Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những điều bí ẩn của Tây Lương Nữ Quốc và vị nữ vương đem lòng yêu Đường Tăng trong Tây Du Ký

Tây Lương Nữ Quốc, hay còn được biết đến với tên gọi Nữ Nhi Quốc là một trong 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh. Vậy những điều bí ẩn của Tây Lương Nữ Quốc là gì, Đường Tăng đã vượt qua cám dỗ của sắc dục ở đây ra sao? Hãy cùng khám phá.

Tây Lương Nữ Quốc mang trong mình một lời nguyền diệt vong khi Đường Tăng đến

Bài liên quan

Tây Du Ký là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.

Đặc biệt trong truyện Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng trên con đường gian nan thỉnh kinh không chỉ phải đối phó với yêu quái, tà ma mà còn phải bước chịu đựng cám dỗ về nhục dục ái tình và quyền lực khi vô tình viếng thăm Tây Lương Nữ Quốc, một quốc gia bí ẩn. Ở Tây Lương Nữ Quốc, đàn ông là giống sinh vật không tồn tại. Phụ nữ tự mình mang thai bằng cách uống nước sông Mẫu Tử, họ đời đời chỉ sinh con gái. Phụ nữ làm mọi việc, từ làm nông nghiệp đến buôn bán, từ xây dựng đến chiến đấu bảo vệ đất nước. Sự thiện chiến của họ gợi liên tưởng đến bộ tộc các nữ chiến binh Amazon trong bom tấn Wonder Woman.

Ở đây có rất nhiều gái đẹp và được lãnh đạo bởi một nữ hoàng nghiêng nước nghiêng thành, tuyệt sắc giai nhân. Sở dĩ, Nữ Nhi Quốc có thái độ thù hận đầy cực đoan đối với đàn ông là do bắt nguồn từ bi kịch của người sáng lập là một phụ nữ bị bỏ rơi. Vị tổ tiên này răn dạy con cháu mình rằng đàn ông là thuốc độc, đàn ông sẽ gieo rắc loại bệnh vô phương cứu chữa có tên gọi “tình yêu”, và đàn ông hễ xuất hiện là phải bị xử tử để trừ hậu họa. 

Tuy nhiên, những người phụ nữ ở đây vẫn sống bình thường giản dị, khát khao tình cảm và nhu cầu như bao người khác. Thế nên khi thầy trò Đường Tăng đi qua, họ cũng lan tỏa đam mê và mong muốn chinh phục như lẽ thường. Đặc biệt, “Nữ Nhi quốc” mang trên mình một lời nguyền diệt vong khi có một vị hoà thượng từ Đông Thổ Đại Đường đến và làm Nữ Vương rung động.

Mối tình ngang trái giữa Đường Tăng và Tây Lương Nữ Vương

Nữ vương của Tây Lương Nữ Quốc là một người "nhan sắc như tiên, má đào da tuyết" đã phải lòng Đường Tăng ngay từ lần đầu gặp mặt, tỏ lòng mong muốn được sánh duyên, lại còn muốn nhường ngôi cho Đường Tăng làm Vua và mình làm Hoàng Hậu. Do vậy, Nữ Vương còn đề nghị cho phí lộ để ba huynh đệ Tôn Ngộ Không lên đường thỉnh kinh, khi quay về sẽ được trọng thưởng.

Trong câu chuyện này, tác giả Ngô Thừa Ân quả thật đã gửi gắm rất nhiều những triết lý thú vị về cuộc sống và tình yêu. Tây Lương Nữ Quốc - một đất nước của những người phụ nữ sống tách biệt với thế giới, đã đứng vững qua nhiều tháng, nhiều năm, lại có thể sụp đổ bất cứ lúc nào chỉ vì sự xuất hiện của một người đàn ông dù cho người này chỉ là hòa thượng. Một nữ vương sẵn sàng rời bỏ ngai vàng, quyền lực để đi theo một nhà sư mà không cần danh phận gì. Người phụ nữ nào khi yêu cũng là một vương quốc như thế, mang trong mình một quyết tâm đánh đổi như thế. 

Khi hai người lênh đênh trên Biển Khổ, nàng đã hỏi Đường Tăng thế giới bên ngoài ra sao. “Ở đó mỗi người cũng như chúng ta bây giờ vậy, đều trôi dạt” – đó là cách Đường Tăng hình dung về nỗi khổ của chúng sinh. Vị tín đồ của Như Lai tin rằng, chỉ cần lấy được chân kinh, là có thể giúp tiêu trừ những bất hạnh của con người.

Bài liên quan

Nữ Vương nảy sinh tình cảm của Đường Tăng ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng cô lại không biết tình yêu là gì, thế nên nghĩ rằng mình mắc bệnh nan y, với triệu chứng tương tư khó chữa. Tình yêu đầy ngang trái khi đứng giữa một Nữ Vương chưa từng biết yêu sẽ phải đối diện với cảm xúc rung động của mình như thế nào và một kẻ xuất gia như Đường Tăng rung động trước Nữ Vương. Cả hai đều mang trên vai trọng trách rất to lớn của đại sự, một bên là phổ độ chúng sinh, một bên là trị vì vương quốc, nhưng lỡ sa vào lưới tình thì phải chọn điều gì để tiếp tục?

Quốc Sư và Hà Thần là hai người cản trở tình yêu trong sáng của Nữ Vương với Đường Tăng. Nữ Quốc Sư cảnh báo cô rằng tất cả đàn ông đều là sinh vật độc hại, nên ra lệnh giết chết Đường Tăng cùng đồng bọn. Hà Thần bị lãng quên nên nổi cơn thịnh nộ, làm ngập toàn bộ quốc và muốn hủy diệt tất cả mọi thứ. 

Độc giả hồi hộp liệu Đường Tăng sẽ quyết định làm gì khi đứng giữa tình yêu cá nhân hay cứu toàn bộ chúng sinh, làm sao để “không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng”. Đại Thánh Tôn Ngộ Không sẽ chiến đấu như thế nào để chinh phục được Hà Thần, giải cứu sư phụ và anh em của mình ra khỏi rắc rối của tình yêu.

Vẻ đẹp của Tây Lương Nữ Vương si tình, quyến rũ

Nhan sắc của Tây Lương Nữ Vương nghiêng nước nghiêng thành.

Nhan sắc của Tây Lương Nữ Vương nghiêng nước nghiêng thành.

Bài liên quan

Ở Nữ Nhi Quốc, khán giả được chiêm ngưỡng nét đẹp thanh khiết, ngây thơ nhưng cũng đầy chiều sâu của Nữ Vương. Tây Lương Nữ Vương đã yêu Đường Tăng từ cái nhìn đầu tiên khi gặp Đường Tăng rơi từ độ cao ngàn trượng xuống vách núi cao dựng đứng, khiến cô cũng rơi theo. “Ngươi là…đàn ông hả?”, cô tò mò hỏi. “Chẳng lẽ…ta…không giống?”, Đường Tăng đáp, giọng điệu ngập ngừng, nghi ngờ bản thân. Tiếp xúc giữa Đường Tăng và Nữ Vương còn chưa đến mức chạm tay, thân mật nhất cũng chỉ là nàng kéo nhẹ ống tay áo Đường Tăng hay cưỡi chung một yên ngựa, còn lại hầu hết là trao nhau ánh nhìn vừa day dứt vừa cam chịu.

Kết phim không nằm ngoài dự đoán của khán giả: Đường Tăng tiếp tục lên đường đi Tây Thiên, quyết lấy chân kinh về phổ độ nhân thế, hẹn người thương ở kiếp sau. Nữ vương bị buộc trở về với phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ phương Đông -  là phải tôn trọng chí lớn của người đàn ông nàng yêu, bao dung và thấu hiểu để động viên anh ta yên tâm ra đi. Nàng chính là nhân tố thúc đẩy giúp Đường Tăng vượt qua ải nữ nhi - một kiếp nạn Phật tổ sắp sẵn cho đệ tử của mình. Chân lý “Phía sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng một người phụ nữ” quả nhiên không bao giờ sai!

Ngô Thừa Ân đã rất tinh tế khi xây dựng quan hệ giữa hai nhân vật này để diễn tả bản chất tình yêu là vậy, luôn mang đến sự ngang trái, và vượt qua tình yêu vẫn là kiếp nạn khổ sở nhất của mỗi người:

“Trên đời hai ngả khó lưỡng toàn,

Không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng

Tâm phàm sám hối, hại thanh tu

Chưa bao giờ được thông suốt như vậy,

Mệnh riêng ta khổ, thỉnh Tây kinh

Cớ sao sinh nàng hồng nhan khuynh thành

Làm sao xóa được hình bóng nàng đây

Giống như là phải, tự quên tên họ mình.”

Khi Đường Tăng ra khỏi Nữ Quốc, ông bị yêu tinh bọ cạp bắt. Và đến cả Tôn Ngộ Không cũng bị yêu tinh bọ cạp đốt, dùng tiếng đàn tì bà khiến đầu óc đau nhói. Bát Giới là người thế thân xung trận nhưng vừa lâm trận, Bát Giới cũng bị tiếng đàn của Bọ cạp tinh làm cho hoa mắt, chóng mặt. Khi tiếp cận được đối phương, Bát Giới lại bị vẻ đẹp của yêu nữ làm cho mê mẩn và tiến lại gần buông lời tán tỉnh. Ngay lập tức bị Bọ cạp tinh dùng phép khiến trán sưng vù, đau đớn. Điều này minh chứng một thực tế là sắc dục dù là những gì đẹp đẽ và dịu dàng bề ngoài, nhưng thực sự nó cũng như chất độc của bọ cạp. Dù một người có mạnh mẽ đến mấy, thì cũng sẽ bị đốt.

*

Bài liên quan

Người tu luyện phải vượt qua cám dỗ của sắc dục, điều mà cả hai giới nam, nữ đều sẽ gặp phải. Trong quá trình tu luyện, mỗi người sẽ đối mặt với những khảo nghiệm và khổ nạn. Sự nguy hại của sắc dục là rất nghiêm trọng và có thể làm xói mòn ý chí người tu. Đặc biệt, nếu dính dáng tới tình cảm thế gian, thì người tu sẽ bị tiêu hao nhiều sinh lực và có thể còn bị rớt xuống “động không đáy”.

Để vượt qua vấn đề sắc dục, người tu luyện trước nhất phải có một tư tưởng dẫn đường. Nếu người tu có thể giữ chính niệm, vấn đề sắc dục sẽ được giải quyết. Cũng có khi, sư phụ hoặc những vị thần cũng sẽ chìa tay ra cứu giúp. 

Trong Tây Du Ký, Tây Vương Nữ Quốc là kiếp nạn của con người đối với thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên, Tam Tạng đã vượt qua cám dỗ, không màng sắc dục, công danh để tiếp tục quá trình tu luyện, giữ vững bản ngã để hoàn thành hành trình thỉnh kinh. Còn đối với các đệ tử của Đường Tăng, đó như một thử thách để nhắc họ cần phải giữ vững lòng tin, có sự quyết tâm hướng đến con đường đã chọn.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Phật giáo thường thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Phật giáo thường thức 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Phật giáo thường thức 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Phật giáo thường thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Xem thêm