Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/10/2023, 13:33 PM

Hãy nhìn tâm Phật của mình

Đức Phật cũng rất bình đẳng, hết sức bình đẳng nên Ngài đã khẳng định chúng sinh đều có Phật tánh và cũng sẽ chứng đắc như Ngài, nếu quyết chí tu tập.

Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng Phật tử tại gia chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng phòng khách hay sân nhà để treo đèn kết hoa, treo cờ mừng ngày Phật giáng trần! Có hẻm được bà con khu phố tự nguyện mỗi nhà đóng góp ít tiền mua cờ bướm, mua đèn ngũ sắc kết giăng khắp xóm, từ trong ra ngoài. Ban đêm đèn rực đủ màu sắc trông rất vui mắt, ban ngày cờ bay phất phới trông rất oai nghiêm. Những năm vừa qua, Thầy Chân Tính ở chùa Hoằng Pháp phát động bà con Phật tử trong các ngõ xóm nên làm mô hình vườn Lâm-tỳ-ni đặt ở trước sân hay vỉa hè. Trong nhà, các bà nội trợ phân công con cháu lau chùi bàn thờ Phật, bàn thờ thần Tài, ông Táo… Các bà, các cô, các mẹ không quên sắm sửa hương hoa, chưng dọn bàn thờ trước rằm vài hôm, dặn dò con cháu sắp xếp thời gian để cả nhà cùng nhau đi chùa vào tối 13,14 và rằm.

Tất cả các hoạt động đó cũng nói lên sự ngưỡng mộ Đức Phật - Người dẫn dắt tâm linh cho chúng sinh. Nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài, nếu để ý kỹ hơn trong các lời chúc lành hay trong các thời pháp mà các bậc Tăng Ni, tôn túc muốn gởi đến hàng Phật tử chúng con đó là “hãy nhìn lại tâm Phật của mình” hay nói theo thế tục là “nghĩ Người để nhớ đến ta”, nghĩa là mỗi năm đến mùa Phật đản, hàng Phật tử đều đi chùa không phải chỉ để cầu khẩn sự an bình may mắn cho bản thân, cho gia quyến, mà còn là dịp để mình nhìn lại quá trình tu tập của mình trong suốt năm qua.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hiểu cuộc đời Đức Phật, hàng Phật tử không khỏi thán phục và hổ thẹn cho chính mình, bởi Đức Phật thị hiện trên thế gian này là một con người lịch sử, là một con người cũng do nhân duyên giả hợp, tứ đại tạo thành, nhưng do có ý chí nghị lực phi thường, Ngài đã chịu gian khổ tìm đường tu tập mất 5 năm tầm đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già mới giác ngộ và đã tìm ra chân lý cứu khổ chúng sinh. Trong khi đó, hàng đệ tử chúng con ngày nay đã có sẵn giáo pháp khai minh, đã được các hàng Tăng chúng dẫn đường, khai ngộ… ấy thế mà không chịu ngộ!

Phương tiện truyền bá giáo pháp thời Đức Phật rất thô sơ, đường sá giao thông hiểm trở, hệ thống thông tin liên lạc hầu như chưa thiết lập. Đức Phật và Tăng đoàn di chuyển chủ yếu bằng bộ hành, thuyết giảng trực tiếp tại chúng hội, hay do Tôn giả A-nan và các đại đệ tử của Ngài trùng tuyên lại. Ngày nay tiện nghi vật chất đầy đủ, giao thông nhanh chóng tiện lợi, các phương tiện thiện xảo truyền bá chánh pháp thì vô cùng phong phú, đáp ứng nhu cầu nghe pháp của Phật tử mọi lúc mọi nơi. Ấy thế mà không chịu ngộ!

Đức Phật cũng rất bình đẳng, hết sức bình đẳng nên Ngài đã khẳng định chúng sinh đều có Phật tánh và cũng sẽ chứng đắc như Ngài, nếu quyết chí tu tập. Nhưng bản ngã của chúng sinh rất lớn, nó là chất keo kết dính màng vô minh, do vậy cho dù có bao nhiêu phương tiện hỗ trợ, có biết bao Tăng đoàn tại thế ứng dụng rất nhiều phương pháp thiện xảo, mà con đường chứng đắc Thánh quả vẫn còn xa. Liên hệ thực tế, xu thế chung của xã hội loài người ngày nay, họ lấy tốc độ phát triển kinh tế làm thước đo cho sự tiến bộ của một quốc gia dân tộc, lấy sự phồn vinh vật chất nuôi lớn bản ngã hiếu dục của con người, nên đối với những ai có thói quen hưởng dục nhiều thì ý chí tu tập, tự thắng ma vương trong người ấy càng yếu đi.

Hiểu được điều này, mỗi năm vào dịp Phật đản, hàng Phật tử ôn lại cuộc đời Đức Phật để chúng con có dịp nhìn lại tâm Phật của mình năm nay so với năm trước, có bị cơ chế thị trường, cơ chế kích thích lòng hiếu dục của nhân loại tác động đến nhận thức và hành động của mình đến mức độ nào rồi! Bức màn vô minh trước mắt chúng con có mỏng đi hay bị chất kết dính ngũ dục làm cho dày thêm?

Từ suy nghĩ đó chúng con không ngừng tu tập, từng ngày từng giờ cố gắng sống trong chánh niệm, tỉnh thức và chuyên cần. Tất nhiên là trong sinh hoạt hằng ngày, trong công ăn việc làm của mình, dù là miếng cơm manh áo nó thôi thúc mình, nhưng hãy cảnh giác chính mình, đừng tạo chất keo dính mắc để cho màn vô minh ngày càng mỏng hơn. Có như thế thì con đường giải thoát giác ngộ mới được rút ngắn theo dòng đời của chúng con.                                                   

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta

Góc nhìn Phật tử 14:24 01/05/2024

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta. Trong pháp thiền quán này, người mẹ được chọn lựa để làm đối tượng tu tập vì nói chung đó là hình tượng mà người ta cảm thấy gần gũi nhất.

Người sống ở đời, thay đổi là điều không ai tránh khỏi

Góc nhìn Phật tử 11:00 01/05/2024

Những năm gần đây, tôi nhận ra mình thay đổi khá nhiều. Đầu tiên, tôi muốn mình trở nên độc lập hơn. Vì tôi hiểu trên đời này, không ai là vĩnh viễn của ai cả. Người khác tốt thế nào thì cũng là người khác, không thể giúp mình cả đời được.

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

Góc nhìn Phật tử 13:45 30/04/2024

Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm.

Kiếp người vốn vô thường

Góc nhìn Phật tử 11:30 30/04/2024

Một người nọ mỗi khi cầm một tờ báo là mở xem những trang cáo phó chia buồn trước nhất. Anh ta chăm chú đọc từng dòng trên trang cáo phó dù không hề quen biết với người đã mất.

Xem thêm