Hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Âm
Bồ Tát Quan Âm đắc đạo, có khả năng nghe tất cả tiếng than khóc của chúng sanh. Học theo hạnh của Quan Âm, chúng ta nghe để biết tâm sự của mọi người, hiểu tâm sự và yêu cầu của họ, chúng ta khởi tâm đại bi thương người, mới nghĩ giúp đỡ họ, thì yêu cầu nào giúp được, chúng ta sẵn lòng.
Con đường thuận từ nhân hướng quả, phát Bồ-đề tâm đi lên, chúng ta phải tìm các vị Bồ Tát xuất hiện trên cuộc đời để kết làm quyến thuộc của Bồ Tát, hợp tác với Bồ Tát để được chia phần công đức; vì ta tự mình hành Bồ Tát đạo chưa được, ví như ta chưa biết kinh doanh, tự làm thì sẽ bị lỗ vì phạm sai lầm. Nhưng nếu được sự hướng dẫn rõ ràng và người hướng dẫn luôn chính xác, có trí tuệ biết được năm hay mười năm sau thế giới cần gì, họ chỉ cho ta, ta dễ thành công.
Cũng vậy, các nhà truyền giáo phần lớn là Bồ Tát hiện thân lại, nên các ngài thấy biết trước diễn tiến của mọi việc. Vì vậy, muốn hành Bồ Tát đạo đòi hỏi phải có trí tuệ, không có trí tuệ, phải nương vào các vị Bồ Tát có trí tuệ. Bồ Tát Quan Âm cũng không ngoài ngoại lệ này.
Ngài cũng khởi đầu tu từ Thanh-văn, Duyên-giác, tiến đến Bồ Tát Quyền thừa là làm quyến thuộc của Bồ Tát lớn, của Phật, nên ngài không phạm sai lầm và tích lũy được công đức, lần lần cho đến khi đủ mười hiệu, ngài thành Phật là Chánh Pháp Minh Như Lai, ngài mới nghĩ đến cứu độ chúng sanh.
Đạt quả vị Như Lai rồi, chứng được quả Vô sanh, có tôn danh là Chánh Pháp Minh Như Lai là tiền thân của Bồ Tát Quan Âm, ngài mới bắt đầu làm việc lớn thứ hai là lắng nghe.
Còn Phật tử chúng ta phiền não trần lao ngập đầu mà tu hạnh lắng nghe phiền não, nghiệp chướng, trần lao của người, thì bấy giờ nghiệp của ta và nghiệp của người dồn lại, chẳng ai dám gần gũi mình. Chưa có khả năng nghe, không nghe được.
Là Chánh Pháp Minh Như Lai nghe để hóa giải phiền não cho người, nghe mà không bị người tác động. Thuở nhỏ, tôi cũng bắt chước nghe, nhưng nghe một lúc thì nổi sùng. Quan Âm nghe, nhưng hóa giải được, ví như hương thơm hoa sen, nghe mà mình được an lạc và cho lời khuyên giúp người cũng an lạc theo.
Nhiều người đến tôi thưa việc của họ, có lúc tôi nghe, có lúc không nghe; vì nhiều việc quá, nghe mà không giải quyết được việc của Giáo hội, nên không nghe. Tôi nhắc quý vị khi nào đắc đạo như Bồ Tát Quan Âm, mới lắng nghe. Chúng ta chưa có khả năng nghe, hay chưa là Chánh Pháp Minh Như Lai, thì không nghe. Nghe mà phiền não chúng ta không sanh và không làm cho người phiền, mới nên nghe.
Bồ Tát Quan Âm đắc đạo, có khả năng nghe tất cả tiếng than khóc của chúng sanh. Học theo hạnh của Quan Âm, chúng ta nghe để biết tâm sự của mọi người, hiểu tâm sự và yêu cầu của họ, chúng ta khởi tâm đại bi thương người, mới nghĩ giúp đỡ họ, thì yêu cầu nào giúp được, chúng ta sẵn lòng.
Vì vậy, người xuất gia bỏ nhà đi tu để không ai quấy rầy, để tâm được yên tĩnh, chứng Vô sanh và chứng quả vị này rồi, về lại Ta-bà, tùy theo yêu cầu của người mà cứu giúp, là Quan Âm.
Bồ Tát Quan Âm nghe được hai mặt, nghe âm thanh ngôn ngữ của chúng sanh Ta-bà, nhưng ngài còn nghe được Phật ngữ, Bồ Tát ngữ trong thế giới của các Ngài.
Người tu không bị đọa, nhờ tâm họ luôn để ở Cực lạc, hay Niết-bàn, để luôn nghe được pháp âm của Phật và Bồ Tát, để biết được việc làm, mới nghe yêu cầu của tất cả mọi người. Nghe pháp âm Phật, xem Phật và Bồ Tát dạy nên giải quyết việc thế nào, ta làm đúng như vậy, sẽ được các Ngài hỗ trợ.
Cung kính tượng Bồ tát có phước không?
Một người tu ở thế gian nghe được Phật, Bồ Tát và tiếng kêu khổ của chúng sanh, thì làm theo Phật, Bồ Tát để cứu chúng sanh. Đó là làm Phật sự, nên là việc của Phật mà ta làm, thì khó mấy cũng làm được. Nếu chỉ nghe một chiều chúng sanh, chắc chắn khả năng chỉ có giới hạn, không làm được.
Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, lóng nghe yêu cầu của chúng sanh và giữ tâm thanh tịnh này, sẽ nghe được Phật và Bồ Tát chỉ cho chúng ta biết người tốt lành nào đó đang bị nạn, hay vùng nào đó đang bị thiên tai, nên đến cứu giúp, Phật sẵn sàng ủng hộ.
Nghe Phật tận sâu kín đáy lòng, dù chúng ta không có tiền, Phật sẽ cho người đem tiền đến, đó là kinh nghiệm của tôi, Phật đã quyết làm, thì không tiền vẫn làm được. Còn Phật không gia bị, dù cố gắng mấy cũng làm không xong.
Bồ Tát Quan Âm lóng nghe hai mặt, nghe chúng sanh đau khổ và vẫn nghe được chư Phật mười phương, nên Bồ Tát Quan Âm xuất hiện được ở nhiều dạng thức khác nhau, để cứu độ chúng sanh, mà kinh Phổ Môn tiêu biểu bằng 32 ứng hiện thân của ngài ở Ta-bà.
Kính lễ Bồ Tát Quan Âm, học theo hạnh của ngài, chúng ta tùy duyên, tùy theo khả năng của mình, tùy theo yêu cầu của người, mà đáp ứng lợi lạc cho họ; nhưng tâm hồn chúng ta lúc nào cũng phải trong sạch, thanh tịnh. Giống như việc làm của Bồ Tát Quan Âm là trợ hóa Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực lạc thuần tịnh, Ngài vẫn hiện hữu mãi mãi bên cạnh chúng sanh Ta-bà đau khổ để cứu độ họ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm