Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/03/2023, 15:00 PM

Hạnh nguyện Đại bi của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Năm thanh âm Từ Bi của đức Đại Bi Quán Âm chúng sanh nên thường trì niệm để huân tập hạt giống từ bi, khiến cho hạt giống ấy thể hội dần dần nơi tự tâm. Trì niệm nghĩa là xưng niệm danh hiệu ở nơi miệng và ức niệm công đức trong tự tâm. Đó là phương pháp niệm Quán Âm chơn chánh vậy.

Trong kinh Pháp Hoa mà phẩm Phổ Môn được trích lục và phiên dịch ra quốc văn sau đây, Đức Phật Thích ca nói cho hàng tứ chúng nghe về hạnh nguyện đức Bồ tát Quán thế âm như sau: 

"Quán thế âm nghĩa là quán sát các âm thanh giữa thế gian mà hiểu suốt hết thảy nỗi thống khổ của chúng sanh. Nếu có chúng sanh nào trong lúc lâm nạn, thiết tha kêu cầu vị Bồ tát này, tức thời Ngài quán được tiếng kêu cầu kia mà đến cứu độ". Động cơ thúc đẩy khiến có sự linh cảm giữa một bên "hô" và một bên "ứng" như thế là lòng đại bi rộng lớn của Ngài. Vì vậy, Ngài thường được tôn xưng là đức Bồ tát Đại bi Linh cảm ứng Quán thế âm.

Bồ tát là tiếng nói tắt của danh từ Bồ đề tát đỏa (boddisatva), Tàu dịch là Giác hữu tình. Bồ tát là bậc tu hành hạnh lợi tha cứu độ các loài hữu tình. Nghĩa của danh từ "giác hữu tình" là nghĩa đứng về khía cạnh công hạnh mà nói. Nếu đứng về khía cạnh trí giác, Bồ tát là những bậc đã đạt được trình độ trí tuệ rất cao siêu, duy chỉ chưa viên mãn bằng Phật mà thôi. Đến địa vị thập địa, Bồ tát đã đoạn được vô minh căn bản, chỉ còn một phần nhỏ vi tế sở tri ngu, tức vô minh vi tế, là đương trong thời kỳ gạn lọc. Đến địa vị diệu giác thì đoạn sạch vi tế tối sơ vô minh và chứng quả Vô thượng bồ đề để thành bậc Chánh biến giác Phật đà.

Như trên là định nghĩa chung các danh từ bồ tát và sự sai khác giữa đại bồ tát và Phật. Nhưng riêng về các vị cổ Phật như đức Địa Tạng hay đức Quán âm nói đây, Bồ tát tức là Phật. Sở dĩ các ngài ấy mang danh từ bồ tát là chỉ vì hạnh nguyện riêng: Các đức đại bồ tát ấy nguyện trọn đời mãn kiếp làm công hạnh bồ tát để hóa độ chúng sanh, chẳng hạn như đức Địa Tạng có lời đại nguyện rằng: "Địa ngục chưa trống không, thề chẳng thành Phật".

Bồ tát Quán Thế Âm - Vị Bồ tát linh ứng tầm thanh cứu khổ cứu nạn tức thời cho chúng sinh

4

Đại bi nghĩa là lòng xót thương bao la rộng lớn. Theo định nghĩa chung: "Bi năng bạt khổ", bi có công năng tiêu trừ các khổ não. Hạnh nguyện của đức Quán thế âm là cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly ra khỏi tai ách khổ nạn: lòng thương xót của ngài rộng lớn bao la như thế nên gọi là đại bi.

Linh cảm ứng nghĩa là tác dụng giao cảm hết sức thiêng liêng của lòng đại bi. Chúng sanh đau thương rên siết kêu cầu; tiếng rên siết ấy cảm ngay đến lòng đại bi của đức Quán âm rồi lập tức có sự ứng đáp lại một cách vô cùng linh nghiệm.

Quán thế âm nghĩa là quán xét âm thanh của thế gian mà đến cứu độ, như đã giải thích ở trên. Cái diệu trí quán sát âm thanh kia đã được tóm tắt trong câu kệ:

"Sức diệu trí Quán Âm

Cứu đời thoát ly khổ"

Diệu trí nói đây tức là loại đại trí phương tiện khởi được diệu dụng lợi tha, sau khi đã chứng được hậu đắc trí. Diệu trí cũng tức là diệu dụng của căn bản trí, chứ không chi khác hơn. Vì có đủ đại trí này, nên mới có thần lực cứu khổ cho thế gian.

Giải thích danh hiệu đức Quán thế âm như trên đây, tức là đứng về phương diện "dụng" mà nói. Trong diệu dụng ấy lại có phân tách ra làm hai: Quán và Âm.

Quán là dụng của Trí. Âm là dụng của Bi.

Như trong phẩm Phổ môn dạy, đức Quán thế âm dùng diệu trí quán chơn tánh nên biết thân mình và thân chúng sanh, hết thảy đều bình đẳng không hai, hết thảy đều do một thể đại bi chung mà có sanh khởi. Quán ấy gọi là chơn quán.

Dùng diệu trí quán các tịnh pháp, biết các tịnh pháp bản lai chẳng khi nào tương ưng với nhiễm pháp và luôn luôn xa lìa cả hai chướng do ngã và ngã sở gây nên. Quán ấy gọi là thanh tịnh quán.

Đã có diệu trí tất nhiên tự tâm thanh tịnh. Dùng tự tâm thanh tịnh quán hai pháp tục đế (chân lý tương đối) và chơn đế (chân lý tuyệt đối), nhất nhất đều thấu suốt, rốt ráo, không thiếu sót một tơ hào nào. Nên gọi quán ấy là quảng đại trí huệ quán.

Diệu trí của Ngài lại còn quán biết được chúng sanh và Phật đồng thể, duy chỉ có khác nhau là tại chỗ chúng sanh bị nghiệp hoặc thao túng nên sinh ra điên đảo và phải chịu đau khổ. Vì thấy chúng sanh đau khổ một cách oan uổng như thế nên bi tâm dấy khởi khiến Ngài hằng thường nghĩ đến việc cứu độ. Quán ấy gọi là Bi quán.

Đức Quán Âm lấy bi nguyện cứu khổ làm hạnh tu duy nhất nên thường tưởng nghĩ đến các phương tiện ban vui cho chúng sanh. Tưởng nghĩ đến việc ban vui tròn đầy để thực hiện việc cứu khổ. Quán ấy gọi là Từ quán.

Năm ánh sáng quán chiếu của diệu trí "quán âm" hằng thường ở trong thể tịch tịnh vắng lặng, tức là thường tịch. Tuy thường tịch mà vẫn thường soi sáng hết thảy các chốn tối tăm nên ánh sáng quán chiếu của diệu trí kia lại cũng thường chiếu. Nhờ thường tịch và thường chiếu nên ánh sáng quán chiếu của diệu trí Quán Âm không lúc nào không có tác dụng trừ tai ách do bóng tối ngu si gây nên. Vì vậy, chúng sanh nên thường chiêm ngưỡng để nhiếp tâm và nên phát nguyện thường thời thực hành.

Năm thanh âm Từ Bi của đức Đại Bi Quán Âm chúng sanh nên thường trì niệm để huân tập hạt giống từ bi, khiến cho hạt giống ấy thể hội dần dần nơi tự tâm. Trì niệm nghĩa là xưng niệm danh hiệu ở nơi miệng và ức niệm công đức trong tự tâm. Đó là phương pháp niệm Quán Âm chơn chánh vậy.

Nói riêng về phần cảm ứng, đức Quán thế âm trong khi thực hành đại nguyện độ sanh, có đủ oai lực giải thoát bảy nạn lớn bên ngoài là các nạn: thuỷ ách, hỏa tai, gió bão, gươm đao, ác quỷ, lao tù,giặc cướp và tiêu trừ ba độc bên trong là: tham lam, sân nhuế, ngu si.

Đại nguyện độ sanh của ngài còn nhằm thỏa mãn hai điều mong cầu: cầu sanh con trai và cầu sanh con gái, thảy đều đầy đủ phước đức trí huệ.

Trong sự nghiệp độ sanh thiên sai vạn biệt, Ngài sử dụng nhiều phương tiện, hóa hiện nhiều thân, qua lại dạo khắp các phương sở. Vì vậy trong kinh có câu: "Ngài dạo khắp ta bà, Ngài nói pháp cho chúng sanh, Ngài sử dụng nhiều phương tiện". Phương tiện Ngài dùng nhiều không thể kể xiết. Song trong vô số phương tiện đại thiện xảo có ba mươi hai ứng thân và mười chín cách thuyết pháp. Kinh điển mệnh danh các phương tiện ấy là: "tam thập nhị ứng" và "thập cửu chủng thuyết pháp".

Lược tóm lại là oai lực của Ngài nổi bật nhất trong việc giải cứu bảy nạn, tiêu trừ ba độc, thỏa mãn hai cầu mong, ứng hóa ba mươi hai thân tướng và sử dụng mười chín lối thuyết pháp. Cố nhiên đó chỉ là nêu các điểm chính yếu trong công việc hóa độ của Ngài. Sự thật thệ nguyện của Ngài còn bao gồm nhiều khía cạnh khác nữa.

Mục đích duy nhất của Ngài: cứu độ chúng sanh bằng bất cứ phương tiện nào. Động cơ duy nhất của việc cứu độ: Một thể bi tâm tròn đầy rộng lớn.

Sau phẩm Phổ môn, chúng tôi xin cung lục một số sự tích nói về hóa thân của Ngài để tín đồ, tùy từng căn cơ và hoàn cảnh riêng mà "thường nguyện thường chiêm ngưỡng".

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (ba lần).

Chánh pháp cao siêu lý nhiệm mầu,

Trăm ngàn vạn kiếp dễ tìm đâu!

Phước duyên nay gặp xin trì tụng

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa lý sâu.

 

Bể cả triều dâng tiếng Phổ môn,

Chín tầng sen ngát hiện đồng chơn

Cam lồ giọt nước cành dương rải

Nhuần thấm sơn hà cảnh sắc xuân. 

Nam mô Đại bi Quán thế âm Bồ tát (ba lần).

 Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm