Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hãy nghe đức Phật dạy về sự tôn trọng người già

Trong Pháp môn của ta, đối với người tuổi cao phải chào hỏi cung kính, hành lễ hợp thập (chắp tay), chân thành đối đãi, khiêm tốn lễ nhượng. Với người tuổi cao phải dâng cho họ giường tốt nhất, nước và thức ăn tốt nhất. Trong các tỳ kheo, chỉ có người tuổi cao mới có đủ tư cách.

Bài liên quan
Nên kính trọng người già cả đức hạnh.

Nên kính trọng người già cả đức hạnh.

Có một vị trưởng giả kính Phật, xây dựng một tịnh xá. Sau khi hoàn thành, ông sai sứ giả đến chỗ Phật Đà, thỉnh Phật tới ở. Phật Đà xuất phát từ thành Vương Xá, 3 ngày sau mới đến nơi.

Lúc này có 6 nhóm tỳ kheo đi trước; trước khi các trưởng lão đến, họ đã phân chia chiếm chỗ các vị trí giường rồi, còn tự cho mình là thông minh. Bởi vậy, các trưởng lão đến sau không còn giường nữa. Các đệ tử của Xá Lợi Phất tìm chỗ giúp ngài nhưng không còn vị trí trống nào. Xá Lợi Phất bèn ở một gốc cây gần Phật Đà, lúc ngồi, lúc đi lại, cứ như thế qua một đêm.

Đến khi trời sáng, Phật Đà bèn hỏi: “Ai qua đêm ở gốc cây gần chỗ ta?”.

Bạch Phật Đà, là Xá Lợi Phất ạ”.

“Xá Lợi Phất, con ở đó làm gì?” – Phật Đà hỏi.

Xá Lợi Phất bèn kể rõ tình hình. Phật Đà nghe xong, nghĩ rằng: “Khi ta còn đang thuyết Pháp, mà các tỳ kheo đã không còn tôn trọng, khiêm tốn nhường nhịn lẫn nhau. Sau khi ta niết bàn thì họ sẽ như thế nào đây?”.

Thế là trời vừa sáng, Phật Đà liền triệu tập các tỳ kheo, rồi hỏi: “Này các tỳ kheo, nghe nói có người đến nơi này trước đã chiếm hết giường của các tỳ kheo trưởng lão, có đúng vậy không?”.

“Bạch Phật Đà, đúng ạ”.

“Vậy rốt cuộc ai có tư cách được thọ hưởng giường, nước và thức ăn tốt nhất?”.

“Người xuất gia xuất thân từ tộc Sát Đế Lợi”, một số tỳ kheo trả lời.

“Người xuất gia xuất thân từ tộc Bà La Môn”, một bộ phận khác trả lời.

“Người trì giới, người giáo hóa, người đã tiến nhập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền”, một số tỳ kheo khác nói.

“Người chứng đắc Dự lai, Nhất lai, Bất lai, A la hán, đắc tam minh lục thông”, số còn lại nói.

Các tỳ kheo đều theo ý nguyện mình nói ra các đẳng cấp của người xuất gia tu luyện, và ai xứng đáng được thọ hưởng giường tốt nhất. Phật Đà yên lặng lắng nghe rồi nói: “Này các tỳ kheo, trong Pháp môn của ta, người xứng đáng được thọ hưởng đãi ngộ tốt nhất không phải người xuất gia xuất thân từ tộc Sát Đế Lợi, cũng không phải tộc Bà La Môn, càng không phải những người luật sư, kinh gia, sơ thiền, nhị, tam, tứ thiền v.v.

Này các tỳ kheo, trong Pháp môn của ta, đối với người tuổi cao phải chào hỏi cung kính, hành lễ hợp thập (chắp tay), chân thành đối đãi, khiêm tốn lễ nhượng. Với người tuổi cao phải dâng cho họ giường tốt nhất, nước và thức ăn tốt nhất. Trong các tỳ kheo, chỉ có người tuổi cao mới có đủ tư cách. Trong các tỳ kheo ở đây, Xá Lợi Phất là cao đồ của ta, chiểu theo lý thì nên có được giường sau ta một cấp, nhưng tối hôm qua, ông ấy phải qua đêm dưới một gốc cây. Giờ đây các con đã mất đi sự tôn kính, khiêm tốn, lễ nhượng nhau như thế này, không biết từ lúc nào vậy. Tương lai hành vi của các con sẽ còn như thế nào nữa đây?”.

Đối với người tuổi cao phải chào hỏi cung kính, hành lễ hợp thập (chắp tay), chân thành đối đãi, khiêm tốn lễ nhượng.

Đối với người tuổi cao phải chào hỏi cung kính, hành lễ hợp thập (chắp tay), chân thành đối đãi, khiêm tốn lễ nhượng.

Để các tỳ kheo hiểu rõ hơn, Phật Đà kể lại một câu chuyện quá khứ.

Bài liên quan

Xưa kia, ở sườn núi Himalaya có một cây đa đại thụ, dưới gốc cây có 3 người bạn cư trú là gà gô, vượn và voi. Bọn họ không tôn kính hòa thuận với nhau, cả ba đều không vui. Thế là chúng nghĩ: sao không chọn người lớn tuổi nhất để tôn kính, hành lễ với người ấy hàng ngày? Nhưng trong 3 bọn họ, không biết ai là tuổi cao nhất.

Một hôm, 3 người bạn ngồi dưới gốc đa, gà gô và khỉ hỏi voi: “Anh voi à, anh có biết cái cây này đã có bao lâu rồi không?”

“Các bạn à, khi tôi còn rất nhỏ, cây đa này chỉ là cái cây nhỏ. Tôi nhớ khi đó tôi thường chạy bước qua nó, do đó khi nó còn rất bé tôi đã biết nó rồi”.

Đến lượt gà gô và voi hỏi khỉ cũng câu hỏi đó, khỉ trả lời: “Khi tôi còn nhỏ, tôi đã ngồi ở đây, trên ngọn cây đa gặm những chồi lá non, do đó tôi đã quen thuộc với cây đa này từ lâu lắm rồi”.

Cuối cùng, gà gô nói: “Xưa kia, ở một nơi nọ có một cây đa đại thụ, tôi ăn quả đa của cây đa đó. Một lần, tôi đem một quả đa về đây, thế là mọc ra một cây đa. Hạt giống của cây đa này là tôi gieo xuống, tôi biết nó trước khi nó nảy mầm”.

Nghe vậy, voi và khỉ lập tức cung kính tôn sùng đối đãi, hợp thập kính lễ: “Anh là người cao tuổi nhất, mời anh nhận lễ cúng dường của chúng tôi”. Thế là 3 con vật giữ giới luật, tôn kính thuận theo, không vi phạm các phép tắc sinh sống hàng ngày, sau khi hết mệnh được vãng sinh quốc thổ An Lạc.

Phật Đà giảng xong lại nói tiếp: “Này các tỳ kheo, bọn chúng là động vật, mà còn tôn kính thuận theo nhau như thế; các con là người xuất gia, lại được tiếp thu giáo dục kinh luật, sao lại không thể kính trọng thuận theo được?”

“Hơn nữa, trong 3 con vật trên, voi lúc đó chính là Mục Kiền Liên hiện nay, khỉ lúc đó chính là Xá Lợi Phất hiện nay, còn gà gô chính là ta”.

Sự già đi không chỉ là một quá trình sinh học, nó là cả hành trình văn hóa.

Sự già đi không chỉ là một quá trình sinh học, nó là cả hành trình văn hóa.

Đôi lời cùng bạn đọc:

Kính lão, yêu lão, tôn lão là một trong những đức quan trọng nhất trong truyền thống của người xưa. Người già đã trải qua biết bao năm tháng cuộc đời, kinh qua sóng gió, tích lũy kinh nghiệm, trí tuệ nhân sinh, đó là cả một gia tài quý báu. Đối với con người, chẳng có gì đáng quý hơn trí tuệ, và dù tuổi tác có thể tước đi mọi thứ, song nó chắc chắn sẽ đem lại trí tuệ cho chúng ta. Chỉ khi chúng ta tôn trọng những người già, chúng ta mới có thể được kế thừa những trí tuệ đó. 

Hiếu kính và lễ phép với cha mẹ là một trong những biểu hiện của đạo làm con, cũng là đức hạnh quan trọng nhất của một con người. Người có hiếu đạo, nhất định là người thiện lương, sẽ không làm ra những việc trái với đạo đức. 

Ngày nay, trong một gia đình, cha mẹ đối với ông bà tròn chữ hiếu, từ đó con trẻ cũng có thể hiểu được hiếu là gì và có thể hiếu thuận với cha mẹ, đó mới là gia đình cát tường, thịnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm