Thứ sáu, 04/01/2019, 08:51 AM

Hiểu biết về hành trình hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo

Vượt qua tâm lý sợ hãi và nhiều rào cản từ gia đình, xã hội, nhiều người đã tình nguyện hiến tạng sau khi từ giã cõi đời. Việc hiểu rõ hành trình hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo sẽ giúp chúng ta đối diện giây phút cuối đời với tâm bình an, để có thể tái sinh vào những cõi an lành.

Hiến tạng thế nào cho đúng?

Hiến tạng cứu người: Chuyện không của riêng ai.

Hiến tạng cứu người: Chuyện không của riêng ai.

Bài liên quan

Mới đây, vào ngày đầu tiên của năm mới 2019, Bệnh viện Mắt trung ương đã tiến hành ca ghép giác mạc mà bé M.R hiến tặng cho một thanh niên 20 tuổi ở Thanh Hóa. Nam thanh niên này bị chứng loạn dưỡng giác mạc cả hai mắt, nhìn rất mờ. Theo một bác sĩ tham gia ca ghép, hiện nay mắt bệnh nhân này đang dần hồi phục và đã bắt đầu có thể thấy lại ánh sáng, sau nhiều năm trước mắt chỉ toàn một màu đen. Đầu tuần tới, một ca ghép tương tự cũng sẽ được thực hiện, cho một người bệnh nữa cũng ở độ tuổi 20 và cũng bị loạn dưỡng giác mạc. Điều đặc biệt là, giác mạc của hai bệnh nhân này được hiến tặng bởi một bé trai mới 4 tuổi, đã qua đời vào đúng ngày sinh nhật của mình. Bé trai ở Phú Thọ, người nhỏ tuổi nhất hiến giác mạc tại Việt Nam giúp 2 người nhìn thấy ánh sáng trở thành một ngọn lửa yêu thương được lan tỏa mạnh mẽ.

Những người hiến tạng cùng có chung một mục đích để duy trì sự sống cho những người mắc bệnh cần được ghép tạng. Mặc dù vậy, số người hiến tạng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với số lượng người cần được ghép tạng. Để cải thiện tình trạng này, mọi người cần có cái nhìn đúng đắn hơn về việc hiến tạng cũng như những đối tượng hoàn toàn có thể hiến tạng nhân đạo.

1. Thời điểm hiến tạng

Phật giáo quan niệm chết lâm sàng với các biểu hiện như tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa thường là sau 8 giờ, đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết. Bởi khi thần thức chưa ra khỏi xác thân mà có những can thiệp, tác động khiến người chết không vừa ý, hoặc đau đớn thì thần thức khởi phiền não, oán giận, hình thành cận tử nghiệp xấu, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh.

Thường thì người Phật tử có tâm nguyện hiến xác sau khi chết lâm sàng khoảng 8 giờ, thân nhân mới báo tin cho các cơ quan hữu quan đến nhận xác. Sự chậm trễ này là có chủ ý, sẽ giữ cho thần thức an tịnh ra khỏi xác thân, tránh tạo ra cận tử nghiệp xấu cho người chết. Tuy nhiên, sự trì hoãn này khá bất lợi cho bên cơ quan nhận xác vì nhận xác càng sớm sẽ bảo quản tốt và dễ hơn.

Hiến xác là cho/tặng cả xác thân để phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành giải phẫu. Hiến tạng là cho/tặng một số cơ phận nội tạng, mô như gan, thận, giác mạc... để cấy ghép cho người bệnh đang rất cần. Hiến tạng khác hiến xác ở chỗ là phải thực hiện ngay sau khi chết não, không được chậm trễ. Như vậy, theo Phật giáo, những Phật tử nào mang tâm nguyện thí xả cao cả, chí nguyện thật kiên cường, làm chủ cận tử nghiệp bất động như tâm nguyện Bồ tát mới có thể hiến tạng để mình và người đều được lợi ích. Tuy nhiên, nếu thiếu hiểu biết và không tự lượng sức để tạo cận tử nghiệp xấu thì chưa hẳn là điều hay. 

2. Người khỏe mạnh hiến một phần tạng

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của nước ta đã quy định bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc hiến sau khi chết, chết não và hiến xác. Chính vì vậy mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể hiến tạng. Trên thực tế, trường hợp hiến tạng sống chủ yếu diễn ra khi người thân trong gia đình cần được ghép tạng.

3. Mỗi bộ phận nội tạng được trao đi là một món quà vô giá cho sự sống

Một ca phẫu thuật lấy tim, gan của một người chết não có nguyện vọng hiến tạng cứu người.

Một ca phẫu thuật lấy tim, gan của một người chết não có nguyện vọng hiến tạng cứu người.

Tuy nhiên, có một số bộ phận có thể hiến tặng khi còn sống mà người hiến tặng vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống thường ngày sau khi hiến đó là thận và gan. Thận của chúng ta vẫn có thể hoạt động được đầy đủ chức năng với chỉ 1 bên thận. Trong khi đó gan có thể tái tạo sau khi cắt đi 1 phần, tuy nhiên không thể đạt được thể tích giống như khi chưa cắt. Thường gan tái sinh khoảng 60% so với thể tích ban đầu. Chính nhờ sự kỳ diệu đó mà dường như việc hiến tạng sống đang dần được nhiều người tình nguyện. Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh nếu không hiến tạng sống thì có thể đăng ký hiến tạng sau khi chết não hay qua đời.

4. Người bị bệnh hiểm nghèo cũng có thể hiến tạng khi qua đời

Những người bệnh như ung thư hay đã từng điều trị bệnh ung thư cũng có thể đăng ký hiến tạng hoặc mô sau khi qua đời. Chúng ta không nên nghĩ rằng việc bị bệnh thì không thể hiến tạng nhân đạo. Giác mạc thường là bộ phận được hiến từ những đối tượng có bệnh hiểm nghèo sau quá trình điều trị kéo dài nhưng không thể cứu được sự sống.

5. Một bộ phận tạng được hiến là một sự sống con người sẽ tiếp tục được tồn tại

Việc những người mắc bệnh đồng ý hiến tạng sau khi qua đời thật sự có ý nghĩa biết bao. Dù cuộc đời của họ không may mắn nhưng trước khi chết vẫn có thể làm được việc tốt cứu người. Đây sẽ làm niềm an ủi lớn lao cho những trường hợp bệnh vô phương cứu chữa.

6. Người không may bị tai nạn chết não, chết tim là đối tượng quan trọng cho việc hiến tạng

Hàng ngày, các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai nạn cấp cứu trong tình trạng chết não, chết tim. Nhưng số trường hợp gia đình đồng ý cho người thân vừa qua đời để hiến tạng thật sự rất ít. Nếu người mất đã đăng ký hiến tạng tự nguyện sau khi chết và cả gia đình cũng biết điều đó thì sẽ dễ dàng hơn cho bệnh viện trong việc đề xuất với gia đình để hiến tạng người mất nhằm mục đích nhân văn cao cả là cứu người. Cuộc đời của người đã mất dù có thể ngắn ngủi nhưng việc hiến tạng cứu người sẽ khiến cho cuộc đời của họ ý nghĩa hơn rất nhiều.

Bài liên quan

Hiến tạng thế nào cho an lạc?

Những người không may qua đời có thể hiến tạng để cứu sống một người bệnh nguy kịch.

Những người không may qua đời có thể hiến tạng để cứu sống một người bệnh nguy kịch.

Từ trước đến nay, khi nhắc đến việc mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác, nhiều người ái ngại do quan niệm khi chết cần phải lành lặn và đầy đủ các cơ phận. Việc yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Một phần họ chịu ảnh hưởng lâu đời của văn hóa địa táng khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ.

Bằng cách áp dụng triết lý Phật giáo, người Phật tử có quan niệm về sống chết nhẹ nhàng hơn. Theo nhà Phật, mỗi con người được chia gồm hai phần, thân thể được gọi là sắc uẩn và tâm thức còn được gọi là thọ, tưởng, hành hay thức uẩn. Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại thì trả về cho đất, nước, gió, lửa; nơi mà nó sinh ra. Thân người chết hay xác chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng và thiêu, rải tro cốt, kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

Bài liên quan

Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, không sợ hãi. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng.

Vào thời điểm khi Đức Phật đề cập đến sự khích lệ, bố thí nội tài thì nhiều người không hiểu là Ngài nói đến điều gì, vì khi đó y học chưa tiến bộ như ngày nay. Khi y học phát triển thì tầm nhìn của Đức Phật về khích lệ lòng nhân ái mang lại sự sống là rất sâu sắc. Do đó những người tu học Phật có được thuận lợi ở chỗ là đã được Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi lớn, bằng thái độ vô ngã lớn, bằng sự quan hoài lớn đối với những ai có nhu cầu lắp ghép để sự sống của họ có thể tái sinh thêm một lần nữa ngay trong kiếp sống này. 

Đi theo Phật giáo thì cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng trong cuộc đời. Chỉ trong vòng vài tích tắc sau khi chết là sự sống được tái sinh trong hình thái một phôi thai của một người mẹ mới. Lúc đó thì tâm thức của người chết đã hiến mô, tạng và thi thể sẽ được tái tạo trong bào thai của một người mẹ mới và phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ đó, di truyền của người mẹ và người cha mới nên khi sinh ra vẫn toàn vẹn, ngoại trừ những trường hợp bị dị tật bẩm sinh do chế độ ăn uống không thích hợp trong thời kỳ mang thai.

Đồng thời, những món quà mà người hiến tạng để lại thông qua việc hiến tặng mô, tạng sẽ là cơ hội sống cho rất nhiều người trong đó có những người bạn chưa hề quen biết. Dù người hiến tạng không muốn thì họ vẫn trở thành “bất tử”, là “Anh hùng” trong trái tim của rất nhiều người đang sống. Bởi vậy, đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

 

HIẾN TẠNG VÀ THỦ TỤC HIẾN TẠNG

- Người hiến đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự là có thể đăng ký. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác, và cùng người làm chứng như người thân trong gia đình ký tên.

- Hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều có thể tiếp nhận đơn đăng ký hiến tạng. Người có nguyện vọng hiến tạng nhưng có thắc mắc có thể liên hệ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (http://moh.gov.vn) hoặc đơn vị điều phối tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM)... để được giải đáp, tư vấn.

- Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô, tạng như gan, thận, giác mạc… sau khi chết, chết não. Đừng bao giờ nghĩ mình quá già, không thể đăng ký hiến tạng.

- Việc hiến xác hay nội tạng dựa trên tinh thần tự nguyện, nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng cụ thể nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đơn xin hiến tạng không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Người đã đăng ký hiến có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.

- Một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác. Có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thận, phổi…

- Trước khi thực hiện lấy nội tạng để cấy ghép, đội ngũ bác sĩ sẽ phải thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng cơ thể người hiến. Người mắc các bệnh như HIV, viêm gan, lao... không đủ điều kiện để tham gia hiến tạng.

- Việc hiến tặng phải được thực hiện ngay khi sau người hiến qua đời do tai nạn, chết não. Hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim… đều chỉ bảo quản được từ vài giờ, đến không quá một ngày.

- Có thể hiến tạng khi còn sống, gồm hiến thận hoặc một phần gan mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người hiến tạng khi còn sống sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ hoàn toàn miễn phí.

- Hiến và ghép tạng không nhằm mục đích thương mại. Việc mua bán nội tạng như gan, thận… là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm