Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/01/2024, 13:08 PM

Hãy sống như ngày mai mình không còn

Chúng ta hãy sống như ngày mai mình không còn được sống nữa thì buông bỏ bớt phần nào tâm chấp trước, sẽ cảm nhận được thân tâm an lạc ngay trong giờ phút hiện tại và mọi người sống gần chúng ta cũng thấy sự an lạc.

Không hiểu sao cứ mỗi lần đọc hai câu thơ của nhà văn Ấn Độ Kahbi Gibran được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch ra tiếng Việt:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.

Ta được thêm ngày nữa để yêu thương”

Thì trong tôi cảm thấy tâm đắc vô cùng. Bởi vì, sáng sớm mỗi ngày chỉ cần chúng ta đọc lướt vài trang báo hay thông tin trên mạng, đài truyền hình; hoặc những chuyện xảy ra chung quanh mình bị bệnh tật, tai nạn chết chóc… thì chợt thấy cuộc đời vô thường ngắn ngủi vô cùng. Tổ Quy Sơn thường cảnh tỉnh hàng xuất gia: “Vô thường già bệnh không hẹn trước cùng người khi nào sẽ đến, sớm còn tối mất, chỉ trong sát na chuyển qua đời khác…”.

Thật vậy, là người con học Phật chúng ta phải luôn quán chiếu sự vô thường ập đến với mình bất cứ lúc nào thì mới buông bỏ được ‘cái tôi và của tôi’. Một khi buông bỏ được phần nào về ‘ngã chấp và pháp chấp’ thì chúng ta mới cảm nhận được hạnh phúc bình dị trong từng phút giây. Khi ấy, mỗi buổi sáng thức dậy chúng ta sẽ cảm nhận hạnh phúc đầu tiên là đôi mắt mình còn nhìn thấy mọi sự vật chung quanh; bởi vì có rất nhiều người suốt đời sống trong cảnh mù lòa tăm tối. Đôi tai chúng ta còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của mọi người, hay nghe tiếng chim hót líu lo trên cành; chúng ta chợt nghĩ đến cảnh những người tàn tật câm điếc, suốt cuộc đời sống trong cảnh bất hạnh không nói và không nghe được những điều ưa thích… Ngay trong giây phút hiện tại ấy chúng ta chợt thấy hạnh phúc tuy đơn sơ, bình dị nhưng quý giá vô cùng để làm chất liệu nuôi dưỡng thân tâm và sống một ngày được an lạc.

Một khi buông bỏ được phần nào về ‘ngã chấp và pháp chấp’ thì chúng ta mới cảm nhận được hạnh phúc bình dị trong từng phút giây.

Một khi buông bỏ được phần nào về ‘ngã chấp và pháp chấp’ thì chúng ta mới cảm nhận được hạnh phúc bình dị trong từng phút giây.

Thế nhưng xã hội ngày nay, phần đông mọi người sống chú trọng về danh lợi, vật chất, nên họ chạy đua với thời gian để kiếm tiền rồi hưởng thụ. Do đó, từ thành thị đến nông thôn ở đâu chúng ta cũng thấy các quán nhậu, vũ trường, khách sạn, cà phê, hát karaoke v.v… mọc lên tràn lan như nấm, người ăn chơi lúc nào cũng đông nghịt. Những chỗ cạm bẫy này dễ dàng lôi cuốn con người ta rơi vào cảnh ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt, gái gú, nghiện ngập hút chích… Có biết bao chàng trai, cô gái vì ham mê cờ bạc, ăn chơi, nhảy nhót mà đánh mất tương lai mình, sống say chết mộng không biết tương lai ngày mai mình sẽ làm gì để sinh sống? Để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội? Thật là uổng công cha mẹ nuôi nấng, thầy cô hết lòng dạy dỗ!

Cũng chính những nơi ăn chơi này xảy ra rất nhiều vụ án mạng đâm chém lẫn nhau. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đạo đức con người ngày càng suy thoái, cũng là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Riêng dân tộc Việt Nam vốn có hàng nghìn năm văn hiến; ông cha ta dạy con cháu sống hãy lấy chữ Nhân làm đầu, sống trọng tình nghĩa, biết khoan dung độ lượng, thương yêu mọi người khi họ gặp hoàn cảnh không may mắn.

Vậy mà lối sống ích kỷ, vô cảm của lớp tuổi trẻ ngày nay bất cứ nơi nào cũng thấy. Bởi vì cha mẹ sinh ra chỉ có một, hai con nên từ bé cho đến lớn, các bậc phụ huynh chăm lo cho con từng chút một; thậm chí con cái học đến cấp 3 mà chưa biết tự lo cho bản thân, tất cả mọi việc đều có cha mẹ làm hết; từ việc cơm ăn, nước uống dâng đến tận răng, cho đến việc giặt giũ quần áo, đưa đón đi học… Đây là nguyên nhân hình thành lối sống ích kỷ, vô cảm trong tâm hồn các em, ngay cả cha mẹ khi đau ốm các con cũng chẳng biết quan tâm. Do lối sống ích kỷ này mà khi các chùa mở khóa tu mùa hè dành cho học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh đã đăng ký cho con tu học rất đông. Thật đúng như ai đó đã nói:

Đời không đạo, đời vô liêm sỉ

Đạo không đời, đạo dạy cho ai!

Nhờ thời gian tu học ở chùa được nghe quý Thầy, Cô chỉ dạy Phật pháp giúp các em hiểu rõ về cuộc sống bị chi phối định luật vô thường, về công ơn cao cả của cha mẹ, nên sau khóa tu các em trở về nhà thay đổi hoàn toàn biết thương yêu kính quý cha mẹ. Bởi vì cùng trang lứa với các em có rất nhiều bạn sớm chịu cảnh mồ côi mất cả cha lẫn mẹ.

Hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta thường đi hộ niệm nên chứng kiến cảnh người người sắp chết rất nhiều. Đây cũng là cơ hội chúng ta quán cảnh vô thường, mạng người sống mong manh để mình trân trọng những tháng ngày sống bên người thân, sẽ bớt giận hờn gây gổ làm đau khổ cho nhau. Chính vì thế, trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 38, đức Phật dạy người biết mạng người sống trong hơi thở là hiểu đạo. Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ, đức Phật kể câu chuyện Đàn Bò Vô Tri rất sâu sắc:

Thuở xưa, Đức Phật ở tại Tinh xá Trúc Lâm gần thành Vương Xá. Một hôm, Thế Tôn cùng các đệ tử vào thành thọ trai, thuyết pháp. Khi đã thuyết pháp xong, lúc đó là buổi quá trưa, Ngài cùng đệ tử ra khỏi thành về lại tinh xá. Ở giữa đường, Ngài gặp một người đang lùa một đàn bò đông đúc trở lại vào thành. Các con bò đã được cho ăn no nê nên béo phì. Chúng nhảy cẫng lên và húc chạm lẫn nhau kêu rống. Thấy vậy, Ngài liền nói bài kệ:

“Người cầm roi trong tay.

Chăn bò mập giết ngay.

Người nuôi thân mập khỏe.

Già chết đến nào hay…”

Khi về đến tinh xá, đức Phật bảo Tôn giả A Nan cùng đại chúng rằng: “Đàn bò của người đồ tể vừa rồi vốn cả nghìn con. Mỗi ngày, ông ta đều sai người lùa bò ra ngoài thành tìm nơi nước trong, cỏ non để đàn bò ăn cho mập mạp, rồi mỗi ngày chọn một con to mập nhất đem ra làm thịt. Đến nay số bò bị giết đã hơn một nửa, nhưng những con bò còn lại không hề hay biết, chúng vẫn giành ăn húc nhau, chạy nhảy kêu rống.” Này A Nan! Đâu phải chỉ có đàn bò như vậy, mà con người cũng như thế. Họ cứ mãi chấp chặt vào ‘cái tôi’ không hiểu lý vô thường, tham đắm vào năm dục, nuôi dưỡng thân xác, thỏa mãn tâm ý, tàn hại lẫn nhau. Khi vô thường ập đến thì mù mịt chẳng hay, khác nào đàn bò kia.

Chúng ta hãy sống như ngày mai mình không còn được sống nữa thì buông bỏ bớt phần nào tâm chấp trước, sẽ cảm nhận được thân tâm an lạc ngay trong giờ phút hiện tại và mọi người sống gần chúng ta cũng thấy sự an lạc. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm ơn cuộc đời đã cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa!

Tôi xin mượn bốn câu thơ của tác giả Huỳnh Hồng để kết thúc bài viết, cũng là sách tấn mình trên bước đường học đạo và hành đạo:

“Đời người như áng phù vân.

Sáng còn tối mất, lựa lần mà chi.

Đi theo đuốc lửa từ bi.

Mơ về cõi Phật, lánh xa bụi trần.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Góc nhìn Phật tử 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Góc nhìn Phật tử 12:10 27/04/2024

Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ-tát Thích Quảng Đức đều kể rằng Bồ-tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Xem thêm