Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/08/2020, 09:51 AM

Hành hương đến vùng đất Phật giáo Trung Quốc

Đa sắc tộc, người dân đến từ nhiều vùng miền, hầu như tất cả các vùng đất của Trung Quốc đều có những nét đặc trưng kỳ lạ. Văn hóa đặc sắc trải dài từ vùng Bắc Kinh, Thượng Hải đến vùng Quảng Đông,…

Mỗi nơi có một kho tàng văn hóa và tâm linh riêng. Nhưng tất cả mọi người đều có thể hòa hợp chung vào nền văn hóa lớn. Nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật Giáo.

Bản sắc văn hóa mang triết lý Phật Giáo

Từ kiến trúc điêu khắc nghệ thuật: Không khó để thấy được văn hóa Phật giáo đậm nét khi hành hương đến vùng đất Trung Quốc. Hầu hết các tỉnh thành đều thấp thoáng mái chùa. Thậm chí ở các doanh nghiệp, vẫn có thể thấy họ đặt tượng Bồ Tát. Nhiều ngôi chùa lớn, được xây dựng từ lâu đời còn tồn tại đến nay.

Văn học kịch nghệ: Trong truyện thơ Trung Quốc, hình ảnh Đức Phật, các điển tích Phật giáo luôn ẩn hiện trong các câu chuyện. Hay đơn giản trong Tây Du Ký, Tế Công Truyện, … . Các tác phẩm này đều lấy Phật Giáo làm đề tài chính.

Kim Đỉnh Kim Phật.

Kim Đỉnh Kim Phật.

Hang Phật Kizil đẹp nhất Trung Quốc

Tứ Đại Phật Giáo danh sơn – vùng đất hành hương Phật giáo Trung Quốc

Ngũ Đài Sơn hay còn gọi là Thanh Lương Sơn

Thuộc tỉnh Sơn Tây. Là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận 2009.

Gắn liền với Văn Thù Bồ Tát, vì điển tích ngài từng xuất hiện tại nơi đây. Chuyện kể một năm nọ nơi đây vốn là chốn nghèo đói, được mở đợt tiệc chay lớn. Có một người phụ nữ ăn mày dắt theo hai đứa con nhỏ và một con cho đói tới xin cơm.

Ngũ Đài sơn là nơi gắn với truyền thuyết Văn Thù Bồ Tát hiển thánh.

Ngũ Đài sơn là nơi gắn với truyền thuyết Văn Thù Bồ Tát hiển thánh.

Lúc đầu được phát cho 3 phần, sau bà xin thêm một phần cho con chó. Hòa thượng nơi đây cho thêm một phần. Sau người phụ nữ lại nói: “Trong bụng tôi còn một đứa bé cũng nên có phần”. Lúc này, vị hòa thượng nổi giận: “Đứa bé còn chưa sinh ra cũng đòi phần ăn, thật không biết thế nào là đủ”. Người phụ nữ bèn đáp: “Chúng sinh bình đẳng, thai nhi chẳng nhẽ không phải là người?”. Đoạn, người phụ nữ cắt tóc, hai đứa trẻ hóa thành hai đồng tử, còn con chó hóa thành sư tử xanh.

Ngũ Đài sơn trải rộng trên một diện tích 2.837km vuông với năm ngọn núi chính, có độ cao trung bình cách mực nước biển trên 1.000 mét, và đỉnh của ngọn núi phía Bắc mà nó được mệnh danh như là “nóc nhà của miền Bắc Trung Quốc” cao đến 3.061 mét.

Ngũ Đài sơn trải rộng trên một diện tích 2.837km vuông với năm ngọn núi chính, có độ cao trung bình cách mực nước biển trên 1.000 mét, và đỉnh của ngọn núi phía Bắc mà nó được mệnh danh như là “nóc nhà của miền Bắc Trung Quốc” cao đến 3.061 mét.

Ngũ Đài Sơn là địa danh quan trọng nhất trong Tứ đại Phật sơn gồm bốn quần thể núi ở Trung Quốc. Ngũ Đài Sơn gồm năm ngọn núi có đỉnh cao từ 2.500 đến 3.000 mét so với mặt nước biển, tọa lạc ở huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây. Các ngôi chùa Phật giáo bắt đầu được xây dựng trên dãy núi này từ khoảng thế kỷ thứ nhất theo Công lịch. Hiện mang trên mình 68 ngôi chùa, 150 tháp, 146.000 tượng cùng nhiều bức bích họa và bản khắc, Ngũ Đài Sơn là nơi chứng kiến sự phát triển của đạo Phật ở Trung Quốc suốt gần hai nghìn năm. Theo đánh giá của UNESCO, các công trình này “còn tạo ảnh hưởng tới việc xây dựng những cung điện ở Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ”.

Phát Tháp Văn Thù là nơi lưu trữ tóc của Văn Thù Bồ Tát.

Phát Tháp Văn Thù là nơi lưu trữ tóc của Văn Thù Bồ Tát.

Chẳng những thế núi kỳ lạ, Ngũ Đài Sơn còn được xem là một thế giới trong suốt và yên lành vì khí hậu độc đáo nơi đây. Trong năm, ngoài ba tháng 6, 7, và 8, đỉnh núi liên tục phủ tuyết trong chín tháng còn lại khiến Ngũ Đài Sơn gần như không có mùa hạ.

Ngày nay, người ta vẫn tương truyền Phát Tháp Văn Thù là nơi lưu trữ tóc của Văn Thù Bồ Tát.

Cả cuộc đời làm từ thiện của đại tỷ phú Trung Quốc

Trong quá khứ có hơn 300 ngôi chùa ở Ngũ Đài sơn nhưng ngày nay chỉ còn 53 ngôi tồn tại cùng với vào khoảng 30.000 tượng Phật được làm từ những chất liệu khác nhau như đất sét, sành sứ, kim loại, đá và gỗ.

Trong quá khứ có hơn 300 ngôi chùa ở Ngũ Đài sơn nhưng ngày nay chỉ còn 53 ngôi tồn tại cùng với vào khoảng 30.000 tượng Phật được làm từ những chất liệu khác nhau như đất sét, sành sứ, kim loại, đá và gỗ.

Bên cạnh các ngôi chùa tháp, Ngũ Đài sơn còn được tô điểm bởi những triền núi, vách đá, suối nước, cây xanh…, tạo thành một cảnh quan vô cùng tú lệ.

Bên cạnh các ngôi chùa tháp, Ngũ Đài sơn còn được tô điểm bởi những triền núi, vách đá, suối nước, cây xanh…, tạo thành một cảnh quan vô cùng tú lệ.

Nga Mi Sơn

Thuộc tỉnh Tứ Xuyên cao 3.099 m. Đặc trưng nơi đây thờ Phổ Hiền Bồ Tát.

Kim Đỉnh Kim Phật.

Kim Đỉnh Kim Phật.

Chắc không ai xa lạ với cái tên núi Nga Mi nơi có môn phái võ Nga Mi trong các bộ phim võ thuật cổ trang Trung Quốc? Hay trong bộ phim cổ trang của Kim Long Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Anh Hùng Xạ Điêu. Nơi đây không chỉ là địa danh nổi tiếng trong phim ảnh, còn nổi tiếng vì vẻ đẹp như tranh vẽ của nó.

Đỉnh Vạn Phật.

Đỉnh Vạn Phật.

Đến núi Nga Mi, hãy ghé chùa Vạn Niên nơi có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát, cao 7.35 m, nặng 62 tấn. Là bức tượng Phật bằng đồng cao nhất thế giới. Trang trí mạ 20 kg vàng bên ngoài, là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến đây.

Núi Nga Mi còn gọi là “Đại Quang Minh sơn”, nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kết hợp hài hòa với những công trình văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng lâu đời được ví như “núi tiên nước Phật”.

Mười đại nhục thân Bồ Tát ở Trung Quốc 

Thanh Âm Các.

Thanh Âm Các.

Trên núi có rất nhiều chùa, điện, am tuyệt đẹp và cổ kính xen với những bóng cây cổ thụ, nhưng nổi tiếng nhất là: Chùa Báo Quốc, chùa Vạn Niên cũng như Tấn Dương điện, Thần Thủy các và điện Nghìn Phật. Trong các bức tượng ở đây, có lẽ tượng Thập phương Phổ Hiền (ảnh phải) mặt quay về 4 hướng, tự tại trên đài sen, cưỡi trên 4 con voi lớn cao 48m bằng đồng mạ 20kg vàng nằm trên đỉnh cao 3.079m là uy nghi và lộng lẫy nhất. Những di vật quý của Phật giáo hàng trăm năm tuổi như kinh Bối Diệp, tháp đồng Hoa Nghiêm, chuông Thánh Tích, kim ấn Phổ Hiền vẫn còn được lưu giữ lại cho tới ngày nay.

Chùa Báo Quốc.

Chùa Báo Quốc.

Chùa Vạn Niên.

Chùa Vạn Niên.

Núi Nga Mi rộng hơn 200km2, có phong cảnh sơn thủy hữu tình với đỉnh Vạn Phật cao 3.099m so với mực nước biển. Điều đặc biệt là một ngày trên núi Nga Mi có tới bốn mùa. Môi trường tự nhiên hài hoà tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động - thực vật sinh trưởng và phát triển đa dạng, chiếm tới 1/10 tổng số loài của toàn Trung Quốc.

Cửu Hoa Sơn

Thuộc tỉnh An Huy. Nhắc đến Cửu Hoa Sơn, chúng ta sẽ nhắc đến Địa Tạng Bồ Tát với truyền kỳ vào thời Võ Tắc Thiên, ngài Địa tạng đầu thai làm hoàng tử nước Tân La (Triều Tiên ngày nay). Xuất gia từ nhỏ. Nhờ nghe tiếng của Pháp sư Huyền Trang, nên đã đến Trường An (Kinh Đô nhà Đường) sau lên núi Cửu Hoa Sơn tu hành, xây chùa, thu nạp đệ tử.

Cửu Hoa Sơn - một trong bốn thánh tích nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa.

Cửu Hoa Sơn - một trong bốn thánh tích nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa.

Nhà sư Trung Quốc hơn 4000 ngày tự ướp xác để thành tượng Phật

Năm 99 tuổi, biết mình sắp tịch, ngài gọi đệ tử đến giảng, rồi ngồi vào chum. Ba năm sau, mở nắp chum để an táng, thì thân xác vẫn còn nguyên vẹn. Phật giáo bảo đó là Bồ Tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp.

Đỉnh chín hoa sen sẽ làm cho du khách có những phút giây đắm chìm giữa thiên nhiên và hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Trung Hoa

Đỉnh chín hoa sen sẽ làm cho du khách có những phút giây đắm chìm giữa thiên nhiên và hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Trung Hoa

Cửu Hoa Sơn bao gồm 99 đỉnh núi và đỉnh cao nhất đến 1.341 m. Hầu hết những ngôi chùa trong vùng có bắt nguồn tư Phật giáo Đại thừa. Đây là ngọn núi nổi tiếng có phong cảnh đẹp, cùng những ngôi chùa cổ.

Hóa Thành tự - ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất với không gian nghệ thuật sống động

Hóa Thành tự - ngôi chùa cổ nhất và linh thiêng nhất với không gian nghệ thuật sống động

Bên trong Hóa Thành tự với các tài liệu, kinh điển của Phật giáo còn được lưu giữ cho đến ngày nay

Bên trong Hóa Thành tự với các tài liệu, kinh điển của Phật giáo còn được lưu giữ cho đến ngày nay

Hội trường lớn của Cửu Hoa Sơn với 500 tượng La Hán

Hội trường lớn của Cửu Hoa Sơn với 500 tượng La Hán

Cửu Hoa Sơn hiện còn tồn tại những ngôi chùa cổ nổi tiếng như: Đông nam đệ nhất sơn, còn gọi là Hóa Thành Tự, là ngôi chùa trung tâm của Cửu Hoa Sơn. Nơi đây có bảo tháp mai táng ngài Kim Kiều Giác, còn gọi là bảo tháp Địa Tạng. Ngoài ra còn có bảo điện Bách Tuế Cung, nơi thờ thân thể Vô Hà Thiền Sư, người đã dùng cây cỏ làm thức ăn, cất thảo am tĩnh tu nơi rừng sâu, tự trích máu mình để viết bộ kinh Hoa Nghiêm, truyền thuyết sau khi ông mất thân thể không tiêu hủy nên được thờ nơi đây. Cửu Hoa Sơn ngoài là thánh địa của Phật giáo còn là một nơi thiên nhiên phong cảnh rất hữu tình. Cảnh núi non hùng vĩ, nguy nga với những núi đá hình thù kì dị hòa vào màu xanh của rừng tùng bạt ngàn, bên cạnh đó còn được tô điểm bởi màu trắng xóa của những dòng suối. Tất cả màu sắc như quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo của vùng đất thánh. Thiên nhiên cũng cực kì ưu đãi cho Cửu Hoa Sơn, các dược liệu quý, hơn 1000 chủng loại thực vật, kỳ trân dị thảo được tìm thấy tại nơi này.

Đỉnh Thiên Thai với khung cảnh thiên nhiên tráng lệ.

Đỉnh Thiên Thai với khung cảnh thiên nhiên tráng lệ.

Lần về dấu vết của ngài Đường Huyền Trang từ trong hiện thực lịch sử Trung Quốc

Phổ Đà Sơn

Thuộc tỉnh Chiết Giang. Gắn với truyền thuyết Quán Thế Âm phổ độ chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát vốn tên là Diệu Thiện, là con gái thứ ba của Sở Trang Vương thời Xuân Thu. Bà gần như sớm thấu hiểu Phật Pháp, vốn từ nhỏ đã ăn chay, niệm Phật, một lòng tu đạo.

tượng Nam Hải Quan Âm bằng đồng cao 33 m

tượng Nam Hải Quan Âm bằng đồng cao 33 m

Nhưng không được vua cha chấp nhận, nghe lời gièm pha mà giết đi. Sau được Diêm Vương hồi sinh trên đài sen ở hồ cạnh Phổ Đà Sơn. Từ đây, bà ngày ngày hành thiện, giúp người.

Núi Phổ Ðà ở trong biển Ðông Nam huyện Ðịnh Hải tỉnh Chiết Giang, truyện Ký gọi là Nam Hải. Phổ Ðà mở núi xây chùa vào những năm đầu đời Ngũ Ðại xa xưa. Phổ Đà Sơn tên cũ là Tiểu Bạch Hoa, gọi là Bố Đà Lạc Già. Tên khác là Mai Sầm Sơn.

Lư hương Phổ Tế Thiền Tự.

Lư hương Phổ Tế Thiền Tự.

Tượng Phật tại Phổ Tế Thiền Tự.

Tượng Phật tại Phổ Tế Thiền Tự.

Núi Phổ Ðà lớn nhỏ hơn ba trăm ngôi chùa, mười hai tháp Phật với kiến trúc đặc biệt. Những am viện lợp tranh kết cỏ đó đây liền nhau mạch lạc, trật tự rành mạch cùng với khí hậu ôn hòa, phong cảnh u nhã đặc biệt. Là thánh địa của Phật Giáo Trung Quốc nên hàng năm rất nhiều đoàn khách thập phương đến viếng thăm cảnh đẹp của Phổ Đà Sơn.

> Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm