Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vị thầy kính mến!

GN - S.N. Goenka (1924-2013) là người Ấn Độ, nhưng sinh ra ở Miến Điện trong một gia đình thương gia giàu có. Bản thân ông cũng là người thành công trong kinh doanh. Do có bệnh ở thân, ông gặp và học thiền với ngài Thiền sư U Ba Khin. Từ năm 1969, ông trở về Ấn Độ và bắt đầu dạy thiền Vipassana. Dưới đây là bài viết ông nói về thầy mình.

Sayagyi U Ba Khin - trước đây tôi nghĩ ông là một vị thầy già, khô khan, nhạt nhẽo, chỉ biết dạy những gì thích hợp cho các bậc lão niên, những người không còn màng hay thích hợp với những gì mà thế giới bên ngoài dành tặng. Tôi vừa nể, vừa kinh sợ ông vì tôi đã từng nghe về những lúc ông nổi sân. Tôi chỉ đến tu viện thăm ông khi bị bắt buộc phải đi cùng với người lớn trong gia đình.

Tất cả những tình cảm này lần lượt tan biến trong tôi, khi tôi đã ở bên ông 10 ngày, và học thiền dưới sự hướng dẫn của ông, dầu lần đầu tiên tôi đến đó là do áp lực, chứ không phải do ý tôi muốn.

Tôi vừa nể, vừa kính sợ ông...

Tôi vừa nể, vừa kính sợ ông...

Tôi khám phá ra thầy Sayagyi U Ba Khin là người rất dễ mến. Ông giống như người cha đối với tôi. Tôi có thể hoàn toàn tự do thảo luận với ông bất cứ vấn đề gì mà tôi đối mặt, và chắc chắn là tôi không chỉ được ông lắng nghe thấu đáo, mà còn được ông giúp cho những lời khuyên hữu ích. Những cơn giận của ông mà người ta nói đến, chỉ là trên bề mặt, còn tận sâu thẳm trong ông chất chứa tình thương yêu không bờ bến. Giống như một lớp màng cứng nổi lên trên mặt chất lỏng. Lớp màng cứng thật cần thiết - đúng hơn rất quan trọng, đối với trách nhiệm mà ông phải đảm đương.

Bài liên quan

Chính tính cách cứng rắn đã giúp ông duy trì được giới luật nghiêm minh ở tu viện. Đôi khi các thiền sinh lợi dụng tình thương yêu của ông để lơ là việc tu học của họ ở tu viện. Họ lo đi dạo, nói chuyện phiếm với nhau, làm mất thời gian không chỉ của họ mà còn gây phiền nhiễu cho người khác. Trong những trường hợp như thế, đòi hỏi thầy Sayagyi phải rất cứng rắn để chỉnh đốn họ. Ngay cả khi giận, đó là cái giận vì thương. Vì ngài muốn cho các đệ tử của mình có thể học hỏi càng nhiều càng tốt trong thời gian ngắn nhất. Ngài cảm thấy những người học trò lơ đãng này đang lãng phí một cơ hội quý hiếm có thể không bao giờ đến với họ nữa, một cơ hội mà mỗi giây phút của nó thật quý giá vô cùng. Vì lợi ích của họ mà thầy mất kiên nhẫn.

Thầy rất rộng lượng. Thầy muốn chia sẻ với các đệ tử tất cả những hiểu biết của mình. Thầy quá sốt sắng trong việc trao truyền cho đệ tử kiến thức của mình, đến độ thầy không thấy mệt mỏi trong việc dạy dỗ họ. Ngài cho đi không điều kiện. Chỉ có khả năng tiếp thu của người đệ tử mới là yếu tố hạn chế của họ.

Ngài cũng rất kiên nhẫn trong việc dạy dỗ. Nếu có đệ tử nào trong quá trình lãnh hội, gặp khó khăn, ngài sẽ dùng thí dụ hay hình ảnh để giảng thật cặn kẽ. Nhưng ngài không thích nói quá nhiều. Ngài khuyến khích sự thực hành, và cho rằng chính sự trải nghiệm khi thực hành sẽ giải tỏa những vướng mắc trong giáo lý. Chỉ thảo luận lý thuyết không đưa ta đến nơi nào. Khía cạnh thực hành mới là quan trọng. Ngài chí lý xiết bao. Vì không chỉ trong pháp hành, mà ngay cả trong đời sống hàng ngày, việc làm cụ thể luôn có lợi hơn là nói suông.

Dầu bận rộn với bao công việc, ngài vẫn dành thời gian để chăm sóc vườn tược. Đó là thú tiêu khiển của ngài, vì ngài thích trồng hoa cùng cây kiểng. Nhờ thế tu viện phủ đầy một màu xanh thích mắt.

Bản thân ngài đầy năng lực làm việc. Ngài giữ sáu hay bảy nhiệm sở trong chính quyền với những trách nhiệm cao và còn tổ chức các khóa tu thiền trong thời gian rảnh rỗi. Do đó ngài không còn thời gian nào thực sự rảnh rỗi. Lúc nào cũng bận rộn. Ngài còn đầy các khả năng cống hiến ở cái tuổi mà người khác chỉ muốn nghỉ ngơi, sống an nhàn. Ngài tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong công việc của mình.

Nét đẹp và vẻ an tịnh mà ngài tạo ra ở tu viện luôn ở trong tâm trí tôi. Ngài đã dạy chúng tôi, dù già hay trẻ, những điều thật giá trị. Ngài là bậc thầy vĩ đại, và là người thật dễ mến.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Gia trì lực của Quan Âm thậm thâm vi diệu

Tổng hợp 15:42 23/05/2024

Ở trên thế gian nhiều đau khổ và lắm nạn tai thì tiếng cầu cứu vị Bồ-tát Quan Âm có hạnh nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh không thể nào nói cho hết.

Khi yên tĩnh, ta có cơ hội để nắm bắt sự thật về mình

Tổng hợp 16:00 10/11/2023

Chúng ta thường quên rằng sự yên tĩnh là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp ta cân bằng tinh thần. Chúng ta thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mất hướng trong cuộc sống. Sự yên tĩnh là một lời mời để ta dừng lại, để tìm kiếm sự cân bằng và bình an trong tâm hồn.

Khánh thành cầu Thiện Nguyện tại Sóc Trăng

Tổng hợp 10:38 20/03/2023

Sau một thời gian thi công, ngày 19/3/2023, cầu Thiện Nguyện (ấp Hòa Thượng, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đã được khánh thành đưa vào sử dụng.

Nghệ An: Chùa Lối đúc Đại Hồng Chung có trọng lượng 1 tấn 

Tổng hợp 09:58 27/02/2023

Sáng 26 - 2, tại chùa Lối, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã diễn ra  Đại lễ tưởng niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia (8-2 âm lịch), pháp hội Dược sư cầu quốc thái dân an  và đúc Đại  Hồng Chung.

Xem thêm