Hang Phật Kizil đẹp nhất Trung Quốc
Từ trung tâm thành phố Khâu Từ có con đường độc đạo xuyên sa mạc Taklamakan đến Thiên Phật động Kizil. Hai bên đường từ cổng soát vé vào tới cửa Thiên Phật động là màu vàng rực rỡ của hàng cây bạch dương cao vút, lá rơi xuống khiến cả con đường là một thảm lá vàng thơ mộng.
Giá trị lịch sử to lớn
Khâu Từ còn có tên gọi khác là Kuqa hay Quy Từ, nằm ở phía bắc sa mạc Taklamakan trong lòng chảo Tarim thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Trong lịch sử, Khâu Từ từng là nơi giao thoa của rất nhiều nền văn hóa trên con đường tơ lụa cổ đại từ Tây An tới Trung Á. Ngày nay, Khâu Từ được biết đến nhiều nhất bởi ngôi chùa hang đá tạc thẳng vào vách núi hay còn gọi là Thiên Phật động Kizil.
Từ trung tâm thành phố Khâu Từ có con đường độc đạo xuyên sa mạc Taklamakan đến Thiên Phật động Kizil. Hai bên đường từ cổng soát vé vào tới cửa Thiên Phật động là màu vàng rực rỡ của hàng cây bạch dương cao vút, lá rơi xuống khiến cả con đường là một thảm lá vàng thơ mộng. Nằm khiêm tốn trong một hẻm núi, Thiên Phật động Kizil là quần thể chùa hang đá được xây dựng sớm bậc nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ thứ III.
Khánh thành Chùa Vạn Phật Đảnh tại Louisville, Mỹ
Kizil tọa lạc ở một vị trí rất đặc biệt: Lưng tựa vào dãy núi, trước mặt có hồ, thung lũng, cây cối xanh tươi, phong cảnh hữu tình. Các hang động trải dài 3 km theo hướng đông nam gồm 339 hang đá có thể nhìn thấy, trong đó có 269 hang động được đánh số và số hang còn lại đang ẩn sâu dưới núi. Trong đó có 80 hang còn lưu giữ nguyên những bức họa cổ ở trên tường. Kizil còn có các hang đá nhỏ hẹp, thường được các nhà sư chọn làm nơi ngồi thiền. Toàn bộ các hang đá được đào bới và đục đẽo thủ công, cho thấy sự kỳ công của người xưa.
Giá trị to lớn của Kizil nằm ở các bức bích họa theo phong cách nghệ thuật đậm màu sắc Phật giáo; nhiều bức hiện vẫn còn màu sắc rất rõ nét. Các bức tranh mô tả đời sống của người dân, những điệu múa, trang phục và cả những lễ tế trời đất từ thời xa xưa... một cách sinh động.
Hang Kizil tồn tại cách đây 2000 năm, xuất hiện sớm hơn hang Mogao ở Hoàng Đôn khoảng 200 năm. Nằm ở Cổ Tây trên lãnh thổ Khâu Từ - Tây Vực, là điểm xuất phát phía bắc của con đường tơ lụa nổi tiếng.
Quốc bảo của Khâu Từ
Thiên Phật động Kizil gắn liền với tên tuổi của đại sư Cưu Ma La Thập - được coi là thần đồng, quốc bảo của Khâu Từ từ khi mới lên bảy tuổi. Đại sư có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật vào Trung Nguyên và dịch một số lượng khổng lồ kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Hán. Mức độ nổi tiếng của Cưu Ma La Thập chỉ đứng sau Đường Tam Tạng. Từ khi mới bảy tuổi, đại sư Cưu Ma La Thập đã cùng mẹ tới Kashmir, Kabul, Kashgar để học Phật pháp... Tương truyền, danh tiếng của đại sư vang dội khắp khu vực Tân Cương, lan sang Trung Nguyên khi chiến thắng cuộc luận chiến tại Wensu (ngày nay thuộc Aksu, Tân Cương).
Đại sư gặp khá nhiều trắc trở, từng bị giam giữ suốt 17 năm sau cuộc chiến tranh tại Khâu Từ. Năm 401, đại sư bị triều đình Hậu Tần cho giải về thành Trường An với ý định xử tử. Nhưng do tiếng tăm của đại sư quá lẫy lừng, có ảnh hưởng chính trị rất lớn nên triều đình đã giữ lại và cho phép ngài tiếp tục dịch kinh. Tài sản mà Cưu Ma La Thập để lại cho hậu thế là 70 bộ, 348 quyển kinh Phật được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán như kinh Kim cương bát nhã, kinh Duy Ma Cật... Toàn bộ kinh, luật, luận mà đại sư dịch vẫn được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.
Ngay trước cổng của Thiên Phật động Kizil là tượng của đại sư Cưu Ma La Thập. Bức tượng khắc họa ngài ở độ tuổi trung niên với khuôn mặt trác tuệ, trái tim rộng lớn, khí khái bất phàm, một chân gập lại, tay phải đặt lên đầu gối, trên mình khoác chiếc áo lộ một bên vai của tăng sĩ, thân hình mảnh khảnh, vầng trán rộng, hai hàng lông mày dài. Ngài đã góp công xây dựng Kizil, đã từng ngồi thiền và tu tập tại đây trước khi bị bắt về Trung Nguyên.
Hang Kizil là những câu chuyện đẹp được thể hiện bằng những bức họa sinh động. Chúng sinh trong câu chuyện Phật giáo được khắc họa trên tường, phần lớn là truyền thuyết dân gian cổ xưa hoặc câu chuyện ngụ ngôn của các nước như Ấn Độ và Nepal.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Xem thêm