Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/09/2023, 17:30 PM

Hành trạng Đại lão Hòa thượng Tịnh Không (1927-2022)

Ngài đã giảng thuyết nhiều bộ kinh lớn như kinh Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Kim cang, Viên giác, Địa Tạng, Phạm võng, Tịnh độ Ngũ kinh và đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về kinh Vô lượng thọ, vào những năm cuối đời ngài chuyên tu và truyền bá bộ kinh này.

Đại lão Hòa thượng Tịnh Không (1927-2022)

Đại lão Hòa thượng Tịnh Không (1927-2022)

Đại lão Hòa thượng Tịnh Không thế danh Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927 tại thị trấn Kim Ngưu, huyện Lư Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thuở nhỏ ngài sống tại Trung Quốc, trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật.

Năm 1949, ngài định cư tại Đài Loan. Từ năm 1952, ngài theo học Mật tông với Đại sư Chương Gia, học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam, hơn 13 năm liền chuyên tâm tu học Phật pháp, triết học và văn hóa truyền thống.

Năm 1959, ngài được xuống tóc xuất gia tại chùa Lâm Tế (Đài Bắc, Đài Loan) được ban pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Từ đó, ngài bắt đầu giảng kinh thuyết pháp, miệt mài trong suốt 60 năm thông qua những ngôn ngữ gần gũi, giản đơn để hoằng dương những lời dạy của Đức Phật và Thánh hiền cho mọi giới.

Ngài đã giảng thuyết nhiều bộ kinh lớn như kinh Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Kim cang, Viên giác, Địa Tạng, Phạm võng, Tịnh độ Ngũ kinh và điển tích các tông phái như Thiên đài, Hiền thủ, Duy thức, Thiền tông; ngài đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về kinh Vô lượng thọ, vào những năm cuối đời ngài chuyên tu và truyền bá bộ kinh này.

Đại lão Hòa thượng Tịnh Không đã tiên phong trong việc vận dụng các tiện ích về truyền thông của mạng Internet để dạy học, đồng thời thông qua truyền hình vệ tinh để hoằng dương Phật Pháp, ảnh hưởng nhiều nơi.

Đại lão Hòa thượng từng được mời làm thỉnh giảng cho Học viện Tam Tạng, chùa Thập Phổ Đài Bắc, Đại học Văn hóa Trung Quốc (Đài Bắc) và Học viện Nội Trung Quốc. Đồng thời, ngài kiêm giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Phật đà, Viện trưởng Học viện Tịnh tông châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Kông. Ngài đã sáng lập Thư viện Phật giáo Hoa tạng, Quỹ Giáo dục Phật-đà, Hội Phật giáo Dallas tại Mỹ, Học viện Tịnh tông Úc châu…

Từ năm 1995 đến năm 2000, ngài đã chỉ đạo Tịnh tông Học hội tại Singapore, sáng lập thành công “Lớp bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp”. Ngài được trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Griffith ở Úc, Đại học Nam Queensland, Đại học Hồi giáo Quốc gia Shasahida ở Indonesia, Đại học Wales ở Vương quốc Anh và Đại học Trinity Saint David ở Wales.

 Đồng thời, ngài được trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự của Trường Đại học Griffith, Đại học Queensland và Đại học Trinity St. David ở Wales ở Vương quốc Anh. Ngài cũng từng đảm nhiệm vai trò giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ngài cũng vinh dự được Nữ hoàng Anh trao giải AM; liên tiếp được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của Texas, công dân danh dự của Dallas và công dân danh dự của Toowoomba, Úc.

Ngoài thời gian dạy học, Đại lão Hòa thượng dành nhiều tâm huyết cho hoạt động từ thiện xã hội, phục hưng văn hóa truyền thống, chấn hưng giáo dục Tôn giáo, đẩy mạnh tinh thần đoàn kết tôn giáo, thúc đẩy hòa bình thế giới.

Ngài nhiều lần tham dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế do UNESCO tổ chức, đề xướng đẩy mạnh thực hành luân lý, đạo đức, nhân quả, giáo dục tôn giáo, thông qua đoàn kết tôn giáo để đoàn kết các tổ chức, đoàn thể, chính đảng và quốc gia.

Tháng 7- 2016, Đại lão Hòa thượng phối hợp với Đại học Trinity St. David ở Wales, Vương quốc Anh thành lập Học viện Hán học Anh quốc, đào tạo nhân tài Hán học, có năng lực đọc hiểu, biên phiên dịch và thực hành “Tứ Khố toàn thư”, với sứ mệnh chấn hưng ngôn ngữ Hán cổ, truyền thừa văn hóa truyền thống và là cầu nối văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Những năm cuối đời, ngài đề xướng thành lập Trường Đại học Văn hóa Truyền thống phương Đông với mục đích giáo dục căn cơ, tạo tri thức thánh hiền ngay từ nhỏ.

Đại lão Hòa thượng hiểu rõ và thực hành buông xả, tâm luôn tự tại tùy duyên, tuy danh tiếng lẫy lừng nhưng cuộc sống hết sức giản đơn, ngài luôn khắc ghi sứ mệnh kế thừa và phát huy truyền thống, phổ độ chúng sinh. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng ngài vẫn miệt mài giảng kinh, thuyết pháp không hề ngơi nghỉ.

Đại lão Hòa thượng Tịnh Không an tường viên tịch tại chùa Cực Lạc (Đài Nam, Đài Loan) vào lúc 2 giờ sáng ngày 26-7, trụ thế 96 tuổi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm