Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/01/2019, 11:22 AM

Hé lộ về Trư Bát Giới và những điều thú vị trong Tây Du Ký

Trư Bát Giới là một nhân vật đặc biệt. Xét về phương diện hàng yêu phục ma, Trư Bát Giới không bao giờ đánh thắng yêu quái, may mắn lắm là hòa, thậm chí có trận gần thắng thì lại hết hơi nên… rốt cục thua. Tuy nhiên về tính cách, Trư Bát Giới có nhiều điều thú vị, chân thật và rất đáng yêu.

> PHẬT GIÁO THƯỜNG THỨC

Trư Bát Giới trong Tây Du Ký là nhân vật lắm tài, nhiều tật.

Trư Bát Giới trong Tây Du Ký là nhân vật lắm tài, nhiều tật.

Bài liên quan

Bộ phim Tây Du Ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, ra mắt công chúng năm 1986  và để lại ấn tượng với 5 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.

Trong Tây Du Ký, Thiên Bồng Nguyên Soái bởi vì say rượu, chọc ghẹo Hằng Nga nên đã bị Ngọc Hoàng trục xuất khỏi Thiên giới, đến nhân gian đầu thai thành người có dung mạo như heo. Sau khi hạ phàm, Thiên Bồng Nguyên Soái lúc này được Đường Tăng đặt tên là Trư Bát Giới. Trư Bát Giới toàn thân đều mang khuyết điểm và tật xấu nhưng cuối cùng cũng tu thành chính quả, được Phật Như Lai phong làm "Tịnh Đàn Sứ Giả". 

Đặc biệt, trong suốt chặng đường đến Tây Trúc, nhân vật Trư Bát Giới đã gây cho người xem các trận cười thoải mái cũng như sự hồi hộp, lòng cảm mến trước những đức tính đáng yêu. Đó là hình tượng một anh nông dân với những cách nghĩ, cách hành xử rất... chất phác, dù dưới cái lốt hòa thượng và đi đến tận Lôi Âm để diện kiến Phật tổ.

Vì sao Trư Bát Giới mỗi lần Đường Tăng gặp nạn đều đòi về nhà

Vợ chồng Cao Lão Thái có 3 người con gái và Thúy Lan là út. Khi thầy trò Đường Tăng - Tôn Ngộ Không gặp Trư Bát Giới ở Cao Lão Trang thì y đã có một gia đình, hàng ngày làm lụng rất chăm chỉ "xới đất khơi cừ, khuân ngói gánh gạch, cấy ruộng bừa nương, gieo mạ cấy lúa, sinh cơ lập nghiệp...". Tôn Ngộ Không đã có lời khen trước mặt Cao Lão - bố vợ của Trư rằng "Y tuy dạ dày to, có ăn mất của ông một ít cơm nước nhưng cũng làm được cho ông rất nhiều việc tốt. Mấy năm trời ông kiếm được bao nhiêu tiền đều nhờ vào sức y cả, y chưa từng ăn hại...".

Trư Bát Giới rất yêu thương Thúy Lan, chăm chút, khiến cho "thân nàng mình mặc áo gấm tay đeo xuyến vàng, bốn mùa có hoa quả hưởng dụng, tám tiết thừa rau dưa nấu nướng...". Không chỉ có vợ mà Trư còn có con. Ngày Trư chia tay gia đình vợ để đi làm hòa thượng thì Cao Thúy Lan có thai. Cuộc mang thai dài dằng dặc đúng mười bốn năm trời. Ngày Trư thành chính quả, được Phật tổ Như Lai phong cho chức Tịnh đàn Sứ giả thì vợ y mới chuyển dạ, sinh một đứa con trai đặt tên là Trư Thủ Chuyết. Thủ Chuyết sau này đã bảo hộ nhà sư Đại Điên cũng của Trung Quốc sang Tây Trúc cầu Chân Giải cho bộ Chân Kinh mà bố y đã góp phần bảo hộ Đường Tăng đi cầu được.

Dù theo sư phụ Đường Tăng đi thỉnh kinh nhưng lòng Trư Bát Giới vẫn nặng trĩu chuyện vợ con, y dặn bố vợ "trông nom nhà con cẩn thận, hễ lấy không được kinh, con lại hoàn tục về nhà làm ăn như trước...". Có lẽ chính vì lý do này mà mỗi khi Đường Tăng gặp nạn, Trư Bát Giới đều "thừa nước đục thả câu", chuyên bàn lùi và nằng nặc đòi về nhà. 

Trư Bát Giới rất chăm chút cho Thúy Lan.

Trư Bát Giới rất chăm chút cho Thúy Lan.

Bài liên quan

Trư Bát Giới là nhân vật điển hình cho dục vọng

Ngô Thừa Ân khi sáng tạo ra 5 học trò của Đường Tam Tạng đã khéo léo lồng vào đó hình ảnh tâm thức một con người. 5 thầy trò tượng trưng cho 5 thuộc tính của tâm hồn: Đường Tăng tiêu biểu cho vị tha, nhân ái; Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ; Sa Tăng thể hiện tính nhẫn nại; Tiểu Bạch Long cần cù; còn Trư Bát Giới điển hình cho dục vọng. 8 dục vọng mà Bát Giới đã hành bao gồm:

1. Tham ăn

Bởi vì tham ăn nên trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã gặp rất nhiều phiền toái, vô cùng nguy hiểm. Nếu không có sự ngăn cản, trợ giúp của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sớm đã trở thành “món ngon” trong miệng bầy yêu quái.

Trong đoạn Trư Bát Giới ăn dưa hấu, tính tham ăn của Trư Bát Giới biểu hiện rõ nhất. Sau này, Trư Bát Giới từng bước từng bước từ bỏ tật xấu này.

2. Háo sắc

Khi bắt đầu bước trên hành trình đến Tây Thiên lấy kinh, Trư Bát Giới hễ nhìn thấy mỹ nữ là lập tức mọi người “tìm không ra” nữa, không còn phân biệt được người hay yêu quái nên đã nhiều lần bị nguy hiểm. Về sau này, nhờ sự dạy bảo của Đường Tăng, sự trêu đùa có thiện ý của Tôn Ngộ Không và Sa Tăng, tính háo sắc này của Trư Bát Giới mới được giảm bớt đi.

Trư Bát Giới háo sắc, nhiều lần bị yêu quái hãm hại.

Trư Bát Giới háo sắc, nhiều lần bị yêu quái hãm hại.

Bài liên quan

3. Tham của

Trên đường đi lấy kinh, mỗi khi gặp yêu quái ngăn trở, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không có kế thì Trư Bát Giới luôn áng chừng phần của cải của mình trong đoàn và nhớ kỹ rồi sau đó chạy lấy người. Dưới sự ra sức “mắng nhiếc” của Tôn Ngộ Không và lời khiển trách của Sa Tăng thì ý niệm phân chia tài sản trong đầu Trư Bát Giới mới dần dần mất đi.

4. Ghen ghét, đố kỵ người tài

Trư Bát Giới luôn là người châm ngòi ly gián, ngấm ngầm đả kích Tôn Ngộ Không. Sư phụ Đường Tăng trong lòng ít nhiều cũng hiểu rõ, Ngộ Không và Ngộ Tĩnh nhiều lần tố giác, khiển trách đúng lúc mới khiến cho “âm mưu” của Trư Bát Giới lần lượt thất bại. Dần dần, Trư Bát Giới đã vượt qua được khuyết điểm “lợi cho địch, hại cho bản thân” này, khiến cho bản thân mình hoàn toàn dung nhập, hỗ trợ sư huynh, sư đệ hoàn thành sư mệnh.

5. Giả dối, lừa gạt

Trư Bát Giới đã có rất nhiều lần làm chuyện lừa gạt, dối trá. Đứng trước hành vi không tốt này, Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng phép biến hóa của mình để kịp thời vạch trần và uốn nắn cho Trư Bát Giới. Điều này dần dần giúp Trư Bát Giới vứt bỏ “giả” mà theo “thật”, không bao giờ làm giả nữa.

6. Nhàn hạ

Khi Tôn Ngộ Không bị đuổi đi, Trư Bát Giới vì tham ngủ nên đã làm hại Đường Tăng bị yêu quái bắt vào huyệt động. Không những thế, nhiều lần trên đường đi xin đồ ăn, Trư Bát Giới lại trốn ở trong rừng cây mà ngủ ngon. Mỗi lần bắt gặp Bát Giới lười biếng, Ngộ Không lại biến thành những con côn trùng nhỏ để trêu cợt và cảnh giới. Hoặc là Ngộ Không sẽ tự mình làm trước, giúp Trư Bát Giới nhìn thấy mà làm theo. Cứ như vậy, khiến cho Trư Bát Giới xấu hổ, không dám lười biếng nữa.

7. Sợ khổ, sợ khó

Trư Bát Giới và sư huynh Tôn Ngộ Không.

Trư Bát Giới và sư huynh Tôn Ngộ Không.

Trên đường đi lấy kinh, núi cao, nước sâu lại có vô vàn khổ nạn giữa đường. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc. Những lúc ấy, Đường Tăng, Ngộ Không và Sa Tăng đều khai thông, khuyến khích, khích lệ Trư Bát Giới, tăng cường tín tâm. Cuối cùng, Trư Bát Giới cũng cam tâm tình nguyện hết lòng cho sứ mệnh của mình và hoàn toàn thoát ra khỏi loại tình cảm sợ hãi ấy.

8. Tham công lao

Trư Bát Giới có công phu không cao, mỗi lần gặp yêu quái thì thực sự rất ít khi giao chiến mà thường thường là chạy trốn, nhiều nhất cũng là “vừa đánh vừa lui”. Nhưng Trư Bát Giới lại có tính tham công lao, luôn lấy công lao của người khác ghi tạc thành công lao của bản thân, hướng đến Sư phụ tranh công. Nhờ sự kiên nhẫn giúp đỡ của Đường Tăng và sư huynh, sư đệ mà cuối cùng Trư Bát Giới cũng vượt qua được khuyết điểm này.

Tóm lại, những dục vọng của Bát Giới đôi khi làm thầy trò Đường Tăng khốn khổ. Ở đây ta thấy được một phép ẩn dụ đầy thâm ý: sức mạnh và trí tuệ khi quá thịnh dễ dẫn đến kiêu ngạo, chỉ có lòng khoan dung, nhân ái mới kìm chế lại được và để biết khi nào kìm chế lại thì phải cần một chút dục vọng mách bảo. Dục vọng của Bát Giới mách bảo lòng khoan dung, nhân ái ở Ngộ Không và những huynh đệ khác. 

Dục vọng của Bát Giới không bị Phật Tổ xóa bỏ, mà được hướng vào con đường lành mạnh

Trư Bát Giới chỉ đi thỉnh kinh nhưng không thành Phật.

Trư Bát Giới chỉ đi thỉnh kinh nhưng không thành Phật.

Bài liên quan

Hành trình thỉnh kinh thực chất là một quá trình tự hoàn thiện của con người qua thử thách. Đường Tăng giác ngộ, Ngộ Không đã được thỏa mãn làm Đấu chiến thắng Phật, Sa tăng làm La hán, Bạch Long về lại lốt rồng. Riêng trường hợp của Trư Bát Giới lại hơi đặc biệt, theo lý thì Phật tổ phải cải tạo Bát Giới bỏ bớt dục vọng nhưng ngược lại, chức danh "Tịnh đàn sứ giả", phụ trách việc tiếp nhận đồ ăn thức uống của tín đồ đối với Bát Giới chẳng khác nào mỡ treo miệng mèo.

Thậm chí khi nghe phong chức Bát Giới tỏ vẻ thất vọng, Phật tổ phải nhấn mạnh là chức này “có ăn” lắm, bác Trư nhà ta mới tươi lên lại. Ở đây thâm ý của tác giả quá rõ ràng, hoàn thiện một con người không phải là xóa bỏ cái tâm dục vọng mà hướng cái tâm đó vào con đường lành mạnh.

*

Vậy rốt lại, Trư Bát Giới có vai trò gì trong đoàn thỉnh kinh? Cứ thử tưởng tượng con người có nhân ái, có sức mạnh, có nhẫn nại, có cần cù nhưng lại chẳng có chút dục vọng nào, chẳng có lấy một ham muốn nào. Đó có thể là một cái gì cao cả, vĩ đại, rất siêu việt nhưng chắc chắn không phải là con người như ta thường thấy. Chính vì thế, ở một khía cạnh nào đó có thể khẳng định Trư Bát Giới là nhân vật đã đem lại tính gần gũi cho câu chuyện thần thoại Tây Du Ký. Trư Bát Giới là nhân vật phức tạp nhất và do vậy, y cũng là nhân vật nhiều chất "người" nhất, kể cả tính tốt lẫn tính xấu và là nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm