Hãy chăm sóc mình đúng nghĩa
Nếu bây giờ thân tâm này bị bệnh đau, bị tai nạn, bị những bất như ý xảy ra hay thậm chí đối diện với cái chết...Ai là người trực tiếp đón nhận và giúp đỡ mình chịu đựng sự đau đớn ấy ngoài chính thân tâm này?
Những tham, sân, si, phiền não...từ trong thân tâm này mà phát ra, những cảm thọ vui, buồn, sướng, khổ...cũng từ bên trong thân tâm này mà hiện khởi. Nếu bây giờ thân tâm này bị bệnh đau, bị tai nạn, bị những bất như ý xảy ra hay thậm chí đối diện với cái chết...Ai là người trực tiếp đón nhận và giúp đỡ mình chịu đựng sự đau đớn ấy ngoài chính thân tâm này?
Vậy sao cứ đi tìm điều hạnh phúc và bình an ở đâu đó trên con chữ, con người, cảnh vật...mà không quay về ngồi lại để chăm sóc và hiểu biết sự vận hành của thân tâm này?!
Nếu bảo việc đi tìm bình an và hạnh phúc thực sự bằng những thứ bên ngoài ấy là việc làm của người vô minh thì ắt rằng không ít người sân si lên mà đưa ra mọi lý lẽ bằng những tư duy và lý thuyết đã gom nhặt được để phản biện một cách thiết tha để biết chăm sóc và yêu thương mình ngay bây giờ, đừng mãi vọng tưởng vào những điều mơ hồ ngoài kia, để rồi đến khi những vô thường và bất toại nguyện xảy đến cho thân tâm này thì không một mảy may điềm tĩnh nhận diện và tỉnh thức để đón nhận chúng một cách nhẹ nhàng, sáng suốt.
Gieo trồng và chăm sóc hạt giống hạnh phúc
Lúc ấy thì khổ-khổ, hoại khổ và hành khổ đều có mặt, thì thử hỏi cả một đời đi chùa, học giáo lý, làm phước, làm công quả...đã dẫn mình về đâu? Tất cả những thiện pháp để tạo ra phước là pháp hỗ trợ, nó không phải cứu cánh.
Sự thực chứng về các ảo hoá của danh, sắc và sống với tánh giác mới là điều quan trọng của người tu tập. Mỗi người không chiêm nghiệm sâu sắc sự tạm bợ của thân ngũ uẩn này mà buông bỏ từng khắc khi còn khoẻ, không có sự định tĩnh một cách tự nhiên với các pháp vô thường bằng sự thiền tập và nội quán, thì sống mê chết khổ là điều tất nhiên.
Đừng đợi khi thân đau đớn, tâm mịt mờ không nơi bám víu mới hớt hãi đi tìm quý thầy, quý sư cô tụng kinh, chia phước, giúp đỡ cho mình thì không còn kịp nữa. Mong thay !
Nương nhau một đoạn đường đời
Rồi thôi cũng nẻo luân hồi mà đi
Cuối đời đâu nắm được gì
Ngoài dòng tâm thức: giác tri, mê mờ!
Mê thì theo nghiệp dật dờ
Giác thì mỗi khắc là bờ an nhiên
Sống đây tỉnh thức là thiền
Theo dòng tham ái, bụi phiền bủa vây
Tìm chi hạnh phúc đó đây
Khi lòng chẳng biết từng giây tâm mình
Đến khi lạc mất an bình
Vẫy vùng giữa những diệt sinh vô thường.
Về vun lại nụ yêu thương
Ngay từng niệm khởi-tỏ tường đến đi
Không theo những niệm tham si
Đời người tự khắc vô vi, yên bình!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm