Hiểu như thế nào việc ăn chay và ăn "mặn" ?
Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, quan điểm, ý thức và tâm thái của mỗi người, sự ăn mặn không phải là một điều cấm kỵ nghiêm khắc.
Đối với chư vị ấy, thức ăn uống chỉ là để duy trì mạng sống trên bước đường tu hành. Về sau, Tăng đoàn trở nên đông đảo, việc thí thực cúng dường đức Phật và chư Tỳ-kheo được tổ chức nhiều hơn, chu đáo và bề thế hơn. Có lẽ ý niệm phân biệt các thức ăn chay mặn phát sinh từ các tín đồ Phật giáo và từ nhiều giáo phái khác nhau, liên hệ đến điều quan trọng nhất của Phật giáo: Cấm sát sinh.
Lời vu cáo này lại cho ta biết rằng thời ấy việc không ăn thịt loài vật được Phật giáo và nhiều tôn giáo khác coi trọng. Trong kinh Jivaka của Trung Bộ, đức Phật có nêu ba trường hợp được phép ăn thịt (tam tịnh nhục): Không trông thấy con vật bị giết, không nghe thấy tiếng kêu của con vật ấy, không nghi ngờ con vật bị giết là nhằm cho mình ăn thịt nó. Về sau lại có thuyết nêu thêm hai trường hợp nữa thành năm loại thịt được phép ăn (ngũ tịnh nhục): Thịt của con vật tự giết, thịt còn thừa sau khi các thú ăn thịt đã ăn. Tuy vậy, cũng chính trong kinh Jivaka, Đức Phật dạy rằng những ai vì Ngài và đệ tử của Ngài mà giết hại sinh vật để cúng dường đều bị tổn hại công đức. Luật tạng còn ghi mười loại thịt bị cấm ăn dù thuộc trường hợp tam tịnh hay ngũ tịnh, đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, hổ, báo, gấu và dã can. Điều này chứng tỏ Luật tạng cũng chấp nhận tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục.
Kinh Lăng-già dành trọn chương VIII để lên án sự ăn thịt: Ăn thịt là phá bỏ lòng từ; là ăn thịt cha mẹ và người thân từ các đời trước nay tái sinh; thịt thì hôi thối, gây bệnh; người ăn thịt thì hôi thối, khiến các sinh vật sợ hãi, lánh xa; ăn thịt sẽ bị đọa làm dã thú, ác quỷ, địa ngục; sự ăn thịt sinh ra kiêu mạn, từ đó phát sinh vọng tưởng, tham lam, si muội. Đức Phật còn khẳng định: “Không có loài thịt nào gọi là tam tịnh nhục do không có chủ tâm, do không yêu cầu và không ép buộc. Do đó, không được ăn thịt”, “Tất cả sự ăn thịt dưới bất cứ hình thức nào đều bị cấm vô điều kiện và tuyệt đối với tất cả”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Xem thêm