi, CỐ là nhìn tức nhìn chỗ thoại đầu, vừa nhìn vừa hỏi. Nếu không nhìn mà chỉ đề câu thoại để hỏi thì nghi tình dễ đánh mất, vừa hỏi liền mất; nếu vừa nhìn vừa hỏi thì nghi tình được kéo dài. Tham thiền chỉ cần vừa nhìn vừa hỏi, ngoài ra khỏi cần tìm hiểu, khỏi cần biết gì, bởi cái biết chẳng phải nghi tình, chẳng phải tham thiền.

Ở Tổ đình Cao Mân Thiền Tự ngày thường cũng đả Thiền thất. Vào mùa đông thì liên tục mười thất. Đáng lẽ ngày thường đã là thiền thất rồi tại sao mùa đông lại tổ chức liên tục mười thất? Bởi vì bình thường mỗi ngày chỉ có mười bốn nén hương, đến mùa đông là hai mươi nén hương một ngày. Bắt đầu từ 04 giờ 30 sáng đến 11 giờ khuya mới nghỉ, công phu như thế được miên mật và tinh tấn hơn, nên trong Thiền thất có nhiều vị Tổ sư khai ngộ.

Nay chúng ta chỉ khi đến Thiền đường mới đả thất, còn ở nhà thì không đi hương tọa hương đúng theo quy định, và ở nhà tất nhiên giải đãi hơn, muốn tham cũng được, không tham cũng được, chẳng ai bó buộc và khích lệ. Còn những người ở Thiền đường, không vào thiền thất là không được, hằng ngày đều như thế, mùa đông càng phải dụng công hơn. Sự thật thì khi tập trung đả thất, mặc dù chi phí tổn hao nhiều, nhưng lợi ích cũng nhiều, không uổng cho sự tốn hao. Vì thế ngài Thiền sư Lai Quả (1880-1953), tiền nhiệm Phương trượng Trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự khuyên chúng nên tu trong Thiền đường, không nên ở chùa tư.

Về thời khóa tu tập của Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, quý vị xem cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết của ngài Thiền sư Lai Quả để biết thêm. Trong cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết tôi có sửa lại đôi điều sai, vì khi tôi hỏi mới biết là có sự chênh lệch so với nguyên bản của ngài Thiền sư Lai Quả, đó là do sự sai sót khi in ấn nên tôi đã lọc bỏ ra nhưng phần không phải của Ngài.

Ngài Thiền sư Lai Quả kiến tánh ở Tổ đình Kim Sơn Thiền Tự (金山禪寺), ngài Thiền sư Hư Vân (1840-1959) kiến tánh ở Tổ đình Cao Mân Thiền Tự. Nay chỉ có Tổ đình Cao Mân Thiền Tự giữ được pháp môn Thiền tông, nối theo ngài Thiền sư Lai Quả, còn Tổ đình Kim Sơn Thiền Tự đã trở thành khu du lịch, trong Thiền đường chỉ có hai cụ gia tham thiền mà thôi.

Vì lẽ đó, ngài Thiền sư Lai Quả nói “Pháp Thiền ngày nay tựa như sợi chỉ theo ngàn cân, không biết ngày nào sẽ đứt”, nên tôi phát nguyện chuyên hoằng Tổ Sư Thiền này.

Hoằng dương Tổ Sư Thiền rất khó, vì người ta không tin tự tâm. Phải tin tự tâm 100%, mới có thể nhận được bản tâm của mình.

Người đời nay đa số tu theo Giáo môn, học theo Giáo môn là muốn giải, còn Tổ Sư Thiền không cho giải, vì hễ giải là hết nghi. Cho nên, nhiều vị sau khi kiến tánh, nói: “Tôi không trọng thầy tôi ở chỗ đạo đức, văn chương, chỉ trọng chẳng vì tôi nói trắng ra”, vì nói trắng ra là chẳng thể ngộ.

Thiền sư Thích Duy Lực
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm